Cách dạy con học đánh vần lớp 1

Phương pháp dạy trẻ học đánh vần tiếng Việt

Đối với mỗi bậc phụ huynh có con chuẩn bị bước vào lớp 1 có lẽ việc dạy cho con làm thế nào để đánh vần, học vần là vấn đề rất được quan tâm. Có rất nhiều phương pháp dạy con đánh vần tiếng Việt, dưới đây là một số lưu ý bố mẹ cần biết để con học đánh vần hiệu quả. Mời các bố mẹ cùng tham khảo nhé!

1. Phân biệt tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái

Nhiều bạn nhầm lẫn giữa tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái.

Chẳng hạn: Chữ b, tên gọi là "bê", âm đọc là "bờ". Để nhớ và phân biệt tên gọi và âm đọc có thể dùng câu sau:

Chữ "bê" (b) em đọc là "bờ"

Chữ "xê" (c) em đọc là "cờ", chuẩn không?

Đặc biệt có 3 chữ cái c (xê), k (ca), q (quy) đều đọc là "cờ". Theo thầy Trần Mạnh Hưởng thì chữ q không gọi tên là "cu" nữa mà gọi tên là "quy".

Với các phụ âm, nguyên âm ghi bởi 2 - 3 chữ cái thì các bạn nhớ bảng sau:

2. Đặc điểm ngữ âm và đặc điểm chữ viết của tiếng Việt

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, những đặc điểm loại hình này có ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học Học vần.

a) Về ngữ âm

Tiếng Việt là ngôn ngữ có nhiều thanh điệu, các âm tiết được nói rời, viết rời, rất dễ nhận diện. Mặt khác, ranh giới âm tiết tiếng Việt trùng với ranh giới hình vị, do vậy, hầu hết các âm tiết tiếng Việt đều có nghĩa. Chính vì điều này, tiếng (có nghĩa) được chọn làm đơn vị cơ bản để dạy học sinh học đọc, viết trong phân môn Học vần.

Với cách lựa chọn này, ngay từ bài học tiếng Việt đầu tiên, học sinh đã được tiếp cận với một tiếng tối giản, là nguyên liệu tạo nên các từ đơn và từ phức trong tiếng Việt, Cũng vì vậy, học sinh chỉ học ít tiếng nhưng lại biết được nhiều từ chứa những tiếng mà các em đã biết.

b) Về cấu tạo

Âm tiết tiếng Việt là một tổ hợp âm thanh có tổ chức chặt chẽ, các yếu tố trong âm tiết kết hợp theo từng mức độ lỏng chặt khác nhau: phụ âm đầu, vần và thanh kết hợp lỏng, các bộ phận trong vần kết hợp với nhau một cách chặt chẽ. Vần có vai trò đặc biệt quan trọng trong âm tiết. Đây là cơ sở của cách đánh vần theo quy trình lập vần (a-mờ-am), sau đó ghép âm đầu với vần và thanh điệu để tạo thành tiếng (lờ-am-lam-huyền-làm).

3. Cách đánh vần 1 tiếng

Ta thấy 1 tiếng đầy đủ có 3 thành phần: âm đầu - vần - thanh, bắt buộc phải có: vần - thanh, có tiếng không có âm đầu.

Ghi nhớ:

1. Mỗi tiếng thường có 3 bộ phận: Âm đầu, vần và thanh

2. Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.

Ví dụ 1. Tiếng an có vần "an" và thanh ngang, không có âm đầu. Đánh vần: a - nờ - an.

Ví dụ 2. Tiếng ám có vần "am" và thanh sắc, không có âm đầu. Đánh vần: a - mờ - am - sắc - ám.

Ví dụ 3. Tiếng bầu có âm đầu là "b", có vần "âu" và thanh huyền. Đánh vần: bờ - âu - bâu - huyền - bầu.

dụ 4. Tiếng nhiễu có âm đầu là "nh", có vần "iêu" và thanh ngã. Đánh vần: nhờ - iêu - nhiêu - ngã - nhiễu.

