Cách đăng ký tiêm phòng cho bà bầu

Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc chính thức triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần từ 26/8

ĐỐI TƯỢNG:
Mẹ bầu có địa chỉ sinh sống tại Bình Dương (các mẹ bầu sinh sống các khu vực khác sẽ được Hạnh Phúc thông tin sớm nhất có thể sau khi được phân bổ vắc xin từ Sở Y Tế địa phương)
Tuổi thai từ 13 tuần trở lên.

LOẠI VẮC XIN: Astra Zeneca

ĐỊA ĐIỂM TIÊM NGỪA : Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc (Bình Dương)

THỜI GIAN:
Đăng ký: từ 25/08/2021
Lịch tiêm: dự kiến từ 26/08 – 28/08 ( chương trình có thể tạm ngưng sớm hơn dự kiến nếu hết số lượng vaccine được phân bổ từ SYT)

QUY TRÌNH THỰC HIỆN:

Bước 1: Đăng ký tiêm chủng bằng 1 trong 2 cách sau:

Liên hệ Hotline 1900 6765
Đăng ký theo link: //bit.ly/3muVlbb

Bước 2: Nhận tin nhắn xác nhận lịch hẹn tiêm ngừa từ Hạnh Phúc & đến Bệnh viện theo lịch hẹn

Bước 3: Xét nghiệm nhanh kháng nguyên Covid-19 *

Bước 4: Khám thai & sàng lọc trước tiêm (siêu âm, xét nghiệm nếu có chỉ định của bác sĩ)

Bước 5: Tiêm vaccine (miễn phí vaccine & tiêm)

LƯU Ý :

*Không thực hiện XN nhanh ( bước 3) nếu : + Có kết quả RT-PCR  tại Hạnh Phúc hoặc cơ sở khác còn hiệu lực+ Có kết quả XN nhanh kháng nguyên tại Hạnh Phúc còn hiệu lực

Đơn giá XN nhanh kháng nguyên: 400.000 vnd;


Mẹ bầu vui lòng nhớ: + Mang theo sổ khám thai và hồ sơ sức khỏe liên quan nếu chưa có hồ sơ thăm khám tại Hạnh Phúc + Mang theo giấy xác nhận tiêm chủng nếu đã tiêm mũi 1

Mẹ bầu có thắc mắc vui lòng liên hệ số hotline 1900 6765 để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

Thông tin liên hệ:

Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc18 Đại Lộ Bình Dương, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ Quốc tế Hạnh Phúc – Belco, Q.197 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
Phòng khám Quốc tế Hạnh Phúc – EstellaLầu 5 – Estella Place, 88 Song Hành, P. An Phú, Tp. Thủ Đức, TP.HCM
Website: www.hanhphuchospital.com
Hotline: 1900 67 65

Từ ngày 01/11/2021, bệnh viện Sản Nhi Hưng Yên triển khai tiêm vaccine ngừa Covid- 19 cho các mẹ bầu mang thai từ 13 tuần trở lên và các mẹ đang cho con bú.

Để tổ chức các buổi tiêm phòng hiệu quả, an toàn đảm bảo giãn cách và thực hiện tiêm cho đúng đối tượng như hướng dẫn của Bộ Y tế, bệnh viện Sản Nhi Hưng Yên sẽ tiếp nhận đăng ký tiêm phòng trước và thông báo đến các mẹ thuộc đối tượng được tiêm chủng đợt này thời gian tiêm phòng cụ thể:

Đối tượng đăng ký: Thai phụ từ 13 tuần trở lên, phụ nữ đang cho con bú chưa được tiêm vắc xin phòng Covid- 19.

Hướng dẫn đăng ký: Các mẹ đăng ký tại trung tâm y tế huyện nơi thường trú hoặc cơ quan công tác hoặc đăng ký tiêm phòng theo đường link sau //forms.gle/Ff9LZ8kpWjFm3dZv7 (Ưu tiên danh sách từ trung tâm y tế huyện và các cơ quan gửi tới bệnh viện).

Bệnh viện Sản Nhi Hưng Yên sẽ lên danh sách các mẹ tiêm phòng theo ngày, số lượng sẽ được sắp xếp phù hợp (300 mẹ/ngày) và công khai danh sách trên facebook fanpage của bệnh viện.

