Cách cho bé bú bình Avent

Trào ngược là một hiện tượng không quá nghiêm trọng ở trẻ nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển của trẻ em, cũng như thói quen sinh hoạt của các bé. Từ khi cho bé ăn dặm hoặc chuyển từ ti mẹ sang ti bình các bé càng có nguy cơ cao hơn gặp phải tình trạng này, nếu không khắc phục được bé rất dễ bị sặc sữa, ngạt thở và bị viêm tai giữa.

Nguyên nhân của việc bé bị trào ngược thường là do cách cho bé bú bình sữa không đúng, bình sữa có chứa nhiều không khí và không có van ngăn bọt khí khiến bé nuốt phải gây khó chịu, đầy hơi, sau khi ăn sữa bé không được vỗ ợ hơi đầy đủ, bé nhạy cảm và hay trào ngược v.v.. Dưới đây sẽ là những phương pháp giúp trẻ sơ sinh bú bình không bị sặc sữa :

Phương pháp giúp trẻ sơ sinh bú bình không khị sặc

Cách cho bé bú bình Avent
Bình cổ rộng được nhiều mẹ chọn vì dễ vệ sinh và làm bằng chất liệu silicon an toàn cho bé.

Chọn bình sữa

Bình sữa tiếp xúc trực tiếp với bộ phận nhạy cảm của bé là môi và khoang miệng, đồng thời chứa lượng sữa cung cấp cho bé hàng ngày do đó chất liệu bình sữa tốt là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho bé. Bình sữa không được chứa PBA và các chất phụ gia độc hại, mẹ nên chọn bình sữa PP hoặc bình sữa PPSU cao cấp. Các loại bình sữa mô phỏng bầu sữa mẹ như bình sữa Comotomo, bình sữa Mamachi , bình sữa Philips Natural là những gợi ý đáng tham khảo.

Cách cho bé bú

Cách cho bé bú bình Avent
Để bình dốc cho bé bú sẽ hạn chế tình trạng sặc sữa.

Tuyệt đối không cho con ăn trong tình trạng buồn ngủ, khiến bé mất tập trung và hay giật mình.

Không nên đùa ngịch, dồ, quát quá to khiến bé cười dễ dẫn tới tình trạng sặc.

Trong lúc cho con bú nên bế xuôi để đầu ở trên cao cho sữa dễ dàng đi xuống dạ dầy đồng thời phần cổ cũng không nên để gập lại dễ làm sữa sặc lên mũi vì vậy mẹ nên cho con bú từ từ, không nên gò ép bé ăn quá no.

Chọn núm ti phù hợp cho bé để tránh sặc sữa

Cách cho bé bú bình Avent
Con sẽ dễ dàng hơn khi mẹ cho con bú đúng cách

Bé sơ sinh thường bú yếu nên việc cho bé bú bằng núm ti có dòng chảy yếu sẽ phù hợp nhất, các loại núm ti cho bình sữa 150ml thường sẽ là phù hợp với bé từ 0 – 3 tháng, núm ti có từ 1 2 tia sữa cũng sẽ giúp bé chống sặc hiệu quả. Mẹ cũng nên để dốc bình sữa 45 độ, để sữa ngập van thoát khí của bình sữa tránh cho bé nuốt phải không khí vào trong bụng giúp các cữ bú của bé dễ tiêu hóa hơn và tránh đầy hơi, giảm thời gian vỗ ợ hơi cho bé.

Trước tiên, bạn cần phải chọn mua bình sữa và núm vú, cũng như dụng cụ tiệt trùng phù hợp. Hiện tại trên thị trường hiện nay, các loại bình và núm vú khá đa dạng về mẫu mã và thiết kế và chưa có một quy chuẩn nào xác định loại bình nào sẽ tốt hơn.

Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý chọn mua các loại bình sữa có cấu trúc dễ vệ sinh, dễ rửa và tiệt trùng là một trong những tiêu chí cần cân nhắc.

Các mẹ cần đảm bảo tiệt trùng sạch sẽ bình sữa và núm vú bình. Trong trường hợp bạn sử dụng sữa mẹ vắt ra, hãy lưu ý cần phải tiệt trùng cả dụng cụ vắt sữa hay máy vắt sữa và kiểm tra sữa không bị hỏng trước khi cho trẻ bú.

Cùng với đó, hãy rửa tay thật sạch trước khi pha sữa công thức cho bé.

Kiểm tra dòng chảy của núm ti trên bình sữa nhằm xác định sữa có chảy ra đều đặn hay không, nhờ đó bé có thể dễ dàng hút ra từ núm ti hay không. Để thực hiện, mẹ hãy dốc ngược bình sữa ở nhiệt độ phòng.

Lúc này, sữa nên nhỏ giọt đều đặn. Nếu mẹ lắc mạnh bình sữa mới thấy sữa chảy ra, có thể dòng sữa chảy quá chậm và đang bị tắc lại, khi đó bé sẽ cảm thấy hút khó khi bú.

Nên chọn núm ti phù hợp với độ tuổi của bé, có 3 kích thước ứng với từng độ tuổi:

  • Size S cho bé 0 – 6 tháng tuổi.
  • Size M cho bé từ 6 – 12 tháng tuổi.
  • Size L cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên.

Đặc biệt, các mẹ cũng cần lưu ý rằng, thiết kế núm ti là hình vết cắt hình chữ thập sẽ giúp bé bú tốt hơn. Nguyên lý hoạt động của thiết kế núm ti này là sữa chỉ chảy khi có lực mút của bé

Cuối cùng, các mẹ hãy kiểm tra nhiệt độ sữa đã phù hợp để cho bé bú hay chưa, để xác định, nhỏ vài giọt ra cổ tay, nhiệt độ âm ấm là phù hợp. Tránh trường hợp nhiệt độ sữa quá nóng sẽ gây bỏng cho bé và dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc.

Một trong những sai lầm phổ biến của nhiều người đó chính là để cho trẻ bú khi nằm nghiêng hoặc ngửa. Đây là tư thế có thể khiến trẻ dễ bị sặc sữa khi nuốt và quá nhiều hơi.

Thay vào đó, hãy bảo tư thế ngồi của bạn thật thoải mái và bế trẻ trong lòng theo tư thế dốc, để đầu trẻ luôn cao hơn so với phần cơ thể còn lại. 

Giữ đầu trẻ để trẻ có thể thở và mút sữa thoải mái. Quệt nhè nhẹ núm bình lên môi trẻ để trẻ tự giác há miệng và tự mút núm vú. Không nên nhét trực tiếp núm bình vào mồm bé khi bé chưa sẵn sàng. 

Không nên cho bú khi bé quấy khóc hoặc ngừng ngay nếu bé đang quấy khóc và vặn vẹo quá nhiều vì như thế bé có thể nuốt cả hơi trong khi bú gây trào ngược dạ dày. 

Để giữ cho núm vú luôn đầy sữa, bạn cần luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su luôn đầy sữa, nếu không con bạn có thể sẽ nuốt phải hơi, khiến trẻ rất dễ bị nôn, trớ.

Không nên để bình sữa nằm ngang, sẽ khiến núm vú không được đổ đầy sữa khiến trẻ bú phải hơi trong bình. Nếu núm vú bị bẹp trong khi con bú, hãy nhẹ nhàng chọc một ngón tay sạch vào góc miệng của bé để bé có thể bú tiếp được.

Vỗ ợ hơi là việc làm cần thực và bạn nên đôi khi thực hiện trong lúc bé bú. Đặc biệt, nếu bé khó chịu hay quấy khóc, hãy dừng cho trẻ bú và vỗ ợ hơi cho con trước khi tiếp tục cho con ăn. 

Khi bé nhả núm vú ra và biểu hiện đã bú no, hãy bế trẻ thẳng lưng, ngực áp vào một bên ngực của bố hoặc mẹ, mặt tựa vào hõm vai bố hoặc mẹ và nhẹ nhàng vỗ lưng để trẻ ợ hơi.

Có thể con sẽ trớ ra một ít sữa, nếu con trớ ra quá nhiều hoặc nôn thành vòi rồng, hãy vệ sinh mũi và miệng cho trẻ thật sạch sẽ sau khi trẻ nôn xong.

Sau khi vỗ ợ hơi cho bé xong, bế con thẳng lưng thêm một lúc nữa rồi mới đặt con xuống, đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao khoảng 15 phút trước khi cho bỏ gối ra và để con nằm các tư thế khác. 

Các mẹ cũng cần lưu ý không bắt trẻ tiếp tục bú sau khi nôn, trớ xong trừ khi con có biểu hiện muốn bú thêm.

Hãy bỏ đi những phần sữa thừa trong bình dù là sữa mẹ hay sữa công thức sau khi con đã bú xong. Sữa thừa dù đã được bảo quản kỹ thì cũng đã bị nhiễm khuẩn và không tốt cho sức khỏe của bé 

Mỗi trẻ có nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng khác nhau nên khả năng tiếp nhận sữa mẹ sẽ không giống nhau. Các mẹ vì vậy đừng ép trẻ bú khi trẻ không muốn, không ép trẻ bú thêm khi trẻ biểu hiện đã no.

Em bé cần khoảng 150ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể cho đến khi bé được 3 tháng tuổi. Một số bé có thể cần tới 200ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, đặc biệt là trẻ sinh non. 

Khi bé 3 - 6 tháng tuổi, bé cần khoảng 120ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Vì vậy, bé 5 tháng tuổi, nặng 7 kg có thể cần 840 ml sữa công thức mỗi ngày.

Khi bé được 6 - 12 tháng tuổi, bé cần khoảng 90 – 100 ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Khoảng 6 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể cho bé ăn dặm, bên cạnh uống sữa.

Các mẹ tuyệt đối không để trẻ tự bú sữa một mình mà cần phải luôn chú ý đến các biểu hiện của trẻ, phòng khi trẻ có dấu hiệu bị sặc sữa còn xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, khi bé bú xong, các mẹ vẫn cần xem con có biểu hiện lạ hay không.

Tham khảo một số bình sữa đang được kinh doanh tại Điện máy XANH:

Cách cho bé bú bình Avent

Bình sữa nhựa PP Philips Avent SCF693/13 260ml

Còn hàng275.000₫Xem chi tiết

Cách cho bé bú bình Avent

Bình sữa nhựa PP Philips Avent SCF690/13 125ml

Còn hàng265.000₫Xem chi tiết

Xem thêm:

Trên đây là bài viết hướng dẫn đến bạn các bước chi tiết cho bé bú bình các mẹ nhất định phải ghi nhớ. Mong rằng với những thông tin trên, bạn sẽ giú bé có những trải nghiệm uống sữ dễ chịu và vui vẻ hơ n cùng con nhé!

Việc lắp núm ti hay bình sữa tưởng chừng đơn giản nhưng nếu bạn không lắp đúng chuẩn sẽ khiến sữa bị rò rỉ hoặc phần chống sặc không hoạt động đúng cách làm bé nuốt phải nhiều khí.Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn mẹ cách lắp và vệ sinh núm ti bình sữa Philips Avent cho bé đúng cách nhất!

1Cách lắp núm ti bình sữa Philips Avent

Bạn có thể tháo rời và lắp ráp bình sữa Avent một cách dễ dàng để vệ sinh. Chỉ cần làm theo các hướng dẫn cơ bản dưới đây để có thể lắpnúm ti lại vào bình sữa Philips Avent cho bé đúng chuẩn.

Bước 1: Bóp và giữ chặt phần vách núm ty,luồn núm từ dưới, vừa đẩy vừa kéo lên trên.

Cách cho bé bú bình Avent

Bước 2: Nhấn nhẹ núm vú cho khít với nắp vặn, hãy chắc chắn rằng vành dưới của núm nằm ngay với vòng vít của bình sữa.

Cách cho bé bú bình Avent

Bước 3: Sử dụng tay để xoa bóp van chống sặc, để đảm bảo chúng hoạt động tốt khi bé sử dụng.

2Cách tháo, vệ sinh và lưu ý khi sử dụng

Núm ti là nơi rất dễ tích tụ cặn sữa và vi khuẩn trong các ngóc ngách của lỗ núm, lại là bộ phận mà bé ngậm bú trực tiếp nên rất cần được chú ý làm sạch.

Chiếc que thông núm là dụng cụ đơn giản nhưng thông minh để mẹ đẩy bỏ cặn sữa dễ làm tắc lỗ núm và van thông khí (mẹ cắm que vào lỗ núm theo chiều từ trong đẩy ra ngoài. Sau đó dùng chổi nhỏ cho núm ty chà sạch).

Cách cho bé bú bình Avent

Sau khi cọ sạch bên trong, bên ngoài núm ty thì mẹ tráng lại bằng nước sạch nhiều lần cho trôi hết dung dịch. Chỉ cần 5 giây là mẹ đã có thể xả sạch dưới vòi nước. Nếu rửa bằng chậu thì cần thay nước và rửa 2 lần.

Núm ti để ẩm quá lâu có thể phát triển nấm mốc, khi đócách vệ sinh núm ti chuẩn đến đâu cũng mất tác dụng. Hãy treo ngược núm ti lên giá úp để cho ráo nước hoàn toàn và khô tự nhiên là tốt nhất.

Nhớ đặt giá úp nơi khô thoáng. Sau núm ti đã được vệ sinh sạch sẽ là đã có thể sẵn sàng mang đi tiệt trùng cho bé sử dụng lần tiếp theo bất cứ lúc nào rồi.

Cách cho bé bú bình Avent

Cách tốt nhất, bạn hãy sử dụng máy tiệt trùng bình sữađể khử vi khuẩn, làm sạch kể cả những bộ phận, dụng cụ của bình sữa như núm ti còn tồn đọng trong bình sữa một cách hiệu quả và tối ưu hơn.

Máy tiệt trùng bình sữa giúp đảm bảo cho sức khỏe, sạch sẽ và an toàn với trẻ sơ sinh lại giúp tiết kiệm thời gian để mẹ bé có thể linh hoạt làm những công việc khác trong thời gian chờ máy khử trùng.

Tham khảo một số máy tiệt trùng sữa được kinh doanh bởi Điện máy XANH:

Theo khuyến cáo từ các bác sĩ nhi khoa, mẹ nên thay núm bình sữa1 - 2 tháng/lầncho bé. Vì trong khoảng thời gian này, trẻ sơ sinh phát triển và thay đổi khá nhanh về nhu cầu ăn, khả năng vận động cơ hàm, răng miệng, kết hợp với vấn đề đảm bảo vệ sinh. Cho nên, việc thay núm là rất cần thiết để đáp ứng “khẩu vị” của bé.

Ngoài việc thay núm ti theo thời gian định kì được khuyến cáo như trên, mẹ cần thay núm ti ngay khi núm có một trong các dấu hiệu bất thường sau:

  • Sữa chảy ra thành dòng hoặc chảy không đều
  • Núm cao su có hiện tượng biến dạng và mỏng hơn
  • Núm bị nhạt màu và phồng lên
  • Núm bình rách hoặc nứt
  • Nhu cầu ăn của bé có sự thay đổi

Cách cho bé bú bình Avent

Nên vệ sinh bình sữa sớm ngay sau mỗi lần bé sử dụng. Để lâu sữa bám dính và là môi trường cho vi khuẩn trú ngụ, sinh sôi, việc cọ rửa cũng tốn thời gian hơn.

Tham khảo thêm các núm ti Philip Avent đang được kinh doanh tại Điện máy XANH:

Với những hướng dẫn lắp núm ti bình sữa Philips AVENT cho bé đúng chuẩn. Hy vọng các mẹ sẽ có kiến thức trong việc cho bé sử dụng núm ti Philips AVENT và nuôi con an toàn hơn nhé!