Cách đo độ chia nhỏ nhất của ampe kế

Chương 3: Điện học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7
  • Đề Kiểm Tra Vật Lí Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Vật Lý 7
  • Giải Vở Bài Tập Vật Lí Lớp 7
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 7
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7

Giải Bài Tập Vật Lí 7 – Bài 24: Cường độ dòng điện giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Bài C1 (trang 66 SGK Vật Lý 7):

a. Trên mặt ampe kế có ghi chữ A (số đo tính theo đơn vị ampe) hoặc mA (số đo tính theo đơn vị miliampe). Hãy ghi giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của ampe kế ở hình 24.2a và hình 24.2b vào bảng 1.

Cách đo độ chia nhỏ nhất của ampe kế

b. Hãy cho biết ampe kế nào trong hình 24.2 dùng kim chỉ thị và ampe kế nào hiện số.

c. Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu gì? (xem hình 24.3).

Cách đo độ chia nhỏ nhất của ampe kế

d. Nhận biết chốt điều chỉnh kim của ampe kế được trang bị cho nhóm em.

Lời giải:

a. Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của ampe kế được ghi trong bảng sau:

Bảng 1

Ampe kếGHĐĐCNN
Hình 24.2a 100 mA 10 mA
Hình 24.2b 6 A 0,5 A

b. Ampe kế hình 24.2a và 24.2b dùng kim chỉ thị; ampe kế hình 24.2c hiện số.

c. Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu (+) (chốt dương) và dấu (-) (chốt âm).

d. Theo dụng cụ thí nghiệm ở hình 24.3 thì chốt điều chỉnh kim loại của ampe kế là núm tròn rảnh ở giữa nằm ngay bên dưới gốc quay củà kim chỉ thị.

Bài C2 (trang 67 SGK Vật Lý 7): Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ sáng của đèn và cường độ dòng điện qua đèn: Dòng điện qua đèn có cường độ càng ……thì đèn càng……..?

Lời giải:

Nhận xét: Dòng điện chạy qua đèn có cùng cường độ lớn (nhỏ) thì đèn càng sáng (tối)

Bài C3 (trang 68 SGK Vật Lý 7): Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:

a. 0,175 A = … mA

b. 0,38 A = … mA

c. 1250 mA=… A

d. 280 mA =… A.

Lời giải:

a. 0,175 A = 175 mA

b. 0,38 A = 380 mA

c. 1250 mA = 1,25 A

d. 280 mA = 0,28 A.

Bài C4 (trang 68 SGK Vật Lý 7): Có 4 ampe kế với giới hạn đo như sau:

1) 2 mA

2) 20 mA

3) 250 mA

4) 2 A

Hãy cho biết ampe kế nào đã cho là phù hợp nhất để đo mỗi cường độ dòng điện sau đây:

a. 15 mA

b. 0,15 A

c. 1,2 A.

Lời giải:

+ Chọn ampe kế 2) GHĐ 20mA là phù hợp nhất để đo dòng điện a) 15mA. Vì dòng cần đo có cường độ 15mA < 20mA.

+ Chọn ampe kế 3) GHĐ 250mA là phù hợp nhất để đo dòng điện b) 0,15A. Vì dòng cần đo có cường độ 0,15A < 250mA = 0,25A

+ Chọn ampe kế 4) GHĐ 2A là phù hợp nhất để đo dòng điện c) 1,2A. Vì dòng cần đo có cường độ 1,2A < 2A.

Lưu ý: Có thể chọn vôn kế 2 A để đo cường độ dòng điện 15 mA hay 0,15 A nhưng đọc số chỉ trên ampe kế sẽ kém chính xác vì 2 A lớn hơn nhiều so với 15 mA hay 0,15 A.

Bài C5 (trang 68 SGK Vật Lý 7): Ampe kế nào trong sơ đồ hình 24.4 được mắc đúng, vì sao?

Cách đo độ chia nhỏ nhất của ampe kế

Lời giải:

Cách mắc đúng ampe kế: mắc nối tiếp vào mạch điện sao cho chốt (+) của ampe kế nối với cực (+) và chốt (-) của ampe kế với cực (-) của nguồn điện. Vậy chỉ có sơ đồ a (mắc ampe kế đúng).

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Cách đo độ chia nhỏ nhất của ampe kế

Vậy cường độ dòng điện là gì? Ampe kế là gì? Cách đo cường độ dòng điện bằng Ampe kế như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Cường độ dòng điện

1. Thí nghiệm

– Nhận xét: Với một bóng đèn nhất định, khi đèn càng sáng thì số chỉ của ampe kế càng lớn.

2. Cường độ dòng điện

– Số chỉ ampe kế cho biết mức độ mạnh hay yếu của dòng điện. Cường độ dòng điện ký hiêu bằng chữ I.

– Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, ký hiệu là A.

– Để đo dòng điện có cường độ nhỏ, người ta dùng đơn vị miniampe, ký hiệu là mA.

 1mA = 0,001A; 1A = 1000mA.

II. Ampe kế

• Ampe – kế là dụng cụ để đo cường độ dòng điện

• Ký hiệu A và mA.

• Ký hiệu ampe kế trên sơ đồ mạch điện: 

Cách đo độ chia nhỏ nhất của ampe kế

* Có thể em chưa biết: Đơn vị đo cường độ dòng điện được đặt theo tên của nhà bác học người Pháp Ampe (André Marie Ampère, 1775 – 1836).