Chú ý: Khi đi tiêm phòng các mẹ cần mang theo: Thẻ căn cước công dan, giấy giới thiệu/xác nhận của trạm y tế xã, của cơ quan là công dân đang sinh sống tại địa phương và đúng đối tượng tiêm phòng.

Mọi thắc mắc liên hệ số hotline: 0869.669.115

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc-xin – Khoa Ngoại trú Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Trong quá trình mang bầu, các mẹ không những cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho thai nhi mà còn phải tìm hiểu về việc tiêm phòng cho bà bầu cũng như những tác dụng phụ cần lưu ý khi tiêm. Chia sẻ, hướng dẫn từ chuyên gia của bệnh viện Vinmec sẽ giúp các mẹ nắm bắt rõ hơn vấn đề này ngay sau đây.

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tiêm phòng cho bà bầu là bước đệm quan trọng để ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh cho cả mẹ và bé trong suốt 9 tháng 10 ngày thai kỳ. Dưới đây là các mũi vắc-xin cần tiêm trước và trong khi mang thai mà các mẹ cần ghi nhớ.

1.1. Tiêm phòng trước khi mang thai

  • Sởi – quai bị - rubella: Đây là bệnh dễ lây qua đường hô hấp, trong quá trình mang thai, nếu mẹ mắc 1 trong 3 bệnh này sẽ ảnh hưởng lớn đến thai nhi, có nguy cơ khiến thai bị dị tật, suy dinh dưỡng thai, chết lưu hoặc sinh non,... Vì vậy, khi có kế hoạch sinh con, các mẹ nên đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm vắc-xin phòng sởi – quai bị - rubella, tốt nhất nên tiêm trước 3-6 tháng hoặc tối thiểu là 1 tháng trước khi mang bầu.
  • Thủy đậu: Nếu trước đây mẹ chưa từng tiêm vắc-xin thủy đậu hoặc chưa từng mắc thủy đậu hay không có kháng thể chống thủy đậu thì nên tiêm vắc-xin phòng thủy đậu bởi đây cũng là căn bệnh nguy hiểm có khả năng khiến trẻ sinh ra bị thủy đậu bẩm sinh, bị dị tật đầu nhỏ, gồng cứng tay chân, bại não,...
  • Viêm gan B: Đây là căn bệnh có khả năng lây qua đường máu, lây từ mẹ sang con. Do đó để tránh trường hợp nhiễm bệnh, phụ nữ cần đi xét nghiệm viêm gan B, dựa vào đó bác sĩ sẽ tư vấn về việc tiêm phòng.
  • Cúm: Mẹ mắc cúm trong quá trình mang bầu cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, có nguy cơ khiến con gặp dị tật, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối mang thai. Khi mẹ tiêm vắc-xin phòng cúm sẽ giúp giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc tim bẩm sinh hay dị tật sứt môi, hở hàm ếch. Vắc-xin phòng cúm có thể tiêm trước khi mang thai hay bất cứ độ tuổi nào của thai kỳ.
  • Bạch hầu – ho gà – uốn ván: tiêm 1 mũi duy nhất trong độ tuổi 4- 64 tuổi. Đây cũng là vắc-xin cần tiêm trước khi mang bầu để phòng ho gà sơ sinh cho con.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu.

Trước khi mang thai, chị em cần thực hiện đầy đủ các mũi tiêm trên để chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ. Và trong khi mang thai, việc tiêm phòng cho mẹ bầu cũng vô cùng quan trọng. Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang bầu cần được tiêm vắc-xin uốn ván để phòng uốn ván cho cả mẹ và bé. Nếu đang mang thai lần đầu, trong 5 năm trở lại đây chưa từng tiêm vắc-xin uốn ván thì mẹ bầu sẽ phải tiêm 2 mũi, mũi đầu và mũi nhắc lại sau ít nhất 4 tuần và tối thiểu cách thời điểm dự sinh 1 tháng. Ngoài ra, theo tổ chức y tế thế giới và CDC còn khuyến cáo: phụ nữ mang thai có thể tiêm vắc-xin phòng bạch hầu- ho gà – uốn ván vào tuần thai từ 27 – 35 tuần để phòng ho gà sớm cho trẻ sơ sinh nếu trước khi mang bầu chưa tiêm vắc-xin này.

Sau đây là lịch tiêm phòng cho bà bầu chị em nên ghi nhớ để đi tiêm đầy đủ.

2.1. Trước khi mang thai

  • Mũi tiêm 3 trong 1 ( sởi, quai bị, rubella ): nên tiêm muộn nhất là trước khi có bầu 1- 3 tháng.
  • Tiêm phòng viêm gan B: Trước hoặc trong khi có bầu đều có thể tiêm mũi này. Tuy nhiên bạn nên tiêm trước khi có bầu để có sự chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe.
  • Cúm: Có thể tiêm ở mọi thời điểm trước hoặc trong khi mang thai nhưng khuyến cáo nên tiêm sớm trước khi mang bầu và nhắc lại hàng năm.
  • Bạch hầu – ho gà – uốn ván: tiêm 1 liều duy nhất, không cần phải tránh thai sau tiêm.

2.2. Trong khi mang bầu

  • Đối với thai lần đầu: Mẹ sẽ phải tiêm 2 mũi uốn ván trong quá trình mang bầu. Mũi đầu tiên sẽ tiêm từ tuần 20 trở đi. Mũi thứ 2 là mũi tiêm nhắc lại, tiêm cách mũi đầu 1 tháng. Chị em cần đảm bảo mũi 2 phải được tiêm trước khi bạn sinh ít nhất là 1 tháng.
  • Lần có thai sau: tiêm 1 mũi vắc-xin phòng uốn ván nếu lần đầu đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng uốn ván.

Các chị em nên đi tiêm phòng đầy đủ trước và trong khi mang thai.

Trung tâm y tế dự phòng hay các bệnh viện sản khoa, bệnh viện đa khoa đều có dịch vụ tiêm chủng. Những chị em ở các thành phố lớn nên đến trung tâm y tế dự phòng của thành phố hoặc các bệnh viện lớn, các cơ sở uy tín được chứng nhận cấp phép bởi Bộ y tế để đảm bảo chất lượng và an toàn.

Với các mũi tiêm phòng đặc biệt là mũi tiêm phòng uốn ván, chị em cần lưu ý vì hiện tượng sốt nhẹ sau khi tiêm, sưng đau vị trí tiêm. Vắc-xin phòng cúm có thể gây hiện tượng giả cúm như hắt hơi, chảy nước mũi 1-2 ngày sau tiêm vắc-xin. Đây là dấu hiệu bình thường nên chị em không cần quá lo lắng. Hiện tượng sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau buốt vị trí bắp tay khi tiêm sẽ giảm sau vài ngày; hiện tượng giả cúm cũng sẽ tự khỏi không cần dùng thuốc.

Để hạ sốt, bạn có thể tham khảo một vài cách sau đây:

  • Hạ sốt bằng cách chườm khăn ấm hoặc dùng khăn ấm lau người, đặc biệt là những vị trí như bẹn, nách, lưng,...
  • Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin.
  • Không sử dụng thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.
  • Nếu trình trạng sốt kéo dài hơn 3, 4 ngày, sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì, mẹ bầu hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Khi gặp triệu chứng giả cúm như hắt hơi, chảy nước mũi sau khi tiêm vắc-xin phòng cúm có thể dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, dễ thở hơn.

Tiêm phòng đầy đủ cho mẹ bầu, chuẩn bị sức khỏe tốt nhất để chào đón bé yêu.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp đầy đủ các loại vắc-xin tiêm chủng theo các phác đồ cập nhật với các loại vắc-xin và lịch tiêm chủng. Tất cả các sinh phẩm, vắc-xin tại Vinmec đều có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao, được sản xuất tại châu Âu, châu Mỹ, Việt Nam; được bảo quản trên dây chuyền lạnh theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới Khách hàng được thăm khám sàng lọc kỹ càng trước khi tiêm, đồng thời theo dõi sức khỏe sau tiêm để đảm bảo an toàn và hiệu quả tiêm chủng cao nhất.

Trên đây là những thông tin về việc tiêm phòng cho bà bầu cũng như các mũi tiêm cần thiết các chị cần biết. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi. Chúc bạn và em bé mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Các loại vắc xin cần tiêm phòng cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề