Cách chọn body máy ảnh

Bạn nên cân nhắc nhu cầu máy ảnh, các tính năng mong muốn và các phụ kiện tiềm năng khi suy nghĩ về máy ảnh DSLR để mua. Bạn cũng có thể căn cứ quyết định DSLR của mình xung quanh các tính năng của máy ảnh, như kích thước cảm biến, megapixel, chế độ video và chế độ chụp. Cho dù bạn là một nhiếp ảnh gia thể thao chuyên nghiệp hay một người mẹ tìm cách ghi lại hành trình của con gái mới sinh của mình, một chiếc máy ảnh DSLR sẽ giúp bạn ghi lại những khoảnh khắc đẹp, đặc biệt để chia sẻ với các thế hệ sau.

1. Xác định rõ nhu cầu

Hãy xem xét một máy DSLR chuyên nghiệp nếu bạn là người mới bắt đầu. Máy nghiệp dư là dễ nhất để tìm hiểu và giá cả phải chăng nhất. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm chụp ảnh và đang tìm kiếm một chiếc máy ảnh để ghi lại cuộc sống của bạn, ghi lại những kỷ niệm gia đình, hoặc ghi lại một kỳ nghỉ, bạn nên đi với một chiếc máy ảnh cấp độ nghiệp dư.

Cách chọn body máy ảnh

  • Ví dụ về máy nghiệp dư bao gồm: T3i, Nikon D3200 / D5300, Sony Alpha A3000.

Hãy suy nghĩ về một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp nếu bạn đã có kinh nghiệm chụp ảnh. Nếu bạn có một trải nghiệm nhiếp ảnh tầm trung, nơi bạn có một số hiểu biết về máy ảnh nghiệp dư cơ bản nhưng muốn thử đưa kỹ năng của bạn lên cấp độ tiếp theo, hãy chọn một chiếc máy ảnh bán chuyên nghiệp. Máy ảnh bán chuyên nghiệp có các tính năng phức tạp hơn, linh hoạt hơn và xây dựng bối cảnh tốt hơn.

Cách chọn body máy ảnh

  • Ví dụ về máy bán chuyên nghiệp bao gồm: Canon EOS 60D, Nikon D7100 / D300, Sony Alpha A77.

Mua một máy ảnh chuyên nghiệp nếu bạn đang tìm kiếm để làm công việc nhiếp ảnh tiên tiến. Nếu bạn đang tìm kiếm để học nhiếp ảnh chuyên nghiệp hoặc tìm cách để lên cấp máy ảnh bán chuyên nghiệp của bạn, hãy chọn một máy chuyên nghiệp. Máy trang bị sẵn các công nghệ cảm biến tiên tiến nhất, hệ thống lấy nét, xây dựng và tốc độ.

Cách chọn body máy ảnh

  • Ví dụ về máy ảnh chuyên nghiệp bao gồm: Canon EOS 5D Mark III / EOS 1D X, Nikon D800 / D4, Sony Alpha A99.

Đặt ngân sách để chi tiêu cho máy ảnh của bạn. Một chiếc máy DSLR tốt nằm trong khoảng từ 10 triệu đến 60 triệu VNĐ trở lên, vì vậy hãy giới hạn cho những gì bạn muốn chi tiêu. Thu hẹp tiêu chí của bạn bằng cách gắn bó với ngân sách sẽ giúp bạn chọn ra một chiếc máy ảnh trong phạm vi giá bạn đã định ra.

Cách chọn body máy ảnh

  • Máy DSLR chuyên nghiệp có giá khoảng 10 triệu đến 16 triệu VNĐ cho một bộ máy bao gồm một ống kính.
  • Chỉ thân máy bán chuyên nghiệp có giá từ 10 triệu đến 36 triệu VNĐ
  • Chỉ riêng thân máy DSLR chuyên nghiệp là từ 60 triệu đến 200 triệu VNĐ
  • Cũng xem xét chi phí của các nhu yếu phẩm máy khác, như thẻ nhớ, pin và ống kính. Các chi phí này thay đổi tùy theo kích thước và loại hình. Thông thường, thẻ nhớ có giá khoảng 800 đến 1 triệu VNĐ, pin có giá từ 800 đến 1 triệu 600 và các ống kính nằm trong khoảng từ 2 triệu đến 20 triệu VNĐ.

Quyết định giữa các thương hiệu DSLR dựa trên sở thích cá nhân của bạn. Chủ yếu là tất cả các máy DSLR được bán bởi Canon hoặc Nikon. Các nhãn hiệu khác bao gồm Sony, Olympus và Pentax.

Cách chọn body máy ảnh

Tất cả các thương hiệu này đều có tùy chọn DSLR tuyệt vời và lựa chọn chủ yếu là tùy theo sở thích cá nhân. Chọn thương hiệu máy ảnh dựa trên máy nào có điểm mạnh trong các lĩnh vực quan trọng nhất đối với bạn, như các tính năng của máy ảnh, giao diện và kích thước.

Link phần 2: https://suamayanh24h.com/3-cach-chon-mua-may-anh-ky-thuat-phu-hop-voi-ban-p2/

Nếu như bạn còn đang lăn tăn về vấn đề lựa chọn máy ảnh cho riêng mình thì việc đầu tiên bạn cần làm lúc này là đừng nghe lời người khác nói. Vì tôi biết mỗi người sẽ cho bạn một ý kiến khác nhau và khi bạn nghe nhiều sẽ khiến bạn bối rối và khó đưa ra quyết định hơn mà thôi. Có những người khuyên bạn rằng mua Canon, Nikon hay Sony đi… rất nhiều tư vấn khác nhau. Tuy nhiên, đó là người ta tư vấn theo nhu cầu của người ta.

Cách chọn body máy ảnh

Ví dụ: Người ta thích chụp về cái gì đó thì người ta sẽ tư vấn cho bạn về cái đó mà trong khi đó không biết vấn đề mục đích, nhu cầu sử dụng của bạn là gì? Vậy để tránh chọn sai thì bạn cần phải?

I. Chọn mua máy ảnh cần phải xác định rõ mục đích và nhu cầu.

Việc đầu tiên rất là quan trọng trước khi mua máy ảnh, bạn cần phải xác định rõ xem cái mục đích, nhu cầu thực sự của bạn muốn mua máy ảnh là gì? Vì khi bạn xác định sai mục đích, nhu cầu thì dường như tỉ lệ mua nhầm là rất Cao, mua lầm ở đây không phải là mua sản phẩm không tốt mà là không sử dụng đúng với mục đích, nhu cầu sử dụng của bạn mà thôi.

Bạn cũng biết đấy, Máy ảnh là thiết bị điện tử không hề rẻ chút nào? Khi mà bạn mua lầm nó rồi, xong lại bán đi thì tổn thất tiền bạc của bạn cũng rất là lớn. Nên mình khuyên các bạn phải thật cân nhắc xem thực sự mục đích, nhu cầu mong muốn sử dụng máy ảnh của bạn là gì. Nếu như bạn suy nghĩ chưa được thì bạn có thể để đó qua ngày hôm sau suy nghĩ tiếp, suy nghĩ cho đến khi xác định được rõ nhu cầu thực sự của bạn là gì rồi thì hãng đưa ra quyết định lựa chọn và mua.

Nói đến mục đích của máy ảnh thường có 2 mục đích chính sau đây:

Cách chọn body máy ảnh

     1. Giải trí, thỏa mãn đam mê của bạn: 

  • Nên mua theo túi tiền của bạn: Với cá nhân mình thì khả năng tài chính có bao nhiêu thì mua với 2/3 so với tổng số tiền mà mình có ( để lại 1/3 đề phòng phát sinh, trang bị máy, nâng cấp…)
  • Mua theo nhu cầu sở thích: bạn cần phải xác định xem sở thích của bạn là gì, chụp cái gì chẳng hạn như: chân dung, phong cảnh, đồ ăn…
  • Mua theo cảm giác sử dụng: Với cá nhân mình cầm body to khiến mình chắc tay và thoải mái hơn khi chụp (tùy vào cảm nhận của mỗi người), chứ đừng cố gượng ép cầm cái body không thoải mái vì nó sẽ khiến bạn chán nản, bực tức mỗi khi chụp ảnh.
  • Khả năng hậu kỳ: khi chơi nhiếp ảnh không phải ai cũng giỏi (pro), trước tiên bạn cần phải xem xem bản thân bạn có khả năng hậu kỳ được hay không? Bạn có thích hậu kỳ hay không? Khả năng hậu kỳ của bạn tới mức nào? Nếu bạn không biết hậu kỳ thì bạn sẽ không biết nên chọn máy ảnh gì? Nếu bạn thích hậu kì thì bạn sẽ biết bạn nên chọn máy ảnh ra sao?

     2. Dịch vụ kiếm tiền.

  • Bạn phải hiểu rõ các thể loại mà bạn làm dịch vụ đó là thể loại gì: chụp phong cảnh, sản phẩm, chân dung… tức là bạn cần phải xác định rõ ràng và chi tiết, dịch vụ mà các bạn đang cung cấp cho khách hàng đó là dịch vụ gì?
  • Giá trị của sản phẩm đối với khách hàng này là bao nhiêu, nói cách đơn giản cho dễ hiểu là khách hàng sẽ trả bạn bao nhiêu tiền cho sản phẩm đó của bạn. Sản phẩm mà bạn chụp ra, khách hàng sẽ trả cho bạn bao nhiêu tiền thì nó sẽ quyết định mức giá combo máy ảnh của bạn bao nhiêu tiền.

II. Phân loại máy ảnh cơ và máy ảnh số.

Cách chọn body máy ảnh

( phân loại máy ảnh cơ và máy ảnh số).

1. Máy ảnh cơ.

Máy ảnh cơ ( hay được biết đến với tên gọi là máy cơ, máy ảnh phim), là loại máy ảnh chụp hình cổ, có từ rất lâu cuối thế kỷ 11. Nguyên lý hoạt động chủ yếu của máy cơ được chia làm 2 dạng chính:

  • Hoạt động hoàn toàn 100% là bằng cơ học (lên phim bằng tay bằng trục xoay) không dùng pin.
  • Cải tiến hơn một chút, dùng pin nhưng chỉ để lên phim tự động hoặc đo độ sáng còn về cơ chế tạo ra bức ảnh vẫn dựa vào hoạt động cơ học để chụp.

Mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ rất lâu nhưng về chất lượng hình ảnh cho ra kết quả vô cùng chính xác về màu sắc, độ tương phản và từng chi tiết, thậm chí nếu so với máy ảnh cơ và máy ảnh kỹ thuật số thì máy ảnh cơ vẫn” nhỉnh hơn” về chất lượng hình ảnh.

Nhưng về nguyên lý của máy ảnh cơ này cần có sự kết hợp giữa độ nhạy của phim và ánh sáng thật hoàn hảo mới cho ra tấm hình đẹp được. Do cần có phim mới chụp được ảnh nên bạn phải chờ “rửa ảnh” thì mới có thành phẩm (lưu ý: bạn phải thật cân nhắc, tùy chỉnh sao cho đẹp vì khi chụp tức là bạn sẽ phải lấy bức ảnh đó luôn cho dù xấu hay đẹp hoặc bạn có thể thay phim mới để chụp một tấm hình khác, không có tính năng xóa), chính vì sự bất tiện này ngày nay máy ảnh này không còn được dùng phổ biến.

2. Máy ảnh số (kỹ thuật số).

Máy ảnh số (hay còn gọi là máy ảnh kỹ thuật số), là máy ảnh điện tử, có dùng pin và có kèm linh kiện phụ để hoạt động, phiên bản này dễ sử dụng hơn, khác với máy ảnh cơ dùng phim thay bằng thẻ nhớ, có thể tùy chỉnh màu sắc và xóa ảnh. Bên cạnh đó, máy ảnh số ngày nay còn được tích hợp thêm nhiều tính năng như: Quay phim, ghi âm, điều khiển từ xa, kết nối trên điện thoại, máy tính… Ngoài ra, máy ảnh còn có thể tùy chỉnh nhiều chế độ chụp và hiệu ứng khác nhau cho bức ảnh vô cùng thú vị.

III. Các tiêu chí cơ bản cần phải biết trước khi chọn mua máy ảnh.

1. Kích thước.

Có một số dòng máy DSLR sở hữu một kích cỡ lớn và nặng hơn những loại còn lại, đôi khi chúng ta cố tình mua về dùng một thời gian cảm thấy chán nản vì lúc nào cũng phải xách theo cái máy ảnh to và cồng kềnh đến thế. Kích thước, trọng lượng máy ảnh cũng rất quan trọng nó không chỉ mang cho bạn cảm giác thoải mái khi chụp, mà còn khiến bạn chụp ảnh không bị rung khi chụp. Cho nên, mình vẫn khuyên với các bạn rằng nên chọn máy ảnh có kích thước vừa với mình.

2. Khẩu độ.

Cách chọn body máy ảnh

Khẩu độ các bạn chỉ cần hiểu một cách đơn giản là độ mở của ống kính cho ánh sáng đi vào phim hay cảm biến. Khẩu độ mở càng lớn tương đương với ánh sáng đi vào càng nhiều sẽ giúp cho hình ảnh của bạn được sắc nét hơn, hoặc ngược lại khẩu độ mà bé, hẹp tương đương với ánh sáng đi vào sẽ ít hơn và làm cho hình ảnh của bạn không được sắc nét.

Khẩu độ còn quyết định đến độ sâu và độ sáng của hình ảnh, một số khẩu độ cơ bản như là: f/1.4, f/1.8, f/2.8, f/3.2…f/16 hay f/12 trở lên… con số lại tỷ lệ nghịch với khẩu độ có nghĩa là con số càng lớn thì khẩu độ sẽ càng nhỏ và khiến hình ảnh không được sắc nét.

3. Số “chấm” của máy ảnh.

Mọi người thường có quan niệm rằng: cứ có số chấm càng cao sẽ giúp hình ảnh chụp được phóng to hơn mà không bị out nét., nhưng đó chỉ là ý kiến suy luận từ 1 chiều, có thể bạn cũng biết để chụp được một bức ảnh chất lượng tốt thì bạn còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau nữa. Ví dụ như: kích cỡ, cảm biến, ống kính, khả năng lấy nét… kĩ thuật người chụp ảnh.

Cách chọn body máy ảnh

 Nhưng có một điều mình thấy là kích cỡ lớn hơn và bạn sẽ cần thẻ nhớ có dung lượng cao hơn để lưu trữ. Độ phân giải quá cao cũng có thể làm tốc độ chụp liên tiếp sẽ chậm hơn do bộ nhớ không đủ hoặc quá nhanh hoặc ngược lại bạn chọn số chấm bé quá có thể sẽ khiến bạn out net nhưng lại chụp nhanh. Vì thế mình mình nói ngay từ đầu chọn máy ảnh làm sao cho phù hợp đúng với nhu cầu sử dụng của bạn.

5. Cảm biến ảnh và ống kính.

Cảm biến và ống kính là 2 yếu tố rất quan trọng vì nó còn ảnh hưởng đến chất lượng của bức ảnh, kể cả có độ phân giải cao đi chăng nữa nhưng cảm biến ảnh và ống kính (lens) sẽ là yếu tốt quyết định chất lượng bức ảnh có nét được hay không. Nếu bạn chưa biết gì về Lens thì mình giới thiệu qua một chút công dụng của lens, khi chụp ảnh tất cả mọi tia sáng, ánh sáng muốn đi qua ống kính thì phải thông qua con mắt này (lens), hay bạn có thể hiểu đơn giản là cửa ngõ ra vào của các tia sáng. Có 2 loại lens phổ biến như là Lens Kit và Lens Prime trong đó Lens Prime tốt hơn Lens Kit.

Nếu bạn muốn kiếm thêm thu nhập thì nên đầu tư vào Lens vì Lens rất đắt và nó rất quan trọng đối với những dân thợ, chuyên nghiệp.

6. Dựa vào số zoom quang.

Bạn phải phân biệt được 2 loại “Zoom quang” và “Zoom số”. Zoom số chỉ phóng đại các điểm ảnh trong bức ảnh của bạn để khiến chủ thể trông lớn hơn (nhưng bị nhiễu hơn). Zoom quang sẽ tốt hơn bởi vì zoom quang 3x- nghĩa là máy sẽ phóng đại chủ thể lên gấp 3 lần so với kích thước thật, nhưng đa phần ngày nay trên thị trường có zoom quang nằm trong khoảng 4x-6x, 6-10x và Zoom quang lớn nhất hiện nay là 36x.

7. Khả năng chống rung.

Ngoài khả năng chống rung của các kỹ thuật chụp hay các phụ kiện hỗ trợ Gimbal thì hiện nay có 2 loại chống rung phổ biến nhất hiện nay đó là loại chống rung sử dụng ống kính để di chuyển các thành phần nhỏ trong ống kính và loại chống rung bên trong máy để di chuyển cảm biến ảnh.

Một số trường hợp chụp ảnh khi di chuyển như đang chạy xe chẳng hạn sẽ khiến chất lượng những bức ảnh sẽ không được nét, bị nhòe hay mờ đi thì tính năng chống rung là yếu tố sẽ giúp khắc phục những nhược điểm này.

8. Tốc độ chụp của máy ảnh, bắt hình.

Hiện nay, hầu hết máy ảnh đều có được tốc độ đủ nhanh nên đây cũng không phải vấn đề lớn mà bạn cần chú trọng. Bạn cần phải biết tốc độ chụp của máy ảnh này không phải trong 10s bạn chụp được bao nhiêu bức ảnh, tức là khi một vật đang chuyển động bạn cần chụp một bức ảnh đó vẫn như đang đứng yên để cho bạn chụp thì người ta thường gọi nó là tốc độ chụp ảnh, bắt hình, chứ không phải là số lượng ảnh chụp được bao nhiêu hình trong bao nhiêu giây.

Cách chọn body máy ảnh

9. Tính năng quay phim.

Mặc dù bạn chỉ mua về chủ yếu là để chụp ảnh nhưng bạn cũng cần phải quan tâm đến một chút về video xem cấu hình chất lượng video có tốt hay không, tính năng HD… mặc dù nó không bằng những dòng máy quay phim chuyên dụng như chất lượng video thu được rất tốt, nhưng sẽ có lúc bạn cần dùng tới nó. Nhưng để quay được bạn cần phải lắp thêm bộ nhớ dung lượng khá lớn để quay và và khi chụp hình.

10. Các phụ kiện hỗ trợ.

Pin dự phòng: Nếu bạn chụp cho một chương trình, sự kiện nhỏ thì có thể dùng 1 quả pin cũng đủ, nhưng nếu bạn cần phải chụp nhiều trong chuyến đi dài chẳng hạn như đi du lịch, khám phá… mà không có chỗ xạc thì tốt nhất bạn nên mua thêm 1 quả pin dự phòng vì nó còn sử dụng về sau này nữa.

Kính lọc Filter: là bộ phận bảo vệ ống kính, đồng thời có thể tạo ra những hiệu ứng trong quá trình chụp, có một số dòng kính phổ biến nhất hiện nay: UV (Ultra Violet), MC (Multicoating)…

Giá đỡ máy ảnh: đối với những dòng máy nặng có thể sẽ rất cần đến nó, công dụng của giá đỡ giúp cho máy ảnh của chúng ta không bị rung khi chụp, hoặc tiện lợi khi không có ai chụp bạn có thể cài hiện giờ. Lời khuyên: mua thực sự khi cần thiết thôi bạn nhé.

Thẻ nhớ: thông thường khi bạn mua máy thì bạn sẽ được tặng kèm sẵn thẻ nhớ, tối thiểu cũng tầm 2 GB trở lên. Nếu bạn chụp sự kiện thì bạn nên mua cái 32 GB trở lên vì thừa còn hơn là thiếu, ngoài ra bạn không thích cũng có thể quay video…

Đèn flash: phù hợp với những bạn chuyên nghiệp mà thôi hoặc những bạn có ý định làm dịch vụ kiếm tiền thì chắc chắn phải mua vì người ta thuê bạn chụp thì bạn không thể chụp qua loa được, nhưng còn đối với những bạn mới học thì không cần thiết, sau này nâng cấp dần cũng không sao.

Bao đựng máy: Được tặng kèm khi mua máy nó sẽ giúp bảo vệ máy ảnh của bạn tốt hơn.

11. Chế độ bảo hành.

Tùy từng vào cửa hàng, giá cả bạn mua có một số nơi bảo hành 2 năm đối với dòng máy bình thường, còn những dòng đắt tiền hơn có thể bảo hành lên đến 4-5 năm hoặc hơn, bạn có thể thương lượng với chủ cửa hàng sao cho hợp lý.

12. Nên mua máy ảnh ở đâu.

Mình khuyên các bạn nên tham khảo nhiều cửa hàng trước rồi hãng đưa ra quyết định mua. Thường thì mình chọn ở những cửa hàng uy tín một chút, thương hiệu của sản phẩm,… vì bạn cũng biết đấy, một chiếc máy ảnh cũng không phải là rẻ tiền. Nhưng có một số dòng được sử dụng nhiều nhất là Canon, Nikon, Sony, Pentax, Fujifilm…

IV. Những lưu ý khi sử dụng máy ảnh.

Hạn chế va đập: trong quá trình sử dụng bạn nên hạn chế va đập, khi chụp bạn nên đeo dây vào cổ khi chụp hoặc vòng dây vào cổ tay để tránh tình trạng bị rơi hay những tình huống xấu.

Lau chùi thường xuyên: khi chụp ảnh chắc chắn bạn sẽ phải đi nhiều thì không thể tránh khỏi những bụi, bậm, bám vào… cho nên sau mỗi lần chụp bạn cần phải kiểm tra kỹ trước khi cất và bảo quản nhé.

Nước: Nếu máy ảnh của bạn bị dính nước hoặc bị ẩm thì bạn nên tháo nó ra trước và đặc biệt là Pin, nhẹ thì bạn có thể dùng quạt, máy sấy cho khô, còn nặng thì bạn phải tháo pin và các bộ phận càng nhanh càng tốt rồi đem đi sửa là tốt nhất.