Cách chỉnh micro không bị hú

  • Ngày đăng: 2022-09-05 16:44:45
  • Lượt xem: 12102

Dàn karaoke bị hú làm cuộc vui của bạn không được chọn vẹn, thỉnh thoảng, bạn nghe thấy những tiếng hú, rít rất khó chịu trong quá trình sử dụng đặc biệt khi hát karaoke với bộ dàn âm thanh karaoke của mình

   Bạn đã biết tại sao chúng bị như vậy cũng như cách chỉnh dàn karaoke gia đình không bị hú hay chưa? Nếu chưa, hãy cùng đến với bài viết dưới đây. HDRADIO chia sẻ cho bạn cách chỉnh dàn karaoke không bị hú cùng cách phương pháp chống hú cho dàn karaoke gia đình.

Các nguyên nhân dẫn đến dàn karaoke bị hú?

Một chu trình âm thanh bình thường của dàn karaoke sẽ là âm thanh từ giọng hát (dạng sóng âm) đi vào thông qua đường micro sau đó tạo ra suất điện động cảm ứng và đi vào bộ xử lý tín hiệu, như qua cục đẩy công suất, hoặc amply karaoke và qua các mạch xử lí tín hiệu cuối cùng là được khuếch đại qua loa và khôi phục lại thành sóng âm (âm thanh mà chúng ta nghe được). Thế nhưng trong nhiều trường hợp, micro nhận ngay tín hiệu từ loa. Điều này làm đảo ngược chu trình đường chuyền bình thường. Chúng ta sẽ nghe thấy tiếng hú ngay lập tức. Nếu bạn để tiếng hú này kéo dài trong một thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng đứt côn loa và sau đó là cháy loa. Loa chịu ảnh hưởng trực tiếp của tiếng rít là loa treble, loa cho dải âm tần cao. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiếng hú rít trong dàn karaoke của bạn. Dưới đây là một số nguyên nhân chính

Nguyên nhân thứ nhất là do micro.

Mỗi micro đều được trang bị một lớp nhún thoát hơi ở phía sau. Có thể trong một thời gian sử dụng, bụi bẩn bám vào màng nhún đó hoặc do một lý do nào đó mà chúng bị bịt kín, không thể thoát hơi được nữa. Lúc này, âm thanh không thoát hơi được ra ngoài sẽ cộng hưởng ngay bên trong thâm cả micro khiến tiếng hú rít xuất hiện, hoặc âm lượng của micro để quá lớn cũng dễ dàng có thể dẫn đến trường hợp khiến dàn karaoke bị hú rú rít.

Ngoài ra, trong khi hát karaoke nếu người dùng cầm micro sai cách cũng là một trong những nguyên nhân làm dàn karaoke bị hú. 

Cách chỉnh micro không bị hú

Nguyên nhân thứ 2 là do công suất.

Ngưỡng công suất của amply karaoke hoặc cục đẩy công suất để quá lớn trong khi độ nhạy của micro không đáp ứng được . Vì vậy, khi sử dụng bạn cần phải điều chỉnh công suất theo khuynh hướng tăng độ nhạy của micro lên. Điều này dẫn đến hiện tượng hú rít của loa.

Nguyên nhân thứ 3 do cách bố trí, lắp đặt.

Trường hợp này rất ít khi xảy ra. Nếu có xảy ra chỉ là do sự vô tình của người sử dụng. Khi để micro chĩa thẳng đúng về hướng loa hoặc micro ở cự li rất gần với loa karaoke sẽ rất dễ thấy xuất hiện tiếng hút, rít ngay lập tức.

 

Cách chỉnh micro không bị hú

Hiện tượng này hoàn toàn có thể dễ dàng khắc phục nhờ các dòng amply số thể hệ mới như: amply JKaudio, amply Card, hoặc các dòng vang số cao cấp.

CÁCH CHỈNH DÀN KARAOKE KHI BỊ HÚ

 

Cách chỉnh micro không bị hú

 

Cách chỉnh dàn karaoke bị hú.

Tùy vào mỗi nguyên nhân của tiếng hú, rít, chúng ta sẽ có một cách chỉnh hoặc cách khắc phục khác nhau.

Cách chỉnh Micro

Bạn nên lựa chọn và sử dụng những loại mic chất lượng tốt, chính hãng để sự tiếp nhận âm thanh và phát âm thanh được chuẩn nhất. Đối với những loại mic có dây, những loại có sử dụng một lớp kim loại bọc ở bên ngoài sẽ bảo vệ đường truyền được tốt hơn.

Trong quá trình sử dụng, bạn không nên để mic hướng thẳng vào loa. Nếu nghe tiếng hú rít, cần điều chỉnh hướng của mic ra một vị trí khác ngay.

Cách chỉnh Amply

Tiếng rít chủ yếu gây ra bởi các tầm số cao do đó khi dàn karaoke bị hú chúng ta chỉ cần giảm dần các núm chỉnh âm cao của micro xuống từ từ cho đến khi hiện tượng này không còn nữa. Để chỉnh được Amply, trước tiên bạn cần điều chỉnh tất cả về mức 12h. Riêng mức âm lượng của mic để ở mức nhỏ nhất. Tiếp đến, bạn tăng dần nút âm lượng của mic lên đến khi nào nghe thấy tiếng hú, rít thì dừng lại và giảm từ từ cho đến khi tiếng rít không còn.. Lúc này, âm lượng của mic vẫn được bảo đảm một cách tốt nhất.

Sau khi đã chỉnh mic mà bạn vẫn nghe thấy tiếng hú, rít trong tiếng hát thì tiếp tục chỉnh phần trung cao của của mic và của master.

 Nguyên lý hoạt động của các dòng amply hoàn toàn giống nhau, do đó các núm chỉnh có chức năng và ký hiệu tương ứng sẽ giống nhau. Bạn muốn khắc phục hoàn toàn tiếng rít chói tai và chưa biết cách chỉnh amply chuẩn như thế nào để có chất âm hoàn hảo.

Tham khảo thêm:

 Cách chỉnh amply jarguar suhyoung 506N

TOP 05 Vang số chống hú tốt nhất hiện nay

Cách chỉnh EQ

Hiện nay, trên hầu hết các thiết bị Mixer karaoke hiện nay đều được trang bị chức năng ngắt hú tự động. Vậy nên việc chỉnh dàn karaoke bị hú cũng không gặp nhiều khó khăn. Bạn có thể lựa chọn chức năng điều chỉnh tiếng hú rít bất kì và chỉnh theo âm sắc mà mình đã có kinh nghiệm. Nhiều lúc đã lựa chọn chức năng chỉnh tiếng hú tự động mà vẫn còn hiện tượng, bạn cần phải giảm nhỏ công suất lại và chỉnh các bands của EQ.

Đối với những bands mà bạn đã chỉnh xuống đến mức 0db thì chứng tỏ bands đó không hề có tác dụng gì, bạn có thể bỏ qua. Những dải bands mà bạn cần phải điều chỉnh là những dải đó đang bị thiếu công suất. Giới hạn cho việc điều chỉnh này là 3bd. Còn nếu bạn cần phải điều chỉnh chúng lên đến mức +10db, thì đồng nghĩa bạn phải tăng công suất lên gấp đôi.

Tiếng hú, thực chất là âm bass nằm trong khoảng từ 20 - 200Hz, tiếng rít là âm treble trong khoảng 6kHz - 20kHz. Gặp tiếng hú hoặc rít ở dải tần nào thì ta chỉ cần việc bỏ dải tần đó đi là được. Trên đây là toàn bộ nguyên nhân và cách chỉnh dàn karaoke bị hú. Bạn có thể tự điều chỉnh cho dàn karaoke gia đình của mình để có những giây phút thư giãn bên người thân tuyệt với nhất.

Mời bạn xem thêm:

 Các dòng vang số có khả năng chống hú rú rít Tốt Xem thêm: Mixer karaoke

 Vang cơ lai số là gì? Ưu nhược điểm Vang cơ Lai số

 Vang cơ có reverb là gì? Ưu nhược điểm vang cơ có Reverb

Micro bị hú rít là tình trạng thường gặp ở một số dàn âm thanh Karaoke hay dàn âm thanh đám cưới… 80% Micro bị rút rít do để gần loa và tình trạng hú rít của Micro được gọi là hiện tượng Feedback. Vậy nguyên nhân do đâu và cách xử lý dứt điểm tình trạng Micro hú rít thế nào? Cùng Khang Phú Đạt Audio tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng này nhé!

Nguyên nhân nào khiến Micro bị hú rít?

Micro bị hú rít (rú rít) hay còn gọi là tình trạng feedback. Thông thường âm thanh đi vào Micro, qua EQ, qua bộ xử lý, qua cục đẩy công suất rồi ra loa là hết một chu trình bình thường. Tuy nhiên, đôi khi trong vài trường hợp Micro nhận lại tín hiệu từ loa và thế là xảy ra vòng lặp vô hạn và tạo thành tiếng hú rít dài (Hiện tượng Feedback). Nếu hiện tượng này xảy ra trong thời gian dài sẽ dẫn tới nóng côn loa và cháy loa.

Cách chỉnh micro không bị hú

Theo thống kê, có đến 95% người sử dụng thiết bị âm thanh thường xuyên gặp phải tình trạng này và tình trạng Micro rú rít đang là mối lo ngại của nhiều gia đình mới bắt đầu chơi âm thanh bởi hiện tượng này sẽ làm giảm đáng kể tuổi thọ của loa và một số thiết bị khác trong dàn âm thanh. Và dưới đây là một số tác nhân khiến Micro karaoke bị hú rít.

  • Do Micro, cách cầm Micro chưa đúng cách, hướng Micro về phía loa là sai lầm mà nhiều người thường mắc phải.
  • Do Amply, cục đẩy: Việc tăng độ nhạy của Micro trên Amply khi không cần thiết rất dễ khiến loa bị hú rít
  • Do cách bố trí loa: Loa đặt quá gần với Micro, bass hướng thẳng vào Micro rất dễ tạo ra tiếng hú.
  • Do diện tích phòng âm thanh: Mỗi căn phòng có một tần số cộng hưởng riêng, nên việc sử dụng chất liệu, vị trí lắp đặt loa không đúng cũng khiến cho Micro bị hú rít.

Micro bị hú rít nhiều có ảnh hưởng gì không?

Cái mà bạn có thể dễ dàng cảm nhận thấy đầu tiên khi gặp phải tình trạng Micro bị rú rít đó chính là cảm giác khó chịu vì bị chói tai.

Và nếu tình trạng Micro bị hú rít xả ra thường xuyên, có nghĩa là loa của bạn đang bị tổn hại nghiêm trọng. Càng hú nhiều loa càng dễ bị hư. Nếu tình trạng đó kéo dài có thể dẫn đến cháy công suất và nhiều thiết bị khác mà bạn đang sử dụng. Một tiếng hú ở loa treble trong khoảng thời gian 5 giây trở lên thì cuộn dây loa sẽ sinh nhiệt rất nhanh chóng và không kịp toả ra môi trường quanh nó dẫn đến cháy loa.

Mẹo hay khắc phục tình trạng Micro bị hú, rít

Không quá khó để bạn có thể tự khắc phục được tình trạng Micro hú rít, chúng tôi tin rằng nếu bạn nhớ được một số mẹo nhỏ dưới đây thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ gặp phải tình trạng Micro bị hú này.

✔ Việc đơn giản nhất mà bạn có thể làm ngay đó là xoay Micro ra hướng khác tránh hướng trực tiếp về phía loa. Việc làm này sẽ ngắt tiếng hú ngay tuy nhiên cách này chỉ mang tính tạm thời.

✔ Giảm tầng âm Treble (HI) và MID xuống thì mic sẽ không còn hú nữa. Tuy nhiên cách này cũng làm mất luôn một số âm thanh hay của giọng hát. Có thể thực hiện bằng Mixer hoặc Micro (có loại hỗ trợ, có loại không).

✔ Điều chỉnh lại hướng loa, đặc biệt là đối với loa đám cưới, bạn nên lưu ý điều chỉnh hướng loa cho đúng tránh để tiếng loa bắt vào Micro. Nếu như đặt loa ở sau lưng thì khả năng gây hú rất cao. Vì thế nên bạn có thể suy nghĩ đến việc di chuyển loa ra các vị trí phía trước mặt.

✔ Phòng kín thường gây tiếng hú rít hơn những phòng rộng hay ngoài trời. Thường những phòng kín mà tạo ra âm thanh vang vọng sẽ rất dễ tạo ra tiếng hú. Các góc tường sẽ làm vang lại âm thanh và tạo ra vòng lặp âm gây hú. Bạn có thể khắc phục bằng cách lắp mút thẩm âm dạng lồi lõm hay thấy ở các phòng thu âm. Chỉ cần dán vào các góc tường là âm thanh sẽ bị thẩm thấu tránh việc dội lại gây .

Một số lưu ý khi điều chỉnh Amply

  • Việc điều chỉnh Amply không hợp lý cũng là 1 trong các nguyên nhâm làm cho Micro bị hú. Sau đây là 1 số lưu ý cần thiết bạn có thể tham khảo:
  • Nên điều chỉnh Amply từ từ, vì vặn nhiều đột ngột sẽ gây ra tiếng hú làm cháy loa.
  • Khi hát bạn cảm thấy âm thanh nghe có vẻ nặng, thì hãy tăng nút Mid của đường micro lên.
  • Để nghe âm mượt, nhuyễn, thì tăng chút ở nút Hi trên đường micro, và đường Echo tổng.
  • Khi hát muốn nghe âm thanh không dày, thì bạn hãy tăng nhẹ nhàng nút Echo trên đường Mic, đồng thời nút nút Low trên đường Echo tổng.

Bây giờ thì bạn hoàn toàn hiểu được tại sao Micro bị hú rồi chứ? Một số mẹo hay trên đây bạn có thể áp dụng ngay cho dàn âm thanh của mình. Hoặc nếu vẫn còn câu hỏi thắc mắc, hãy thoải mái bình luận bên dưới nhé!

Xem thêm: Micro không dây mất tín hiệu – Bạn cần làm gì?