III. Đo cường độ dòng điện

1. Sơ đồ mạch điện

Cách đo độ chia nhỏ nhất của ampe kế
2. Cách mắc ampe kế

– Mắc A nối tiếp với vật cần đo cường độ dòng điện.

– Mắc cực dương của A về phía cực dương của nguồn điện.

– Mắc cực âm của A về phía cực âm của nguồn điện.

* Lưu ý: Khi sử dụng Ampe – kế để đo cường độ dòng điện

 – Cần chọn ampe kế có giới hạn đo phù hợp với kết quả cần đo, ampe kế có độ chia nhỏ nhất càng nhỏ thì độ chính xác của kết quả đo càng cao.

 – Mắc chốt (+) của ampe kế với cực dương của nguồn điện, KHÔNG được mắc 2 chốt của ampe kế trực tiếp vào 2 cực của nguồn điện để tránh làm hỏng ampe kế và nguồn điện.

IV. Bài tập về cường độ dòng điện

* Câu C1 trang 66 SGK Vật Lý 7: a) Trên mặt ampe kế có ghi chữ A (số đo tính theo đơn vị ampe) hoặc mA (số đo tính theo đơn vị miliampe). Hãy ghi giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của ampe kế ở hình 24.2a và hình 24.2b vào bảng 1.

Cách đo độ chia nhỏ nhất của ampe kế

b) Hãy cho biết ampe kế nào trong hình 24.2 dùng kim chỉ thị và ampe kế nào hiện số.

c) Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu gì? (hình 24.3).

Cách đo độ chia nhỏ nhất của ampe kế

d) Nhận biết chốt điều chỉnh kim của ampe kế được trang bị cho nhóm em.

° Lời giải câu C1 trang 66 SGK Vật Lý 7:

a) Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của ampe kế được ghi trong bảng sau:

Ampe kếGHĐĐCNN
Hình 24.2a 100 mA 10 mA
Hình 24.2b 6 A 0,5 A

b) Ampe kế hình 24.2a và 24.2b dùng kim chỉ thị; ampe kế hình 24.2c hiện số.

c) Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu (+) (chốt dương) và dấu (-) (chốt âm).

d) Theo dụng cụ thí nghiệm ở hình 24.3 thì chốt điều chỉnh kim của ampe kế là núm tròn nằm ở giữa nằm ngay bên dưới góc quay của kim chỉ thị.

* Câu C2 trang 67 SGK Vật Lý 7: Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ sáng của đèn và cường độ dòng điện qua đèn: Dòng điện qua đèn có cường độ càng … thì đèn càng … ?

° Lời giải câu C2 trang 67 SGK Vật Lý 7:

– Nhận xét: Dòng điện chạy qua đèn có cùng cường độ càng lớn (nhỏ) thì đèn càng sáng (tối).

* Câu C3 trang 68 SGK Vật Lý 7: Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:

a) 0,175A = … mA     b) 0,38A = … mA

c) 1250mA = … A     d) 280mA = … A

° Lời giải câu C3 trang 68 SGK Vật Lý 7:

a) 0,175A = 175mA     b) 0,38A = 380mA

c) 1250mA = 1,25A     d) 280mA = 0,28A.

* Câu C4 trang 68 SGK Vật Lý 7: Có 4 ampe kế với giới hạn đo như sau:

1) 2mA     2) 20mA      3) 250mA     4) 2A

Hãy cho biết ampe kế nào đã cho là phù hợp nhất để đo mỗi cường độ dòng điện sau đây:

a) 15mA     b) 0,15A     c) 1,2A.

° Lời giải câu C4 trang 68 SGK Vật Lý 7:

– Chọn ampe kế (2) GHĐ 20mA là phù hợp nhất để đo dòng điện (a) 15mA. Vì dòng cần đo có cường độ 15mA < 20mA.

– Chọn ampe kế (3) GHĐ 250mA là phù hợp nhất để đo dòng điện (b) 0,15A. Vì dòng cần đo có cường độ 0,15A < 250mA = 0,25A

– Chọn ampe kế (4) GHĐ 2A là phù hợp nhất để đo dòng điện c) 1,2A. Vì dòng cần đo có cường độ 1,2A < 2A.

Lưu ý: Có thể chọn ampe kế 2A để đo cường độ dòng điện 15mA hay 0,15A nhưng có thể khi đọc số chỉ trên ampe kế 2A sẽ kém chính xác vì độ chia nhỏ nhất trên ampe kế 2A có thẻ lớn hơn độ chia nhỏ nhất của ampe kế 15mA hay 0,15A.

* Câu C5 trang 68 SGK Vật Lý 7: Ampe kế nào trong sơ đồ hình 24.4 được mắc đúng, vì sao?

Cách đo độ chia nhỏ nhất của ampe kế

° Lời giải câu C5 trang 68 SGK Vật Lý 7:

– Cách mắc ampe kế đúng cách: Mắc ampe kế nối tiếp vào mạch điện sao cho chốt (+) của ampe kế nối với cực (+) và chốt (-) của ampe kế với cực (-) của nguồn điện. Như vậy, sơ đồ a) mắc ampe kế đúng cách.