Cách đóng trần thạch cao giật cấp

Cách làm trần thạch cao được diễn ra như thế nào và gồm các công đoạn gì? Kỹ thuật và kinh nghiệm cao là cụm từ mà công việc thi công trần thạch cao cần phải luôn có, mặc dù thế việc lắp đặt trần cách thạch cao sẽ dễ dàng nếu như mọi người nắm rõ quy cách và quy trình thi công cơ bản sau đây.

Cách đóng trần thạch cao giật cấp
Hướng dẫn cách làm trần thạch cao chi tiết nhất

Trần thạch cao có bao nhiêu loại?

Trước khi tiến hành tìm hiểu cách làm trần thạch cao, bạn cần nắm được trần thạch cao được chia làm bao nhiêu loại.

Cách đóng trần thạch cao giật cấp
Cách thi công trần thạch cao chìm

Trần thạch cao được chia thành 2 loại chính: trần thạch cao thả và trần thạch cao chìm. Trong đó, trần thạch cao chìm chia làm 2 loại con, đó là trần thạch cao phẳng và trần thạch cao giật cấp

Trần thạch cao chìm

Cách đóng trần thạch cao giật cấp
Hướng dẫn cách thi công trần thạch cao chi tiết

Trần thạch cao khung xương chìm hay còn gọi là trần thạch cao phẳng, trần thạch cao giật cấp là hệ trần thạch cao có hệ thống khung xương được che kín, khiến cho bạn không thể nhìn thấy các khung xương này. Cấu tạo từ khung xương trần thạch cao chìm và tấm thạch cao.

  • Tấm thạch cao có độ mềm dẻo cao, sử dụng trong thời gian dài vẫn không lo bị nứt
  • Có bề mặt phẳng, mịn màng, khi thi công lên sẽ làm căn phòng trông mượt mà, đẹp mắt, tăng tính thẩm mỹ của căn phòng.
  • Bên cạnh đó cũng dễ dàng áp dụng các hình thức trang trí lên tấm thạch cao như sơn, giấy dán tường...
  • Tấm thạch cao có độ cứng tốt, có thể áp dụng ở cả các trần nhà và tường nhà bị cong vênh. Một tấm thạch cao có trọng lượng khá nhẹ, khoảng 6 - 10kg/m2 nên việc xử lý hay vận chuyển không quá khó khăn.

Trần thạch cao thả

Cách đóng trần thạch cao giật cấp
Kỹ thuật thi công trần thạch cao dạng thả như thế nào?

Trần thạch cao thả - trần thạch cao nổi là hệ trần để lộ một phần hệ thống khung xương, bề mặt được chia ô vuông 600x600mm hoặc ô chữ nhật 600x1200mm bởi các thanh khung xương. Trần thạch cao nổi được cấu tạo từ khung xương nổi và tấm trang trí trên nền tấm thạch cao.

  • Loại trần thạch cao này dễ dàng tháo lắp, sửa chữa, khi xảy ra sự cố, bạn chỉ cần tháo tấm thạch cao hỏng ra và thay bằng tấm mới
  •  Thuận tiện cho việc lắp đặt đường dây hoặc các thiết bị, hệ thống thông gió trên trần.
  •  Khi thời tiết biến đổi, trần nhà ít bị co võng sau khi thi công

Xem thêm: Kích thước lỗ thăm trần cho trần thạch cao thả là bao nhiêu?

Những lưu ý quan trọng cần biết trước khi hướng dẫn thi công trần thạch cao

Để có được một công trình trần thạch cao hoàn hảo và đẹp mắt nhất, khi tự làm trần thạch cao bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

Cách đóng trần thạch cao giật cấp
Các lưu ý trước khi hướng dẫn làm trần thạch cao

  • Trước khi tiến hành làm trần thạch cao, để đảm bảo được kết cấu có thể chịu được những lực tác động lớn từ tấm thạch cao và hệ khung trần thì bạn nên tiến hành xem xét cải tạo không gian cũ
  • Việc đảm bảo môi trường từ bên ngoài là điều đầu tiên cần phải nhớ trước khi thi công trần thạch cao: đảm bảo môi trường phải luôn khô ráo, và công việc thi công trần thạch cao chỉ được bắt đầu sau khi công trình đã hoàn thiện phần cửa và cửa sổ chính vì vậy phải tạm thời đóng kín để đảm bảo không bị tác động trực tiếp thời tiết.
  • Cần được sắp xếp, che phủ và kê đỡ thích hợp trước khi tiến hành thi công hệ thống trần thạch cao cho các khung xương, tấm thạch cao và phụ kiện; tránh không được tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.

