Cách bảo quản gừng được lâu

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Gừng không chỉ một loại gia vị quen thuộc có trong nhiều món ăn thường ngày mà còn có thể dùng để giải cảm, trị ho, chữa đau bụng nhanh chóng. Cho nên ở khu vực bếp của mỗi gia đình luôn trữ sẵn vài củ để có thể sử dụng ngay. 

Và một trong những cách bảo quản gừng tươi cũng như cách bảo quản rau củ đơn giản và hiệu quả là nhất là cắt gừng thành các miếng nhỏ rồi phơi khô tầm khoảng 1 - 2 giờ. Sau đó bạn hãy cho gừng vào túi bóng rồi cất trên ngăn đông là đã có thể bảo quản được trong một khoảng thời gian dài.

Gừng còn được biết đến là một loại thuốc thảo dược trong Đông y, với đặc tính ấm, có vị cay và mùi thơm. Do đó khi dùng gừng ngâm với rượu trắng các bạn sẽ bảo quản được gừng trong thời gian dài và sử dụng rượu gừng đó để chữa đau lưng, làm giảm đau nhức xương khớp. Chúng còn hỗ trợ điều hòa khí huyết và giúp tăng tuần hoàn máu.

Ngoài ra với cách bảo quản gừng tươi này, các bạn có thể ngâm với rượu vang hay rượu táo để nêm nếm thức ăn hoặc pha chế thành những loại nước uống cocktail ngon miệng. 

  • Bạn chỉ cần gọt sạch vỏ, thái lát mỏng rồi cho vào hũ thủy tinh. 

  • Sau đó đổ rượu vào gừng với tỉ lệ 1 phần gừng, 5 phần rượu rồi đậy kín nắp. 

  • Sau khoảng 10 ngày là đã có thể lấy ra sử dụng. 

  • Các bạn nên nhớ bỏ chúng vào những nơi thoáng khí, mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp để bảo quản được lâu hơn.

Ngâm gừng với giấm không chỉ là cách bảo quản gừng tươi lâu mà ta còn có thể tận dụng nước gừng ngâm. Gừng sẽ giữ được độ tươi và mùi thơm vốn có, đồng thời ăn gừng ngâm giấm còn giúp cho bạn đào thải được những chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Hỗ trợ tiêu mỡ, đốt chất béo và ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả. Các bạn chỉ cần cho gừng vào với giấm và đậy kín hũ sau 3 tuần là đã có thể sử dụng. 

Có thể nhiều bạn vẫn chưa nghe đến một loại thức uống được làm từ gừng tươi kết hợp cùng nước và đường vô cùng thơm ngon. Trải qua từ 5 - 7 ngày lên men từ hỗn hợp trên chúng ta sẽ có được món nước có ga bia gừng. Đây cũng là cách bảo quản thực phẩm  trong thời gian dài không những không làm mất đi vị của gừng mà còn có thể thưởng thức thêm món đồ uống mới trong những ngày cuối tuần rảnh rỗi.

Với cách bảo quản gừng tươi này, các bạn hãy cắt gừng thành từng miếng nhỏ đem trải đều lên khay và bỏ trong lò nướng hoặc máy sấy thực phẩm từ 60 - 70 độ C và để sấy từ 2 - 4 tiếng. Thành phẩm gừng sấy khô có thể sử dụng trong vài năm mà không làm mất đi mùi vị hay đặc tính cay nóng của gừng tươi. Lưu ý, sau khi sấy các bạn nên cho gừng khô vào các hộp thủy tinh đậy kín và bỏ cùng túi hút ẩm để có thể sử dụng trong thời gian dài.

Các bạn cũng có thể đem gừng đi phơi khô hoặc sấy khô rồi nghiền thành dạng bột. Kế đến là cho vào hũ đậy kín, bỏ ở nơi thoáng mát khi cần thì lấy ra sử dụng. Bạn có thể yên tâm dù cho là gừng đã nghiền nát thành bột thì vẫn giữ được tối đa các chất cũng như mùi vị của gừng tươi.