Cách dạy con học đánh vần lớp 1

Ví dụ cấu tạo tiếng "nhiễu"

Chú ý: Vần đầy đủ có âm đệm, âm chính và âm cuối.

Thí dụ 5. Tiếng Nguyễn âm đầu là "ng", có vần "uyên" và thanh ngã. Vần "uyên" có âm đệm là "u", âm chính là "yê", âm cuối là "n". Đánh vần "uyên" là: u - i - ê - nờ - uyên hoặc u – yê (ia) - nờ - uyên. Đánh vần "Nguyễn" là: ngờ - uyên - nguyên - ngã - nguyễn.

Ví dụ cấu tạo vần của tiếng Nguyễn

Ví dụ 6. Tiếng yểng, không có âm đầu, có vần "yêng" và thanh hỏi. Vần "yêng" có âm chính "yê", âm cuối là "ng". Đánh vần: yêng - hỏi - yểng.

Ví dụ 7. Tiếng bóng có âm đầu là "b", vần là "ong" và thanh sắc. Đánh vần vần "ong": o - ngờ - ong. Đánh vần tiếng "bóng": bờ - ong - bong - sắc - bóng.

Ví dụ 8. Tiếng nghiêng có âm đầu là "ngh", có vần "iêng" và thanh ngang. Vần "iêng" có âm chính "iê" và âm cuối là "ng". Đánh vần tiếng nghiêng: ngờ - iêng - nghiêng. Đây là tiếng có nhiều chữ cái nhất của tiếng Việt.

Ví dụ 9. Với từ có 2 tiếng Con cá, ta đánh vần từng tiếng: cờ - on - con - cờ - a - ca - sắc - cá.

Sử dụng từ và hình ảnh khi dạy đánh vần.

Ví dụ 10. Phân biệt đánh vần "da" (trong da thịt ) và "gia" (trong gia đình).

"da" : dờ -a-da.

"gia" có âm hoàn toàn như "da" nhưng vì lợi ích chính tả được đánh vần là: gi (đọc là di)-a- gia.

Như vậy các bạn hoàn toàn có thể yên tâm về đánh vần các tiếng theo sách giáo khoa cải cách giáo dục.

Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần là quan trọng để trang bị cho con nền tảng kiến thức vững chắc trong tương lai. Tuy nhiên, để trẻ có thể tập trung học và ghi nhớ nhanh chóng lại là điều không hề dễ dàng. Đối với một số bậc phụ huynh, dạy con đánh vần không khác gì cuộc chiến, do đó, chúng tôi xin gửi đến các mẹ trọn vẹn bí quyết dạy con nhàn tênh, hiệu quả trong bài viết dưới đây!

Những thứ bố mẹ cần phải chuẩn bị khi dạy trẻ đánh vần

Trước hết bố mẹ cần phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trước khi dạy trẻ lớp 1 đánh vần. Bé mới chỉ lớp 1 nên chắc chắn chưa thể có được sự tập trung cao độ như các bé ở cấp 2, cấp 3. Vì thế, bố mẹ cần phải thật tâm lý, bình tĩnh và kiên nhẫn khi dạy học cho con.

Bố mẹ hãy cố gắng tạo cho con một môi trường học thoải mái nhất và giúp trẻ có được sự tự tin, không cảm thấy bị áp đặt học tập. Nếu bố mẹ vẫn thắc mắc nên chuẩn bị gì cho bé vào lớp 1 thì việc đầu tiên chính là tâm lý cho bé. Trước khi dạy trẻ đánh vần các bậc phụ huynh cần ôn tập lại kiến thức của bản thân mình. Đồng thời cũng cần phải xem lại và nắm thật cẩn thận những quy tắc về phương pháp đánh vần để có thể hướng dẫn bé một cách chính xác nhất.

Cách dạy con học đánh vần lớp 1

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần chuẩn bị sách vở, bảng chữ cái, tập viết, bút chì cho các bé. Bố mẹ cũng có thể mua 2 quyển sách tiếng việt. Một quyển để cho bé học ở nhà còn lại một quyển để cho bé học trên lớp. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy thuận tiện hơn cho bố mẹ khi dạy cho bé học thêm tại nhà. Bên cạnh đó, mẹ có thể mua bảng treo tường để viết chữ lên trên và dạy con đánh vần từng chữ cái một.

Hướng dẫn cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần nhanh chóng và hiệu quả

Dạy trẻ làm quen và ghi nhớ các chữ cái

Trẻ mới bước vào lớp 1, còn gặp phải nhiều bỡ ngỡ và tất cả mọi thứ đều rất mới mẻ và đôi khi là xa lạ. Do đó, để việc dạy trẻ học đánh vần đạt được hiệu quả, trước tiên, mẹ cần cho bé làm quen với những chữ cái và dấu câu. Tuy nhiên, thay vì bắt buộc con phải nhìn chằm chằm vào trong sách vở, thao thao bất tuyệt đọc thuộc lòng theo chữ cái mẹ dạy. Hãy tạo và duy trì một buổi học vui vẻ, hứng thú, thu hút trẻ tham gia.

Cách dạy con học đánh vần lớp 1

Các mẹ có thể dạy trẻ thông qua các thẻ chữ cái. Mẹ có thể mua các thẻ này ngay tại nhà sách hoặc tự làm. Mẹ cần phải trang trí thành các bảng màu rực rỡ, sống động, ngộ nghĩnh, dễ thương để gợi nên sự tò mò, kích thích thị giác cho trẻ. Do đó, trẻ sẽ có sự hứng khởi, nhanh chóng tiếp thu và gia tăng khả năng ghi nhớ mặt chữ lâu hơn.

Các mẹ nên dạy trẻ mọi lúc mọi nơi thông qua những hoạt động hàng ngày. Cách dạy khiến cho trẻ nhớ chữ cái một cách tự nhiên mà không tạo ra áp lực. Ví dụ, khi xem tivi, mẹ có thể hướng dẫn cho bé về các chữ cái ngẫu nhiên đơn giản và dạy trẻ cách đọc tương ứng. Hoặc khi đi chơi, đi dạo trên đường phố, mẹ hỏi con các chữ cái đã học ở trên bảng hiệu quảng cáo,…

Dạy cho bé từ những từ đơn giản

Trước khi bé có sự rành rọt trong việc đánh vần, mẹ cần phải bắt đầu dạy cho bé về từ những từ đơn giản, gần gũi, gắn liền với cuộc sống xung quanh đối với bé. Đây là các chữ cái mà bé thường xuyên sử dụng và gọi hàng ngày như: “ba”, “bố”, ”bà”, “mẹ”, “mèo”, “chó”,…

Các từ này sẽ khiến cho các bé có thể dễ dàng liên tưởng, hình dung và có thể tiếp thu hơn so với những từ ngữ xa lạ và không thông dụng khác.

Cách dạy con học đánh vần lớp 1

Đặc điểm ngữ âm và đặc điểm chữ viết của Tiếng Việt

Trong phương pháp dạy trẻ lớp 1 đánh vần hiệu quả và dễ dàng, bố mẹ cần dạy trẻ cách nhận biết đặc điểm ngữ âm và đặc điểm của tiếng Việt. Trong tiếng Việt có một loại đơn vị được gọi là tiếng. Xét về mặt ngữ âm, mỗi tiếng được coi là một âm tiết. Mỗi âm tiết gồm có 3 yếu tố là âm đầu, vần và thanh điệu.

Ví dụ: Trong chữ “Khánh”

  • “Kh” là âm đầu
  • “anh” là vần
  • Ø là thanh sắc

Trong tiếng việt gồm có:

  • 12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u ,ư, y
  • 32 nguyên âm đôi, chúng được ghép từ các nguyên âm đơn là: ai, ao, au, âu, ay, ây, eo, êu, ia, iê/yê, iu, oa, oă, oe, oi, ôi, ơi, oo, ôô, ua, uă, uâ, ưa, uê, ui, ưi,uo, uô, uơ, ươ, ưu, uy.
  • ​​13 nguyên âm ba hoặc trùng tam âm: iêu/yêu, oai, oao, oay, oeo, uao, uây, uôi, ươi, ươu, uya, uyê, uyu
  • 17 phụ âm trong tiếng Việt gồm có: b, c, d, đ, g, h, j, l, m, n, p, q, r, t, v, x. Lấy lần lượt phụ âm ghép với nguyên âm đơn rồi thêm dấu và chỉ trẻ cách đánh vần đúng. Ví dụ: ba, bá, bả, bạ,..