Cách đóng trần thạch cao giật cấp
Cách đóng trần thạch cao: cần cân đo đong đếm kích thước kỹ lưỡng trước khi thi công

  • Để lập bản vẽ quy cách đóng trần thạch cao thì phải cần nắm rõ, tìm hiểu về bản vẽ thiết kế kỹ thuật, cũng như lập bản vẽ sao cho phù hợp, đúng với yêu cầu của khách hàng nhằm đảm bảo về tính chịu lực, chống cháy lan và tính thẩm mỹ của trần.
  • Hệ thống trần thạch cao có thể chịu được độ tải trọng treo theo khuyến cáo của từng hệ trần.
  • Nên cân nhắc nếu có vách thạch cao, thi công phải nhìn vào thực trạng để xem nên thi công trần thạch cao trước hay vách thạch cao trước.

Cách đóng trần thạch cao giật cấp
Kỹ thuật làm trần thạch cao: đảm bảo mọi chi tiết đều được gắn kết chắc chắn

Xem thêm:  hướng dẫn thi công trần thạch cao

Vật tư trần thạch cao cần có

  • Khóa liên kết Alpha Thép dày 0.5mm▪Ty dây + Móc treo Đường kính Ø4mm
  • Tender Thép dày 0.53mm
  • Pát 2 lỗ Thép dày 1mm
  • Tắc kê thép Đường kính Ø6/8 mm
  • Băng giấy Vĩnh Tường Rộng 50mm, dài 75m
  • Băng keo lưới Vĩnh Tường Rộng 50mm, dài 90m
  • Bột xử lý mối nối Gyp-Filler 20kg/bao
  • Vít kỳ lân 25/ 40mm
  • Vít đuôi cá 13mm

Hướng dẫn cách thi công trần thạch cao chìm đóng phẳng cơ bản

Cách đóng trần thạch cao giật cấp
Quy trình thi công trần thạch cao chìm phẳng

Cách làm trần thạch cao chìm gồm những bước nào? Sau đây là quy trình 9 bước cơ bản và chi tiết nhất khi thi công thạch cao chìm:

Bước 1: Xác định cao độ trần

Biện pháp thi công trần thạch cao: đầu tiên chúng ta cần đo đạc vị trí. Lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivo hoặc bằng máy laser. Đánh dấu vị trí và búng mực trên vách hay cột để xác định vị trí thanh viền tường. Thông thường, ta nên vạch số cao độ trần ở mặt dưới tấm trần

Xem thêm: Chiều cao trần thạch cao nên cách trần bao nhiêu là đẹp

Bước 2: Cố định thanh viền tường vào vách hay tường theo cao độ đã xác định

  • Ta sẽ tiến hành cố định các thanh viền tường dựa vào những đánh dấu ở trong bước 1. Ta sẽ có các cách làm trần thạch cao chìm khác nhau tùy thuộc vào loại vách. Để cố định thanh viền tường vào tường nhà thì thông thường ta sẽ sử dụng búa đóng đinh thép hoặc khoan.
  • Không phải tường nào cũng giống nhau nên cũng tùy theo loại tường cho nên khoảng cách cố định cũng khác nhau thế nhưng không được vượt quá 30cm.

Bước 3: Xác định điểm treo ty

  • Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1000 mm.
  • Khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 400mm
  • Để khoan trực tiếp vào dàn bê tông, ta sử dụng khoan bê tông.
  • Liên kết bằng tacke đạn phi 8mm hoặc 10mm
  • Ty Ren phi 8mm hoặc phi 10mm. Cắt tiren theo chiều dài phù hợp với cao độ trần. Lắp tiren vài tacke đạn rồi dùng búa đóng cột phụ kiện này vào lỗ đã khoan sẵn trên sàn bê tông.

Bước 4: Bố trí khung trần thạch cao chìm

  • Trong bản vẽ cấu tạo hệ trần chìm, bố trí khung trần của thanh chính phải phù hợp với hướng bố trí của các điểm treo, khoảng cách của các thanh chính phải xếp theo đúng quy cách.
  • Tùy thuộc vào bề mặt của trần và dòng khung sử dụng mà khẩu độ xương chính được lắp đặt khác nhau với khoảng cách từ 800-1200mm cho phù hợp. Xương chính được liên kết với ty của điểm treo tạo ra khung dọc Khoảng cách giữa các thanh dọc tối đa là 1000mm. Kiểm tra xem các thanh xương chính có vướng mắc, hay gây ảnh hưởng đến bộ phận khác hay không để còn có biện pháp xử lý.

Bước 5: Cách lắp đặt thanh chính: khoảng cách 80-120cm. Chuẩn kỹ thuật là 100 cm

  • Canh khoảng cách tối đa giữa các thanh chính sao cho phù hợp tùy theo từng loại thanh. Thanh chính được treo vào các ty treo đã được cố định theo đúng khoảng cách quy định.
  • Liên kết thanh phụ vào các thanh chính bằng ngàm có sẵn trên thanh chính.
  • Thanh chính và thanh phụ cần phải đóng cố định vào vách.

Bước 6: Cách lắp thanh phụ

  • Các thanh phụ sẽ được lắp gián tiếp hoặc trực tiếp. Cần chỉnh lại cho phẳng, đều nhau sau khi đã lắp xong.
  • Kiểm tra lại cao độ trần bằng ống Nivo hoặc máy laser chính xác theo đúng cao độ trần trong thiết kế đã được duyệt

Bước 7: Cách lắp ghép tấm trần thạch cao chìm

Kỹ thuật thi công trần thạch cao chìm đối với tấm thạch cao thứ 1:

  • Kiểm tra độ nguyên vẹn của tấm thạch cao.
  • Tấm thạch cao cần được vít chặt, khoảng cách các vít tối đa là 2cm.
  • Khi lắp đặt phải tạo sự vuông góc giữa chiều dài của tấm thạch cao và thanh phụ.

Lắp tấm thạch cao thứ 2: Phải bắt lệch với thanh phụ và chú ý để chừa 1 khe hở nhỏ. Cứ như thế lặp lại cho đến hết.

Bước 8: cách xử lý bột trét phủ kín các mối nối

Phủ kín bằng bột bả các mối nối giữa các tấm, đầu vít. Khi thực hiện công đoạn này cần phải đảm bảo phủ kín bề mặt và phẳng tránh tạo ra các gợn sóng mất mỹ quan. Để tránh bong nứt các tấm nên được dán băng keo lưới bề mặt lúc sơn bả.

Bước 9: Hoàn thiện

Cắt cưa xử lý viền trần, vệ sinh và hoàn thiện trần thạch cao chìm.

Xem thêm:  cách thi công trần thạch cao chìm

Cách làm trần thạch cao thả cụ thể

Cách đóng trần thạch cao giật cấp
Cách thi công trần thạch cao thả

Cấu tạo trần thạch cao thả

Cấu tạo trần thạch cao thả gồm: tấm thạch cao thả chuyên dụng phủ nhựa trắng, thanh xương chính, thanh xương phụ. Trần thả thạch cao đem đến những vẻ đẹp tinh tế và khác biệt cho ngôi nhà, tăng tính thẩm mỹ cũng như che được khuyết điểm của trần nhà, cách âm, cách nhiệt cực kì tốt và cách thi công trần thạch cao thả cũng khác biệt so với trần chìm

  • Thanh viền tường: loại thành này hình chữ V và được đóng trực tiếp vào tường bê tông, làm bản đỡ tấm khi thả.
  • Thanh xương chính: có tác dụng chịu lực và gánh. Là đường thẳng chính và tạo mặt phẳng bề mặt trần. Loại sử dụng nhiều nhất hiện nay là T 3.6m
  • Thanh phụ: là các thanh kim loại nhỏ hơn, có kích thước T 0.6m hoặc T 1.2m. Các thanh phụ kết nối với thanh chính để tạo ra khoảng cách các ô 600x600 (mm) và 600x1200 (mm).
  • Vật tư phụ: đinh, ốc, vít, nở, tien, ecu, tăng đơ, bát treo, long đền… tất cả hỗ trợ liên kết khung xương chắc chắn với mái trần hay gánh chịu lực. Đồng thời, tạo mặt phẳng trần cách hoàn thiện.

Quy trình làm trần thạch cao thả nổi chi tiết

Bước 1: Xác định độ cao của trần

Ta sẽ dùng thước đo chiều cao của trần nhà và đánh dấu bằng ống nivo hay tia laser. Sau đó sẽ đánh dấu vị trí của thành viên bằng bút chì hoặc bút dạ.  Thông thường, nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần

Bước 2: Cố định thanh viền tường

  • Ta sẽ tiến hành cố định các thanh viền tường dựa vào những đánh dấu ở trong bước. Và ta sẽ có nhiều cách làm khác nhau tùy thuộc vào loại vách. Thông thường để cố người ta sẽ sử dụng khoan hoặc búa đóng đinh thép để cố định thanh viền tường vào tường nhà.
  • Không phải loại tường nào cũng giống nhau nên cũng lưu ý điều này, tùy theo loại tường nên khoảng cách cố định cũng khác nhau thế nhưng không được vượt quá 300mm.

Bước 3 + 4: Phân chia trần nhà

Kỹ thuật thi công trần thạch cao để đảm bảo được sự cân đối giữa bề rộng của tấm trần và khung bao, ta cần phân chia trần nhà cần. Phân chia trần nhà cũng phải có khoảng cách thích hợp. Khoảng cách giữa tâm điểm của thanh chính và thanh phụ có thể là: 600 x 600mm; 600mm x 1200mm; 610 x 610mm hoặc 610 x 1220mm.

Bước 5: Hướng dẫn làm móc treo trần thạch cao

Khoảng cách tối đa giữa các điểm là 1200 hoặc 1220mm, Khoảng cách từ móc treo đầu tiên đến vách phải đạt 405-600mm (tùy theo diện tích mặt bằng trần mà khoảng cách này có thể là 610mm).

Các điểm treo cần phải được khoan trực tiếp vào sàn bê tông cốt thép. Cần sử dụng mũi khoan 8mm và được liên kết bằng pát và tắc kê nở.

Bước 6: Móc và liên kết các thanh dọc (thanh chính)

Các thanh chính được nối với nhau bằng các lỗ liên kết chéo trên 2 đầu. Các móc treo trên thanh chính theo khẩu độ 800–1200mm.

Bước 7: Liên kết các thanh phụ 1

Các đầu ngàm của thanh phụ sẽ được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính (khoảng cách là 600mm hoặc 610mm).

Bước 8: Liên kết thanh phụ 2

Các thanh phụ 2 được dùng để liên kết với các thanh phụ 1 (VT1200 hoặc VT1220). Kích thước thiết kế đảm bảo nhất là 600mm (hoặc 610mm).

Bước 9: Điều chỉnh khung trần thạch cao nổi

Cách lắp trần thạch cao sau khi xong thì phải điều chỉnh khung trần. Cần phải đảm bảo khung được phẳng và ngay ngắn. Và cũng phải cần kiểm tra lại độ cao của trần nhà bằng máy laser hoặc dung phương pháp giăng dây chéo sao cho phù hợp với thiết kế.

Bước 10: Lắp đặt tấm lên khung trần

Kích thước của các tấm cần sử dụng là:

  • Tấm 595mm x 1190mm cho hệ thống 600 x 1200mm.
  • Tấm 605mm x 1210mm cho hệ thống 610 x 1220mm.
  • Tấm 595mm x 595mm cho hệ thống 600 x 600mm.
  • Tấm 605 x 605 mm cho hệ thống 610mm x 610mm.

Cách lắp trần thạch cao hợp quy chuẩn sao cho các tấm khi được đặt vào trong hệ thống khung đã được lắp đặt phải thật phẳng.

Bước 11: Xử lý viền trần thạch cao

Cách làm thạch cao: xử lý viền trần thạch cao thả thông dụng

  • Đối với mặt tấm trần: Dùng cưa răng vạch hoặc lưỡi dao bén trên bề mặt tấm trần, bẻ tấm trần tra theo hướng đã vạch sẵn, tiếp tục dùng dao rọc phần giấy còn lại.
  • Đối với sườn trần: Thường thì sẽ được dùng cưa (hoặc kéo) để cắt.

Bước 12: Hoàn thiện trần thạch cao thả

Ta sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ, nghiệm thu trần thạch cao và bàn giao sau khi đã hoàn thành các công đoạn. Yêu cầu cho khâu này là phải cân chỉnh lại các khung theo đúng độ cao, vuông góc và đều nhau. Và cần phải được làm sạch sẽ các khung và mặt tấm trần thạch cao, điều đó sẽ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ.

Xem thêm: quy cách đóng trần thạch cao

Các câu hỏi thường gặp

1. Quy cách đóng trần thạch cao gồm những bước nào?

Bước 1: Khảo sát nơi sẽ thi công và tiến hành đo đạc

Bước 2: Lắp khung xương thanh viền tường

Bước 3: Gắn các tấm thạch cao vào khung xương và cố định bằng đinh vít 

Bước 4: Xử lý các khe nối giữa các tấm thạch cao 

2. Trần thạch cao gồm những loại nào?

Trần thạch cao được chia thành 2 loại chính: trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm. Ngoài ra, trần thạch cao chìm còn được chia nhỏ làm 2 loại: trần thạch cao phẳng và trần thạch cao giật cấp. Tuỳ thuộc vào lối thiết kế và mục đích sử dụng mà lựa chọn thi công trần thạch cao phù hợp nhất

3. Các yêu cầu kỹ thuật khi thi công trần thạch cao là gì?

Yêu cầu kĩ thuật ở đây gồm những yếu tố như cao độ khung xương, khẩu độ khung xương, các chi tiết lắp ghép tấm chính xác, yêu cầu bắt vít và lắp đặt các tấm thạch cao đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc test report mà nhà sản xuất thực hiện với các cơ quan kiểm định

Với những thông tin trên, Musk.vn mong rằng bạn sẽ có được trải nghiệm tốt cũng như thu thập được một số thông tin bổ ích cho mình về cách làm trần thạch cao cụ thể. Mong rằng bạn sẽ có được sự lựa chọn đúng đắn cho căn nhà của bạn.