Cách đấu dây biến tần delta

Biến tần VFD-EL thiết kế cho dãy công suất nhỏ, ứng dụng đơn giản. Phù hợp cho Băng tải, ngành chế biến thực phẩm,máy chế biến gỗ, máy gia công cơ khi, bơm, quạt, máy dặt công nghiệp, máy dệt….

Đặc biệt biến tần Delta VFD-EL sử dụng trong các hệ thống bơm điều áp, giúp duy trì ổn định áp suất đường ống theo yêu cầu.

Cách đấu dây biến tần delta

Biến tần VFD-EL cho bơm điều áp

Các thông số để cài đặt 1 bơm điều áp:

CÁCH 1:

Pr.00-02 = 9 (Reset thông số về tần số 50Hz)

Pr.00-04 = 8 (bật chức năng hiển thị : hiển thị giá trị hồi tiếp PID)

Pr.00-05 = 1 (hệ số nhân của giá trị người sử dụng là : 1)

Pr.00-14 = 1 (số thập phân của giá trị người sử dụng là : 1 thập phân ….ví dụ : 4.6 par)

Pr.00-13 = 10 (giá trị của người sử dụng Max là : 10 Par .. áp suất)

--------------------

Pr.01-09 = 10 (thời gian tăng tốc là 10 giây)

Pr.01-10 = 10 (thời gian giảm tốc là 10 giây)

--------------------

Pr.02-00 = 0 (chỉnh áp suất cài đặt mong muốn: bằng phím mũi tên lên / xuống trên biến tần)

Pr.02-01 = 0 (chạy biến tần: bằng phím Run trên biến tần)

= 1 (chạy biến tần: bằng công tắc ngoài, đấu công tắc vào 2 chân M1/M2 & DCM,, M1 chạy

thuận, M2 chạy nghịch)

--------------------

Pr.10-00 = 1 (chỉnh áp suất cài đặt mong muốn: bằng phím mũi tên lên / xuống trên biến tần)

Pr.10-01 = 3 (tín hiệu ngõ vào hồi tiếp PID: là ngõ vào dòng 4-20mA, điều khiển chế độ âm)

= 1 (tín hiệu ngõ vào hồi tiếp PID: là ngõ vào áp 0-10 Vdc, điều khiển chế độ âm)

Pr.10-18 = 10 (kiểu hiển thị giá trị hồi tiếp: là 10:10 Par ),

chú ý thông số này (Pr.10-18) cài đặt = giá trị ở thông số Pr.00-13


Đấu nối cảm biến: Nếu cảm biến áp suất ra dòng 2 dây.

+ 24Vdc -> đấu vào chân + của cảm biến

+ chân – của cảm biến -> đấu vào chân AVI của biến tần (chú ý gạc nút Switch nhỏ trên biến tần về vị

trí ACI)

+ Chân ACM của biến tần -> đấu vào chân 0V của bộ nguồn 24Vdc trên), nếu nguồn biến tần thì đấu

vào chân DCM (0V)

Chú ý bộ nguồn 24Vdc trên biến tần là : 24Vdc-16mA (NPN), 24Vdc-50mA (PNP),

Chú ý:

+ Stop biến tần & motor trước khi cài đặt biến tần

+ biến tần sẽ tự động tăng giảm để giữ áp suất luôn luôn ổn định = áp suất đã cài đặt trên bàn phím .

+ khi áp suất hồi tiếp = áp suất cài đặt thì biến tần sẽ chạy với 1 tần số không đổi (giá sử biến tần đang

tăng tần số đến 30Hz thì áp suất trong đường ống đạt được áp suất cài đặt là 4par, thì lúc này biến tần

sẽ chạy ổn định ở tần số 30Hz hoài, nếu lúc đó áp suất tăng lên 4,1par hoặc 4,2 par thì biến tần sẽ

giảm tần số xuống 28hz hoặc giảm xuống hơn nữa.. giảm đến khi nào áp suất hồi tiếp = áp suất cài đặt

thì lúc đó biến tần không giảm nữa & chạy ổn định với tần số tại thời điểm đó )