Giúp trẻ phân biệt tên gọi chữ cái và âm đọc

Cần dạy trẻ sự khác biệt giữa tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái một cách nhuần nhuyễn, cho đến khi nào trẻ không còn nhầm lẫn và đánh vần đúng thì mới chuyển sang nội dung tiếp theo. Ví dụ chữ “b”, có tên gọi là “bê” còn cách đọc lại là ‘bờ”

Dạy trẻ đánh vần bằng những trò chơi bé thích

Như đã nói ở trên thì trẻ nhỏ ở độ tuổi này thường ưa thích các món đồ chơi hơn thích học chữ. Bởi vậy mẹ có thể tận dụng tâm lý này để dạy cho trẻ cách đánh vần. Một phương pháp dạy cho trẻ lớp 1 đánh vần hiệu quả là bố mẹ sử dụng các món đồ chơi bé yêu thích để giúp cho bé học chữ cái nhanh chóng hơn.

Cách dạy con học đánh vần lớp 1

Mẹ có thể dạy bé các trò chơi ghép chữ, ví dụ như: Trò chơi ô ăn quan, ô chữ bí mật,..Trong quá trình tham gia trò chơi, bố mẹ nên dành cho con những lời động viên, lời khen đúng thời điểm để cho con có thể cảm thấy tự tin và thích thú nhé.

Trẻ nhỏ thường có sự hiếu động vì thế rất khó ngồi “ôm sách”, bởi vậy, mẹ có thể dán bảng chữ cái lên tường và cùng chơi trò học chữ cùng với các bé. Khi chơi, mẹ cần phải xem xét mức độ hào hứng của trẻ, nếu trẻ thích có thể dạy thêm nhiều chữ, còn trẻ đang cảm thấy không hứng thú thì chỉ nên dạy khoảng 2-3 chữ.

Để ôn tập những chữ đã dạy, không nên ép bé phải thuộc cả chữ, các bạn có thể cho bé tìm chữ cái đã bị mất, ví dụ như từ “bàn” chỉ còn “…àn” rồi cho bé từ “b” và “d” và hỏi xem phải ghép chữ nào để có từ đúng. Bạn nên cho bé nhiều cơ hội lựa chọn, để cho bé đỡ ngại, đỡ sợ khi trả lời.

Kinh nghiệm dạy cho trẻ lớp 1 đánh vần hiệu quả

Thời điểm đánh vần thích hợp với trẻ nên được thực hiện trong khoảng thời gian trẻ ít bị chi phối bởi những trò chơi tiêu khiển. Theo các nghiên cứu trước đây thì thời gian tốt nhất là khi tắm. Tại đây, trẻ sẽ không có nhiều trò chơi giống như ở những chỗ khác do đó, trẻ sẽ có sự tập trung cao hơn trong việc tập đánh vần tên mình.

Về thời gian, khoảng 5 – 10 phút/ngày là khoảng thời gian học phù hợp. Bởi vì nếu thời gian quá lâu sẽ dễ gây nên sự chán nản, xao nhãng và không hứng thú. Tuy nhiên, mẹ có thể linh động thay đổi tùy thuộc vào tâm trạng trẻ nhé!

Cách dạy con học đánh vần lớp 1

Về phương pháp dạy thì mẹ có thể lồng ghép việc học đánh vần vào trong trò chơi để trẻ cảm thấy hứng khởi như: Trò chơi đoán chữ, ghép chữ thông qua các chữ cái nam châm,… Nhưng các mẹ nên lưu ý, hãy khởi đầu bằng những câu dễ và sau đó thì tăng dần độ khó để có sự phù hợp với khả năng của con.

Ngoài các phương pháp dạy học truyền thống như học qua vở, bảng phấn, đọc miệng… Bố mẹ có thể cân nhắc để dạy con thông qua các tài liệu học trực tuyến, qua các giáo án điện tử. Một trong số các trang web cung cấp nhiều tài liệu điện tử bổ ích cho trẻ là Twinkl. Ở đây, sẽ có nhiều tài liệu được thầy cô giáo hướng dẫn có chuyên môn, kỹ thuật soạn ra. Do vậy, mà bé có thể tham khảo, học hỏi được thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Trên Twinkl đã cập nhật tới hơn 800,000 tài liệu dạy học chất lượng, phụ huynh có thể tin tưởng Twinkl bởi vì đây là nhà xuất bản tài liệu giáo dục uy tín của Vương Quốc Anh. Trang web này hiện nay đã và đang được tin dùng bởi hơn 14 triệu chuyên gia giáo dục, khoảng 12,000 trường học tại hơn 200 quốc gia và vũng lãnh thổ trên quốc tế.

Một số điều cần phải lưu ý khi dạy trẻ đánh vần

Kiên nhẫn với trẻ

Mỗi đứa trẻ thì sẽ sở hữu một khả năng tiếp thu kiến thức khác nhau. Giai đoạn này để trẻ có thể vừa học vừa chơi là rất khó để tiếp thu kiến thức nhanh chóng và nhiều như người lớn vẫn mong muốn. Bởi vì thế, bố mẹ cần phải có sự kiên trì và bình tĩnh với con. Khả năng tập trung trong giờ học của trẻ sẽ được gia tăng dần khi mà trẻ lớn hơn.

Cách dạy con học đánh vần lớp 1

Không ép trẻ học

Trẻ ở trong độ tuổi này thường cảm thấy thích vui chơi, khám phá thế giới bên ngoài hơn là tập trung vào việc học. Vì vậy bố mẹ không cần phải đặt nặng quá về vấn đề học tập và điểm số đối với con cái. Bé sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản, mất hứng thú khi bị ép buộc quá nhiều điều. Hãy dạy trẻ đánh vần một cách từ từ, dần dần rồi sẽ mang lại hiệu quả và giúp con nhớ lâu hơn.

Thời gian dạy cho trẻ đánh vần mỗi ngày

Một trong các phương pháp dạy trẻ lớp 1 đánh vần hiệu quả đó chính là cho trẻ thực hành mỗi ngày, ở mọi lúc mọi nơi. Không phải chỉ khi bé đang ở nhà hoặc ngồi trên bàn học mẹ mới có thể dạy bé tập đọc mà khi đi ra ngoài chơi, hoặc đi siêu thị,..mẹ vẫn dạy cho bé đánh vần được thông qua các biển quảng cáo, cửa tiệm quần áo,… Việc luyện tập cho trẻ đánh vần thường xuyên như thế này sẽ giúp bé nhớ được từ lâu hơn.

Cách dạy con học đánh vần lớp 1

Dạy trẻ thông qua hình ảnh trực quan và sinh động

Theo nhiều nghiên cứu trước đây thì trẻ có được khả năng ghi nhớ kiến thức tốt hơn thông qua hình ảnh trực quan và sinh động. Những lời giải thích của bố mẹ sẽ khá khó hiểu cho trẻ nếu không có được sự hiện diện của hình ảnh (hoặc sự vật) minh họa đi kèm. Do đó, để có thể dạy trẻ đánh vần thành công, thì bố mẹ không thể không chuẩn bị cho trẻ các giáo cụ chứa hình ảnh thật đặc sắc và thu hút. Bạn có thể sử dụng những bài giảng powerpoint để tăng thêm phần hứng thú, đồng thời giúp những chữ cái trở nên sinh động hơn trong mắt của bé.

Trên đây là các cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần hiệu quả và nhanh chóng mà các bậc phụ huynh nên tham khảo. Dựa vào đó, hãy áp dụng và lựa chọn ra phương pháp thích hợp nhất để giáo dục cho trẻ nhà mình, giúp trẻ có được sự phát triển toàn diện.