Bảo quản trong cát nghe có vẻ lạ lẫm thế nhưng đây lại là cách bảo quản gừng tươi vô cùng đơn giản và hiệu quả. Bạn chỉ cần cho gừng tươi mới vào sâu trong thùng cát rồi để ở nơi thoáng mát là được.

Với cách bảo quản này, trước hết bạn phải gọt vỏ củ gừng sạch sẽ, lấy chày đập cho nát rồi trộn cùng với muối, nước chanh và đường rồi cho tất cả vào hũ đậy kín nắp và để vào ngăn mát tủ lạnh. Gừng sẽ luôn được giữ trong trạng thái tươi mới như lúc đầu.

Mong rằng qua những cách bảo quản gừng tươi lâu dùng được cả năm mà Cleanipedia “bật mí” cho bạn trên đây, các bạn sẽ dễ dàng thực hiện tươi để luôn có gừng trong nhà. Vừa là gia vị nêm nếm thức ăn, vừa là thảo dược chữa được nhiều loại bệnh thì quá là tiện lợi phải không? Bạn cũng đừng quên theo dõi những bài viết kế tiếp của Cleanipedia nha.

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 11 tháng 8 năm 2021

Gừng có tác dụng tốt trong khử mùi, tăng hương vị trong sơ chế thực phẩm và có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, gừng là gia vị nhanh bị khô héo, mọc mầm và nấm mốc. Với những củ gừng tươi có kích thước lớn mà không thể dùng hết trong một lần thì bạn cần phải làm gì để gừng luôn được tươi và giữ được mùi thơm đặc trưng.

1. Cách lựa chọn gừng

Khi đi mua gừng bạn cần nhận biết và lựa chọn những củ gừng kích thước vừa phải nhưng nặng tay, rắn chắc để bảo quản gừng được lâu. Bạn chú ý không nên lựa chọn những nhánh gừng bị dập nát, vỏ nhăn nheo hoặc có dấu hiệu bị hỏng hay bị mốc.

Sau khi mua gừng tươi về, bạn có thể dùng khăn khô để lau đi phần đất bám trên củ gừng. Nếu bạn dự định dùng gừng tươi ngay trong tuần, bạn có thể bảo quản gừng tươi tại nơi mát mẻ, tránh nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp.

2. Cách bảo quản gừng tươi lâu

2.1. Bảo quản gừng tươi trong ngăn mát tủ lạnh

Trước khi cho gừng vào tủ lạnh để bảo quản, bạn cần rửa sạch củ gừng và để ráo nước. Sau đó dùng một lớp giấy bạc bọc kín củ gừng hoặc gói gừng vào một chiếc khăn khô rồi cho vào đựng trong túi nhựa kín, giữ lạnh ở ngăn mát tủ lạnh.

Bạn cũng có thể dùng một tờ giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm, sau đó quấn chặt quanh củ gừng tươi rồi để nơi thoáng mát. Với cách này, bạn có thể bảo quản gừng tươi trong thời gian khá lâu mà vẫn giữ được mùi thơm đặc trưng của gừng.

2.2. Bảo quản gừng trong tủ đông

Gừng là một trong những gia vị có thể bảo quản tốt bằng phương pháp làm đông lạnh. Để bảo quản gừng trong ngăn đông, bạn cần thực hiện gọt vỏ, rửa sạch cả củ gừng và đặt vào các hộp đựng kín và trữ đông.

Một cách làm khác là bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm quấn quanh củ gừng. Nếu dùng các loại túi zip, cần ép hết không khí ra khỏi túi rồi mới cho củ gừng vào ngăn đông để bảo quản.

Gừng tươi bảo quản trong ngăn đá không cần mất nhiều thời gian rã đông trước khi sử dụng. Bạn có thể dùng nạo hoặc dùng dụng cụ để bào củ gừng đông lạnh với lượng vừa đủ theo nhu cầu và cất đi phần còn lại vào tủ đông.

Cách bảo quản gừng được lâu

Cách bảo quản gừng tươi được nhiều người quan tâm

2.3. Bảo quản gừng xay

Gừng xay là nguyên liệu phù hợp để tẩm ướp một số món ăn trước khi chế biến. Để bảo quản gừng theo phương pháp này, bạn có thể gọt sạch vỏ gừng, cắt thành từng miếng nhỏ rồi xay nhuyễn. Sau đó, bạn cho hỗn hợp gừng xay vào trong các khay đá nhỏ, để trong ngăn đá đến khi gừng đông cứng.

Mỗi khi cần sử dụng, bạn có thể dễ dàng lấy một lượng vừa đủ rồi cất đi cho lần sử dụng sau mà không cần mất thời gian rã đông.

2.4. Bảo quản gừng trong cát

Bảo quản gừng trong cát rất một cách bảo quản khá đơn giản, nhưng lại cho hiệu quả vô cùng tốt. Bạn chỉ cần sử dụng một chiếc đĩa hay rổ rộng. Sau đó cho đầy cát sạch và thật khô vào rổ hay đĩa, vùi gừng xuống phía dưới và để nơi thoáng mát.

Cách làm này giúp việc bảo quản gừng rất tốt; đồng thời, gừng tươi lâu và tránh bị khô.

2.5. Nghiền gừng thành bột

Một cách bảo quản khác là bạn có thể đem gừng đi phơi khô hoặc sấy khô rồi nghiền thành dạng bột. Sau đó cho gừng vào bình thủy tinh đậy kín, để ở nơi thoáng mát khi cần thì lấy ra sử dụng.

Gừng bột vẫn giữ được tối đa các tinh chất cũng như mùi vị của gừng tươi.

2.6. Sấy khô

Với cách bảo quản gừng tươi này, gừng cần được rửa sạch, để ráo nước sau đó thái thành từng miếng nhỏ đem trải đều lên khay rồi phơi khô hoặc sấy bằng lò nướng. Gừng sấy khô có thể sử dụng trong khoảng thời gian dài mà không làm mất đi mùi vị hay đặc tính của gừng tươi.

Lưu ý, sau khi phơi hoặc sấy khô nên cho gừng khô vào các hộp thủy tinh đậy kín và bỏ cùng túi hút ẩm để tránh nấm mốc hay bị ảnh hưởng bởi môi trường.

Cách bảo quản gừng được lâu

Sấy khô là cách bảo quản gừng tươi được nhiều người áp dụng

Ngâm gừng với giấm hay ngâm gừng chua ngọt không chỉ là cách bảo quản gừng tươi lâu mà còn có thể tận dụng nước gừng ngâm. Nước gừng ngâm giấm sẽ giữ được độ tươi và mùi thơm vốn có. Ăn gừng ngâm giấm còn có tác dụng đào thải được những chất cặn bã ra khỏi cơ thể, hỗ trợ tiêu mỡ, đốt chất béo và ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả. Khi có chủ định làm gừng ngâm giấm bạn nên sử dụng những củ gừng non, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng đều nhau.Cách thực hiện gừng ngâm giấm như sau:

  • Gừng sau khi bóp với muối nên được chần qua với nước sôi để làm giảm vị cay nồng. Sau đó, bạn vớt gừng ra, vắt bớt nước và để ráo nước.
  • Chuẩn bị: nước giấm ngâm gừng bằng cách đun sôi hỗn hợp gồm nước, giấm và đường ( với tỷ lệ 1:1:1).
  • Cho gừng vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp nước giấm đường vào và ngâm gừng trong vài ngày ở nhiệt độ phòng.
  • Cuối cùng là bảo quản món gừng ngâm giấm trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng.

2.8. Gừng ngâm rượu

Gừng có đặc tính ấm, vị cay, là một thảo dược được sử dụng thường xuyên trong các vị thuốc Y học cổ truyền. Khi bạn ngâm gừng với rượu trắng sẽ có tác dụng bảo quản được gừng tươi trong thời gian dài.

Rượu gừng là cách bảo quản gừng được lâu. Đây cũng là một bài thuốc có nhiều công dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh cảm, hỗ trợ điều trị bệnh đau lưng, hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp. Rượu gừng còn có tác dụng trong việc hỗ trợ điều hòa khí huyết và tăng tuần hoàn máu.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM: