Cách dạy con không la mắng

Là cha mẹ khi muốn con nghe lời, nhiều bậc phụ huynh phải quát mắng, dọa nạt hay dùng roi vọt…Bố mẹ thường đổ lỗi do con khó bảo nhưng có khi nào bạn nghĩ: mình dạy con sai phương pháp. Chìa khóa “vàng” để dạy con nghe lời bố mẹ răm rắp chính là 19 cách nói thông minh này. Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu nha.

Xem Video về cách 19 cách dạy con ở dưới bố mẹ nha

  • 7 Kiểu Ông Bố Làm Hại Cuộc Đời Con Mà Bố Nào Cũng Có Thể Mắc Phải
  • 21 Mẹo Dân Gian Chữa Bệnh Cho Trẻ Tại Nhà Mà Bố Mẹ Phải Biết.
  • 8 Điều Bố Mẹ Phải Biết Trước Khi Sinh Con Thứ 2

Cách dạy con nghe lời số 1 Bố mẹ hãy nói “Khi nào… thì” khi muốn con làm việc gì đó.

Bố mẹ hãy dùng cách nói khiến con nghe lời răm rắp này những khi muốn con làm một việc gì đó. Chẳng hạn, “Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con” hoặc “Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình”, “Khi nào con ăn xong mẹ sẽ cho con đi chơi”…

Thay vì từ “nếu”” bố mẹ nên dạy con bằng các câu với cụm từ “khi nào” nhằm mang ý nghĩa tích cực và thúc giục hơn. Việc này sẽ giúp trẻ có hứng thú hơn với công việc mà mẹ yêu cầu. Chỉ khác nhau một chút trong câu nói, nhưng lại khiến con nghe lời răm rắp mà không cần phải thúc giục. Và bố mẹ cũng đừng dùng thái độ cứng ngắt khi nói với con.

Cách dạy con nghe lời số 2 Sử dụng “Khi con… mẹ cảm thấy… bởi vì…”

Bố mẹ nên cho con biết suy nghĩ của mẹ để đồng cảm thay vì áp đặt, khiến trẻ không thể hiểu. Bố mẹ có thể dùng cách nói “Khi con…mẹ cảm thấy…bởi vì”. Ví dụ như: “Khi con chạy lung tung trong siêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc”. “Khi con không mời bố mẹ trước khi ăn cơm mẹ cảm thấy buồn vì con không quan tâm tới mẹ”…

Cách dạy con nghe lời số 2 Sử dụng “Khi con… mẹ cảm thấy… bởi vì…”

Nhờ cách nói này, con sẽ hiểu được cảm nhận của bạn và con nghe lời răm rắp một cách tự nguyện.

Cách dạy con nghe lời số 3 Hãy cho bé lựa chọn

Thay vì: “Đến lúc phải đi rồi đấy!” hãy cho bé các sự lựa chọn Chẳng hạn như: “Các con muốn đi luôn bây giờ hay chơi thêm 10 phút nữa rồi mình đi nhỉ?” hoặc Mẹ có thể hỏi con: “Con thích thay đồ ngủ hay đánh răng trước?” hoặc “Con thích đội mũ màu đỏ hay mũ màu xanh?”…Trẻ con luôn muốn được làm chủ định mệnh của mình, và nếu bạn có thể khiến con cảm nhận được điều đó thì quá tuyệt vời.
Bố mẹ không nên ép buộc con trong mọi việc. Điều này khiến bé cảm thấy bị gò bó và có tâm lý phản kháng. Muốn con nghe lời răm rắp, bố mẹ nên tôn trọng sự lựa chọn của con, tạo cho bé cảm giác mình cũng tham gia lên kế hoạch và có tránh nhiệm hoàn thành.

Khi được lựa chọn và trao cơ hôị bé sẽ có cảm giác được tôn trọng hơn, bạn sẽ nhận được phản hồi tích cực và tốt hơn bạn nghĩ rất nhiều.

Dạy con không quát mắng bằng cách hãy tích cực.

Thay vì nói: “Không làm ồn ở đây”, bố mẹ có thể gợi ý: “Con hãy về phòng mình vui chơi đi”. Lúc này bé sẽ cảm nhận được thành ý của bố mẹ và ngay lập tức nghe lời. Đây là một trong những cách dạy con thể hiện sự tôn trọng của mẹ.

Cách dạy con nghe lời số 5 Bắt đầu “chỉ thị” của bạn với “mẹ muốn” hoặc “”bố muốn”

Thay vì ra lệnh cho con như: “Bỏ con dao xuống”, hãy nói “Mẹ muốn con bỏ dao xuống”; thay vì: “Hãy cho em mượn đồ chơi”, bố mẹ hãy nói: “Mẹ muốn con cho em mượn đồ chơi”.

Bố mẹ biết không? Trẻ nhỏ sẽ có phản ứng tích cực và tốt hơn khi không phải nghe những lời nói mang tính buộc tội. Bên cạnh đó, nói rõ với con những gì bạn muốn con làm sẽ giúp con tuân thủ theo đúng điều bạn muốn. Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm bố mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh.

Cách dạy con nghe lời số 6 Đừng hỏi khó.

Khi con làm sai một cái gì đó, nhiều bà mẹ quen miệng luôn hỏi “Sao con lại làm thế?”. Nhưng thực ra câu hỏi này của mẹ là đang làm khó con. Đôi khi chính người lớn có những lúc còn không hiểu tại sao mình lại làm thế?

Cách dạy con nghe lời số 6 Đừng hỏi khó.

Mẹ nên hỏi con những câu trần thuật đơn giản. Mẹ nên xem xét mức độ hiểu biết của bé nhà bạn dựa trên độ tuổi. Bé càng ít tuổi thì yêu cầu của mẹ phải càng ngắn và đơn giản. Mẹ nên bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản như: “Con có thể kể lại cho mẹ chuyện xảy ra?”, “Con đã thấy gì?”, “Con định làm gì?”…”

Cách dạy con nghe lời số 7 Trực tiếp

Việc nhìn vào mắt một ai đó là cách cơ bản trong giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng. Khi dạy con, bố mẹ cũng nên làm như vậy, đừng coi nhẹ con.

Trước khi bố mẹ yêu cầu bé làm việc gì, bố mẹ hãy ngồi xổm để tầm mắt của bố mẹ ngang với tầm mắt của bé. Như thế, phụ huynh mới thu hút được sự chú ý của con. Đồng thời, cách này còn giúp bé tập trung vào những điều bố mẹ sắp nói. Tuy nhiên, bố mẹ cần tránh nhìn con bằng ánh mắt giận dữ vì như thế, bé sẽ sợ hãi tới mức chẳng dám nhìn vào mắt bố mẹ. Hãy dùng điều chỉnh ánh mắt của bạn, nghiêm khắc lúc cần thiết và dịu dàng lúc khuyên nhủ. Chỉ cần một ánh mắt đúng mực là bố mẹ có thể khiến con nghe lời răm rắp.

>>>> Mách nhỏ bố mẹ một khoá học về Bí quyết nuôi dạy con ngoan, khoẻ và thông tuệ với gần 5000 bố mẹ theo học. Giảm giá 50% ngay cho bố mẹ đăng ký ngay hôm nay

Cách dạy con nghe lời số 8 Hãy gọi tên

Khi đề nghị bé, mẹ hãy gọi tên; chẳng hạn: “Ben, lấy hộ mẹ cái cốc”, “Bống, ra ăn cơm con”… Như vậy, khi được mẹ gọi tên bé sẽ tập trung và có ý thúc giục hơn.
Ngược lại bé sẽ lơ đãng và “bỏ quên” lời đề nghị của mẹ hoặc cho rằng mẹ đang nói chung chung, không phải nói mình.

Cách dạy con nghe lời số 9 “Chân trước, miệng sau”

Khi thấy con đang xem tivi, mẹ đang nấu bếp thường phải quát lên “Con mau tắt tivi rồi ra ăn cơm!”. Nhưng mẹ sẽ phải chờ rất lâu đến độ mất hết kiên nhẫn mà vẫn chưa thấy con đi tra.

Vì vậy, thay vì hét lên với con, bạn nên đi vào căn phòng nơi bé đang xem tivi, tham gia với sở thích của bé trong vài phút. Sau đó, thương lượng để bé tắt tivi, đứng dậy ăn cơm. Đôi khi việc dạy con một cách nhẹ nhàng như thế nào khiến con nghe lời răm rắp với tâm lý thoải mái.

Quát mắng con chưa bao giờ là cách tốt để trẻ nghe lời đâu mẹ ạ!

Muốn con nghe lời, hãy nói ít đi và hãy nói từng câu một

Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con về một chuyện. Muốn con nghe lời, mẹ chỉ nên yêu cầu bé làm một việc một lúc. Bạn càng “dông dài” với các yêu cầu, bé nhà bạn càng có xu hướng “giả điếc”.

Mẹ thử nghĩ xem, với cả “núi công việc” bạn sẽ cảm thấy chùn chân, chán nản. Trẻ con cũng vậy. Mẹ chỉ nên yêu cầu con từng việc như: “Con lấy hộ mẹ cốc nước” và “Con mang hộ mẹ chiếc túi ra bàn”… Nếu muốn con nghe lời răm rắp thì mẹ hãy áp dụng nguyên tắc này ngay.

Cách dạy con nghe lời số 11 Đưa lợi ích để bé không từ chối

Bố mẹ có thể phải cãi cọ với bé 2-3 tuổi nhà mình về việc chọn quần áo nhưng nếu có gợi ý: “Con mặc áo dài tay này vào và mẹ con mình sẽ ra ngoài chơi” thì mọi chuyện sẽ khác. Bố mẹ hãy đưa ra lợi ích cho bé khiến yêu cầu của mẹ có sức nặng hơn.

Cách dạy con nghe lời số 12 Hãy đơn giản

Khi dạy con, mẹ luôn cần nhớ nguyên tắc đơn giản. Mẹ hãy sử dụng câu ngắn với ngôn ngữ mà bé hiểu được. Cách tốt nhất là mẹ hãy nghe cách các bé trò chuyện với nhau và tìm hiểu ngôn ngữ của bé. Khi nói với bé, mẹ cần chắc là bé đã hiểu rõ.

Cách dạy con nghe lời số 13 Để bé nhắc lại yêu cầu của mẹ

Nhiều mẹ không biết con đã hiểu lời của mình chưa và hỏi lại “Con có hiểu không?”. Nhưng điều này đôi khi làm bé lo lắng mà nói là “hiểu” dù bé chưa hiểu rõ.
Mẹ nên nhẹ nhàng đề nghị con nhắc lại một yêu cầu của mình. Nếu bé không nhắc được tức là yêu cầu của mẹ quá dài và quá phức tạp.”

>>>> Mách nhỏ bố mẹ một khoá học về Bí quyết nuôi dạy con ngoan, khoẻ và thông tuệ với gần 5000 bố mẹ theo học. Giảm giá 50% ngay cho bố mẹ đăng ký ngay hôm nay

Cách dạy con nghe lời số 14 “Con có nhớ…”

Thay vì nói với con là: “Cẩn thận đấy.” mẹ hãy nói là “”Con có nhớ””

Ví dụ: “Con có nhớ mình phải làm gì khi chơi trong công viên không nhỉ?” hoặc “Con nhớ di chuyển thật chậm khi leo lên đỉnh của bức tường đó nhé.”
Vì hầu hết trẻ con đều sẽ làm ngơ với những câu nói được lặp đi lặp lại quá nhiều lần. Để tránh gặp phải tình trạng này, hãy kết nối tư duy phản biện, phân tích của con và khiến con nhắc lại những cảnh báo quan trọng. Hoặc đưa ra chỉ dẫn cụ thể về việc bạn muốn con làm.”

Cách số 15 hãy nói “Con nói nhẹ nhàng thôi được chứ.”

Thay vì nói: “Đừng có hét lên nữa!” hoặc “Im lặng đi!” thì mẹ hãy nói “Con nói nhẹ nhàng thôi được chứ” hoặc “Con có thể nói nhẹ nhàng hơn được không?

Ví dụ: “Con yêu, con có thể nói nhẹ nhàng hoặc ra đây nói thầm với bố mẹ được không,” (nhớ nói với con bằng giọng nhỏ nhẹ thì thầm) hoặc, “Mẹ thích giọng hát của con lắm, nhưng mẹ nghĩ con nên ra sân hoặc vào phòng giải trí hát thoải mái để có thể phô bày giọng hát của mình.”

Lý giải giải cho điều này là: Một số đứa trẻ bình thường đã có giọng nói to hơn nhiều đứa trẻ khác. Nếu bạn nhận thấy con khó có thể nói nhỏ, hãy chỉ cho trẻ nơi chúng có thể “cất cao tiếng nói” mà không sợ ảnh hưởng đến người khác.”

Cách số 16 “Con muốn tự mình làm hay muốn mẹ giúp một tay nào?”

Các mẹ ơi thay vì “Mẹ nói với con lần này là lần thứ 3 rồi, làm ngay đi!” thì hãy hỏi con “Con muốn tự mình làm hay muốn mẹ giúp một tay nào?”

Ví dụ: “Đã đến lúc mình phải đi rồi. Con muốn tự đi giày hay để mẹ giúp nào?” hoặc “Con muốn tự vào xe hay cần mẹ bế lên?”

Lý giải cho điều này là vì: Hầu hết mọi đứa trẻ đều có phản hồi rất tích cực khi được trao quyền. Hãy cho con cơ hội được lựa chọn để con có thể động não tư duy đưa ra phản hồi tốt thay vì cảm thấy bị ức chế.

Cách số 17 Hãy hỏi con “Con học được gì từ lỗi sai vừa rồi nào?”

Thay vì: “Con đúng là đáng xấu hổ” hoặc “Con nên biết mình phải làm gì để cải thiện vấn đề” mẹ hãy hỏi con về điều mà bé học được từ những lỗi sai của trẻ mẹ nhé.

Ví dụ: “Con học gì từ lỗi sai vừa rồi nào?” hoặc “Nói mẹ nghe bài học đắt giá con vừa học được từ lỗi sai vừa rồi, và cho mẹ biết liệu con sẽ làm gì để không gặp rắc rối ở trường nữa đây?”
ĐIều này tạo động lực để thay đổi hành vi trong tương lai sẽ cho kết quả tốt hơn là việc cố gắng khiến con xấu hổ hoặc thấy tội lỗi về lỗi lầm trong quá khứ của mình.

Cách 18 “Con có thể…..”

Thay vì: “Đừng!” hoặc “Dừng ngay lại!” hãy hỏi con là “”Con có thể..””

Ví dụ: “Con làm ơn có thể vuốt ve nhẹ nhàng chú cún được không” hoặc “Con có thể tự để giày vào tủ được không.”

Bố mẹ biết rằng bất cứ ai đều không muốn trải qua một ngày nói toàn những lời chúng ta không muốn nói với những người xung quanh hay không? Không phải, đúng không? Chúng ta cũng sẽ không bao giờ có được sự phản hồi tích cực nếu nói những lời lẽ khó nghe với người khác. Kiểu giao tiếp cực đoan như vậy không chỉ bị bài xích mà còn gây ảnh hưởng tới mối quan hệ của chúng ta với mọi người.

Thay vì dùng những lời lẽ khó nghe, hãy nhẹ nhàng giải thích với người xung quanh những gì bạn muốn.

Cách số 19 Hãy nói “Con hãy tôn trọng bản thân và mọi người, được không.”

Thay vì nói với con là: “Cư xử tử tế vào.” hãy dạy bé tôn trọng bản thân và mọi người

Ví dụ: “Tình huống hôm nay chính là bài học giúp con biết tôn trọng bản thân và người xung quanh.”

Lý giải: Trong trường hợp này, hãy lý giải mọi thứ thật cụ thể và rõ ràng vì trẻ con thường không hiểu được hết những câu nói chung chung bố mẹ vẫn nói hàng ngày. Hãy nói rõ với con bạn muốn con làm gì, đồng thời yêu cầu con nhắc lại điều cần nhớ.

>>> Mách nhỏ bố mẹ một khoá học về Bí quyết nuôi dạy con ngoan, khoẻ và thông tuệ với gần 5000 bố mẹ theo học. Giảm giá 50% ngay cho bố mẹ đăng ký ngay hôm nay

Những đồ dùng hữu ích mẹ cho mẹ và cho bé

Khăn cho bé ti

Có bao giờ mẹ gặp tình huống ngại ngùng khi phải cho con ti ở chỗ công cộng hay chỗ đông người. Mẹ đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ? Và luôn cảm thấy bất tiện, không thoải mái khi đưa con ra các nơi công cộng không có không gian kín đáo để cho bé ti? Mẹ cần vắt sữa nhiều lần thậm trí ngay tại công sở để đủ lượng sữa cho con ti.

Khăn cho bé bú

Để giải quyết vấn đề đó chúng tôi mang đến cho phụ huynh một công cụ đặc biệt đó là khăn choàng cho bé bú hay còn gọi là khăn che cho bé bú hoặc áo choàng cho bé bú.

Mua ngay khăn này tại Bộ Khăn Choàng Cho Bé Bú – Khăn Cho Cho Bé Bú và Lưới

Gối chống méo đầu cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh nằm mãi một tư thế là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bẹp, méo đầu. Để giải quyết vấn đề đó chúng tôi giới thiệu đến các phụ huynh bộ gối chống bẹp đầu hay còn gọi là gối chống méo đầu Hoặc gối định hình đầu cho trẻ.

Gối cho trẻ sơ sinh – gối lõm chống méo đầu

Có nhiều loại gối chống bẹp đầu cho trẻ nhưng gối lõm là một trong những loại gối phổ biến nhất

Mua ngay cho bé tại Gối Cho Trẻ Sơ Sinh – Gối Lõm Chống Méo Đầu Cho Bé

Áo choàng tắm cho bé có mũ

Đây là một chiếc áo choàng tắm không thể thiếu dành cho bé nhà bạn. Nó không chỉ là một chiếc áo choàng cho bé bình thường mà nó còn là một chiếc áo choàng có mũ cực kỳ đáng yêu với rất nhiều công dụng.

Như các mẹ đã biết rằng cơ thể của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, sau khi tắm xong các mẹ chưa thể mặc quần áo giữ ấm cho con ngay tức thì, cần phải chuẩn bị một chiếc áo choàng tắm như trong link Áo Choàng Cho Bé Có Mũ Lông Cừu – Áo Choàng Tắm Cho Bé Dùng Ở Nhà Hoặc Đi Biển

Yếm ăn dặm silicon cho bé

Yếm ăn dặm cổ dán cho bé được làm từ silicon mềm mại êm ái cho làn da, dùng trong thực phẩm, an toàn cho bé và chống bám dính. Cổ dán tiện lợi nên mẹ dễ dàng điều chỉnh để che phủ ngực và vai.

Có Nên Cho Con Dùng Yếm Ăn Dặm Silicon Hay Không?

Yếm máng có phần máng hứng rộng đựng thức ăn rơi vãi,  đảm bảo rằng quần áo của bé luôn được giữ sạch sẽ.

Mua ngay tại đây Yếm Ăn Dặm Silicon Cho Bé Có Máng Đựng

Mũ bảo hiểm cho bé tập đi

Mũ bảo hiểm cho bé bảo vệ đầu chống sốc thoáng khí có thể điều chỉnh kích thước cho bé tập bò hoặc tập đi. Mũ bảo hiểm an toàn cho trẻ sơ sinh và bé tập đi với thiết kế thoáng khí mang đến sự bảo vệ lý tưởng nhất cho trẻ trong quá trình tập bò / chơi đùa.

mũ bảo hiểm cho bé tập đi

Đây là một chiếc mũ bảo hiểm an toàn cho bé với trọng lượng siêu nhẹ đáng yêu khi cho bé tập đi, đảm bảo bé không bị nóng trong mùa hè. Mua ngay tại đây nha mẹ Mũ Bảo Hiểm Cho Bé Tập Đi Giúp Bảo Vệ Đầu Cho Bé

Yếm ăn dặm vải cho bé

Khi bé tập ăn dặm cũng là lúc quần áo bé luôn lấm lem và sàn nhà của bạn đầy thức ăn rơi vãi làm cho mẹ mệt nhoài để dọn dẹp, thay giặt quần áo cho bé.

Chưa kể các bé thích vẽ, bôi bẩn lung tung,… vì thế áo yếm ăn dặm chống thấm cho bé sẽ hạn chế việc dây bẩn khắp nơi và mẹ đỡ tốn công dọn dẹp. Mua ngay tại Yếm Ăn Dặm Cho Bé Chống Thấm Hình Chữ U Hoạ Tiết Ngẫu Nhiên

Chủ đề