Cách bảo quản và chế biến ngô

Đặc điểm chung của ngô

Là loại cây thân thảo hằng năm, họ Lúa (Poaceae). Sinh trưởng mạnh, thường chỉ có một thân, cao 1 – 4m. Lá hình mũi mác, dài 0,3 – 0,4m. Hoa đơn tính cùng gốc. Hoa cái đóng thành một hay nhiều chẹn ở nách (bắp), có lá bắc bao bọc ở 1/3 phía giữa thân mỗi hoa có vòi tua ra ngoài (râu). Hoa đực nhóm thành chùy (cờ) ở ngọn. Cây tự thụ phấn, nhưng thường giao phấn chéo. Hạt là quả đỉnh màu trắng, vàng đỏ, nhuốm xanh, tím, có kết cấu tinh bột khác nhau tùy giống. Ngô không đẻ nhánh (trừ khi mất đỉnh sinh trưởng, bị bẻ cờ hay bị kích thích). Hạt không nảy mầm dưới 6°c, từ 6 đến 10°c nảy mẩm chậm. Hạt chỉ già chín khi có tổng nhiệt độ tối thiểu 1.500°c cho các giống sớm ở nhiệt độ trung bình thấp nhất 15°c, ngô muộn cần 1.800°c, nhiệt độ trung bình 18°c. Ngô cần lượng nước ít nhất 500ml trong chu kỳ sinh trưởng, đặc biệt là trong 15-20 ngày trước trổ cờ cho đến 15 ngày sau khi bắp ngậm sữa. Thiếu nước trong giai đoạn này có thể giảm 50% năng suất.

Nội dung trong bài viết

  • Đặc điểm chung của ngô
  • Các phương pháp chế biến ngô
    • Bột ngô (phương pháp công nghiệp)
    • Cách làm bột ngô (thủ công)
    • Bánh bột ngô
    • Bắp ram
    • Cách làm tinh bột ngô
    • Bánh mỳ ngô
    • Bánh quy ngô
    • Dầu ngô
    • Gluten ngô
    • Tương ngô
    • Ngô vảy

Ngô có thể sống trong nhiều loại đất khác nhau, ưa đất mịn nhiều mùn, độ pH = 5,6 – 6,5.

Ngô là cây lương thực quan trọng, được người Indian thuần dưỡng ở châu Mỹ khoảng 7 – 8 nghìn năm nay. Ngô được trồng ở Việt Nam từ thế kỷ 18, thường gặp các giống ngô hạt dài ngay (120 – 180 ngày), ngắn ngày (85 – 95 ngày, ngô trung bình (90 – 120 ngày). Hiện nay đã nhập vào trồng loại ngô rau (ngô ăn khi chưa tạo hạt) để làm rau sạch, ăn ngon, nhiều chất dinh dưỡng.

Trong100kg ngô có 20 – 21kg gluten, 73 – 75kg bột, tách mầm và ép dược 1,8 – 2,7kg dầu ăn và gần 4kg khô dầu. Thân, lõi ngô làm giấy, làm sợi, làm chất đốt; lá làm thảm chiếu, lõi ngô làm giá thể nuôi nấm, chế nylon, cao su nhân tạo. Râu ngô dùng làm thuốc lợi tiểu.

Bài viết liên quan

Không có bài viết liên quan

Cách 1: Bảo quản cả bắp ngô

Nếu bạn có tủ lạnh rộng hoặc có tủ cấp đông, đồng thời bạn thích ăn ngô luộc thì có thể bảo quản cả bắp ngô. Cách làm như sau:

Ngôn non khi mua về, bạn bóc lớp vỏ bên ngoài, giữ lại khoảng 3 lớp vỏ mỏng bên trong cùng. Lớp vỏ này có tác dụng ngăn ngừa sự mất nước của ngô, dù để bao lâu ngô cũng sẽ không bị khô.

Tiếp đó bạn dùng kéo cắt ngang phần đỉnh chóp của bắp ngô để loại bỏ cả phần râu ngô. Phần này chứa nhiều bụi bẩn và trứng côn trùng, khi bảo quản sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bắp ngô.

Cách bảo quản và chế biến ngô

Một bước nữa là bạn cho ngôn vào luộc chín. Cách này sẽ giúp hạt ngô luôn căng mẩy, tươi ngọt như mới ngay cả khi rã đông. Nếu để nguyên cả ngô sống để bảo quản, khi rã đông không thể tránh được việc hạt ngô sẽ phần nào bị teo lại và mùi vị cũng bị ảnh hưởng.

Sau khi luộc, ban để ráo. Cuối cùng, bạn mới dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bắp ngô lại. Nên bọc chặt để đẩy hết không khí trong bắp ngô ra ngoài. Màng bọc thực phẩm sẽ khóa chặt độ ẩm, giúp hạt ngô luôn tươi ngon, không bị ảnh hưởng bởi không khí khô trong tủ lạnh. Sau khi bọc xong, bạn cho ngô vào một túi nilon lớn rồi cho vào ngăn đá và bảo quản.

Cách bảo quản và chế biến ngô

Khi ăn ngô, bạn lấy ra cho trực tiếp vào món ăn hoặc luộc lại trong nước sôi khoảng 10 phút là được, không cần rã đông.

Ăn ngô 30 năm giờ mới biết cách bảo quản ngô như thế nào để cả năm không hỏng

Bình luận

Bảo quản ngô chống nấm mốc bằng phương pháp nào?

Phương pháp mới bảo quản ngô chống nấm mốc là sử dụng chế phẩm Bacillus Pumillus. Chế phẩm sinh học Bacillus Pumillus không làm giảm chất lượng sản phẩm và đặc biệt an toàn với sức khỏe của con người và vật nuôi khi sử dụng. Đặc biệt, phương pháp này còn phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ lẻ hộ gia đình và cả quy mô lớn như trang trại, nhà máy, xí nghiệp.

Bảo quản ngô quy mô nông hộ như thế nào?

Trong quá trình bảo quản hạt ngô thường bị một số hiện tượng sau: Bị nhiễm mốc, lên men, sâu mọt, tự bốc nóng. Để tránh hiện tượng trên bà con cần thực hiện theo các bước sau: Bước: 1 thu hoạch; Bước 2: làm ngô; Bước 3: tẽ ngô; Bước 4 làm sạch và phân loại; Bước 5: bảo quản ngô.

Cách bảo quản và chế biến ngô
Cách bảo quản và chế biến ngô

Originally posted 2014-04-20 00:23:16.