CÁCH 2

Pr.00-02 = 9 (Reset thông số về tần số 50Hz)

Pr.00-03 = 2 (Hiển thị giá trị người sử dụng)

Pr.00-04 = 8 (Bật chức năng hiển thị : hiển thị giá trị áp suất cài đặt & áp suất hồi tiếp PID)

Pr.00-05 = 1 (Hệ số nhân của giá trị người sử dụng là : 1)

--------------------

Pr.02-00 = 4 (Cài đặt áp suất bằng biến trở trên bàn phím)

Pr.02-01 = 0 (Dùng nút nhấn ngoài để RUN biến tần)

Pr.04-04 = 2 (Dùng nút nhấn nhả để RUN biến tần)

Pr.10-00 = 1 (Cài đặt áp suất bằng Pr.02-00)

Pr.10-01 = 3 (Hồi tiếp âm)

Pr.10-18 = 10 (Cho CB áp suất 10 Par)

Cách cài đặt 2-4 bơm điều áp truyền thông qua RS485


Cách đấu dây biến tần delta

                             Khả năng của biến tần VFD-EL kết nối RS485 4 bơm điều áp


Có thể tham khảo tài liệu bên dưới hoặc liên hệ Mr Tài 08688 25689 để được tư vấn miễn phí.

Các Model:

- 1 pha 220Vac Input:  VFD004EL21A, VFD007EL21A, VFD015EL21A, VFD022EL21A

- 3 pha 380 Vac Input: VFD004EL43A, VFD007EL43A, VFD015EL43A, VFD022EL43A, VFD037EL43A


Biến tần Delta VFD-EL series phù hợp với các ứng dụng trung bình & nhỏ như bơm quạt công suất nhỏ, máy thổi gió, băng chuyền, băng tải, các thiết bị xử lý DIY đơn giản

1. Cần kiểm tra kỹ nguồn cấp cho Biến tần ghi trên Nample có dán tại mặt bên hông của Biến tần delta để biết rõ nguồn 

cấp của Biến tần tránh tình trạng cấp sai nguồn gây ra cháy nổ, VD: Biến tần 3pha/220V chúng ta đấu vào nguồn điện 3pha/380V thì kết quả là nổ biến tần.

2. Kiểm tra kỹ R,S,T là nguồn cấp cho Biến tần Delta, U, V, W là nguồn ra cung cấp cho Động cơ, tránh tình trạng đấu sai nguồn vào R, S, T vào U-V-W cũng gây ra nổ biến tần.

3. Kiểm tra 3 pha Mô tơ có điện trở đều nhau, và có pha nào chạm chập với nhau không, và 3 pha có pha nào bị chạm với vỏ mô tơ. Nếu có hãy gỡ động cơ ra kiểm tra lại dây điện, Nếu cố tình đấu điện có thể gây ra nổ biến tần tần. Chú ý khi Cài đặt biến tần Delta hay báo một số lỗi nguy hiểm sau phải tìm cách khắc phục gấp. Lỗi GFF (Lỗi chạm đất) Nguyên nhân giữa 1 pha mô tơ đã bị chạm võ, hoặc 1 pha đã bị chạm tiếp địa khắc phục phải gỡ mô tơ ra kiểm tra gấp nếu cố tình Restar để chạy tiếp thì biến tần sẽ nổ ngay lần thứ 2 hoặc thứ 3. Lỗi OC (Lỗi quá dòng) Nguyên nhân có thể mô tơ bị quá tải hoặc 3 pha đã bị chạm nhau hoặc IGBT đã bị chết. Lỗi OL(Lỗi quá tải) lỗi này xuất hiện khi hệ thống bị kẹt tải do vậy cần kiểm tra lại hệ thống tải trước khi cho biến tần chạy tiếp. Lỗi OV(Lỗi quá áp Bus DC) nguyên nhân với những tải có quán tính lớn khi khởi động hoặc dừng quá gấp thì điện áp trên Bus DC dâng cao gây ra báo lỗi cách khắc phục gắn thêm điện trở xả.