Cách khắc phục mắt viễn thị

Các tật khúc xạ đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Tỉ lệ người mắc các tật khúc xạ ngày càng cao và độ tuổi trung bình đang dần trẻ hóa. Trong đó viễn thị là một bệnh lý khá phổ biến.

Mục lục:

  • Viễn thị là gì?
  • Dấu hiệu nhận biết
  • Nguyên nhân
  • Đối tượng nào dễ mắc tật viễn thị?
  • Cách khắc phục

Viễn thị là gì?

Ngược lại với cận thị, viễn thị là tình trạng thị lực không thể nhìn rõ được các vật ở khoảng cách gần, nhưng lại có thể nhìn rõ những vật ở khoảng cách xa trong trường hợp viễn thị nhẹ. Viễn thị ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tập trung của người bệnh.

Cách khắc phục mắt viễn thị

So sánh giữa Mắt bình thường – Cận thị – Viễn thị.

Với trường hợp viễn thị nặng, mắt của người bệnh vẫn không thể nhìn thấy rõ được vật ở mọi khoảng cách. Hiện tượng này nếu để lâu sẽ dẫn đến nhược thị.

Viễn thị là tật khúc xạ có khả năng di truyền và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Dấu hiệu nhận biết

Có nhiều biểu hiện nhận biết tật viễn thị, chủ yếu là những thay đổi về thị lực. Người viễn thị ban đầu thường có cảm giác mỏi mắt, khó nhìn các vật ở khoảng cách gần trong khi khả năng nhìn các vật ở khoảng cách xa thì rất tốt.

Bên cạnh đó, viễn thị còn gây ra cảm giác nặng đầu, đau ở hai bên thái dương. Khi muốn nhìn rõ, người mắc tật viễn thị thường cố gắng điều tiết mắt theo sự co kéo các cơ trên khuôn mặt, khiến gương mặt có nhiều nếp nhăn tạo nên một kiểu hình riêng mà được gọi là “bộ mặt viễn thị”.

Trong trường hợp trẻ em bị viễn thị sớm, các em còn có thể bị lác mắt do thói quen điều tiết mắt quá nhiều. Điều này cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân

Giác mạc quá dẹt hoặc trục trước và sau của cầu mắt quá ngắn chính là nguyên nhân dẫn đến tật viễn thị. Khi này, hình ảnh không hội tụ được ở võng mạc như mắt bình thường mà hội tụ ở phía sau võng mạc, khiến người bệnh không nhìn rõ được vật.

Đối tượng nào dễ mắc tật viễn thị?

Như đã nói ở trên, tật viễn thị là một tình trạng bệnh lý phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không như lão thị chỉ xảy ra ở người cao tuổi.

Tuy nhiên, phần lớn tật viễn thị thường gặp ở độ tuổi trung niên. Các triệu chứng đi kèm giống như tật lão thị, đặc biệt sau tuổi 40. Điều này dễ khiến người bệnh nhầm tưởng với lão thị.

Bên cạnh đó, viễn thị cũng có thể xảy ra với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong trường hợp di truyền. Tuy nhiên với trường hợp này, khi lớn tuổi, tầm nhìn của các bé sẽ tự điều chỉnh một cách tự nhiên. Nếu không thể tự điều chỉnh do mức độ viễn thị cao thì phải dùng kính mắt để khắc phục thị lực.

Cách khắc phục

Cách khắc phục viễn thị phổ biến nhất hiện nay là đeo kính. Việc đeo kính sẽ làm thay đổi điểm hội tụ của tia sáng khi đi vào mắt. Bệnh nhân có thể lựa chọn mang kính có gọng hoặc áp tròng để phù hợp với công việc và cuộc sống cá nhân.

Cách khắc phục mắt viễn thị

Cách khắc phục viễn thị phổ biến nhất hiện nay là đeo kính.

Khi chọn kính viễn thị để điều chỉnh tật mắt, bệnh nhân nên chọn tròng kính phi cầu có độ chiết suất cao, đặc biệt với trường hợp tật viễn nặng. Ưu điểm của loại kính viễn thị này là tròng kính nhẹ, gọn và giúp mắt đỡ bị lồi do mang kính nhiều.

Hiện nay có rất nhiều cách bệnh lý về mắt rất nguy hiểm gây ảnh hưởng đến thị lực và có thể dẫn đến mù lòa. Một số bệnh lý chúng ta thường gặp như cận thị, viễn thị và loạn thị. Số lượng người gặp phải các trường hợp này ngày càng gia tăng về số lượng và cấp độ. Trong đó, viễn thị cũng là một trong những hiện tượng chiếm số lượng lớn những người mắc phải.

Hãy cùng Giadinh.tv tìm hiểu viễn thị là gì và khắc phục như thế nào khi chúng ta, người thân, bạn bè của chúng ta mắc phải viễn thị. Sau bài viết chúng ta sẽ có những hiểu biết nhất định đối với hiện tượng viễn thị. Và đừng quên đọc thêm nhiều bài viết khác của Giadinh.tv để hiểu về các bệnh lý, hiện tượng khác về mắt nhé!

Bài viết này nói về

  1. Viễn thị là gì
  2. Biểu hiện viễn thị ở trẻ nhỏ
    1. Trẻ sơ sinh đều bị viễn thị sinh lí với độ khúc xạ từ +2.00 đến +3.00D
    2. Thị lực giảm sút
    3. Mỏi mắt
  3. Nguyên nhân dẫn đến viễn thị
  4. Cách khắc phục mắt bị viễn thị

Viễn thị là gì

Cách khắc phục mắt viễn thị

 

Cách khắc phục mắt viễn thị
Viễn thị
  • Theo cách hiểu thông thường, viễn thị là hiện tượng phải đưa vật cần nhìn ra xa hơn bình thường thì người bị viễn thị mới nhìn thấy vật thể. Viễn thị là hiện tượng ngược với cận thị ( tức là phải đưa vật cần nhìn lại gần mắt hơn bình thường )
  • Ở khoảng cách trên 5m, sau quá trình khúc xạ ánh sáng, tiêu điểm của hình ảnh rơi vào sau võng mạc được gọi là viễn thị. Vì trên võng mạc chỉ có một hình ảnh rất mờ ảo nên viễn thị cũng được coi là một tật khúc xạ và là một vấn đề về thị lực.
  • Để nhìn rõ được vật thể, mắt viễn thị bắt buộc phải điều tiết hoặc đeo kính để đưa hình ảnh của sự vật trở về trên chính giữa võng mạc.

Biểu hiện viễn thị ở trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh đều bị viễn thị sinh lí với độ khúc xạ từ +2.00 đến +3.00D

 

Cách khắc phục mắt viễn thị
Trẻ sơ sinh
  • Càng lớn lên, nhãn cầu của trẻ càng to ra và đường kính trước sau của nhãn cầu cũng lớn hơn khiến cho độ viễn thị giảm xuống và mắt của trẻ dần đạt đến thị lực bình thường. Khi đường kính nhãn cầu đạt đến độ bình thường thì tình trạng viễn thị sẽ chấm dứt.
  • Đường kính nhãn cầu của mắt viễn thị nhỏ hơn đường kính nhãn cầu bình thường. Phần lớn những trường hợp trẻ bị viễn thị là do bẩm sinh, khi sinh ra, đường kính nhãn cầu đã nhỏ hơn những đứa trẻ khác.
  • Có trường hợp, sau khi trẻ sinh ra, nhãn cầu phát triển chậm dần hoặc ngừng lại hẳn, khiến cho đường kính không thể kéo dài hơn nên mới dẫn đến viễn thị.

Thị lực giảm sút

  • Người mắc viễn thị có thể nhìn các vật thể ở xa rất tốt nhưng lại khó khăn trong việc nhìn các vật ở gần
  • Đôi khi người mắc viễn thị cảm thấy đau đầu và mỏi mắt
  • Nếu bạn gặp phải các hiện tượng này nên đi kiểm tra mắt, cắt kính và thay kính nếu trước đó bạn đã mắc phải viễn thị

Mỏi mắt

  • Đây là biểu hiện thường thấy của viễn thị.
  • Chính vì nhìn gần  không rõ nên mắt trẻ phải điều tiết nhiều hơn, khiến cho tình trạng nhức mỏi mắt càng nghiêm trọng.
Cách khắc phục mắt viễn thị
Viễn thị là gì
  • Đặc biệt, những trẻ bị viễn thị trung bình lại càng cảm thấy mỏi mắt hơn những trẻ bị viễn thị nặng.
  • Đó là vì mắt viễn thị trung bình lúc nào cũng ở trong trạng thái điều tiết mạnh để nhìn rõ sự vật nên cảm thấy rất nhức mỏi, trong khi mắt viễn thị nặng không nhìn rõ gì cả nên trẻ gần như không muốn điều tiết mắt để nhìn nữa.
  • Nếu không kịp thời điều trị thì viễn thị sẽ nhanh chóng biến chứng thành nhược thị.
  • Nhược thị hay còn gọi là mắt lười. Đó là quá trình mắt giảm sự điều tiết khi nhìn vật thể. Nhược thị thì không thể điều chỉnh bằng độ của kính được. Đây là một bệnh lý rất nguy hiểm.

Nguyên nhân dẫn đến viễn thị

Cách khắc phục mắt viễn thị
Nguyên nhân viễn thị
  • Nguyên nhân dẫn đến viễn thị do ánh sáng không hội tụ tại võng mạc.
  • Ảnh không rơi trúng điểm vàng của mắt.
  • Trục nhãn cầu của người viễn thị ngắn hơn so với người bình thường.
  • Chúng ta thường nhầm lẫn viễn thị và lão thị. Thực chất hai bệnh lý này khác nhau hoàn toàn với nhiều nguyên nhân khác nhau. Thường thị lão thì hay gặp ở những người cao tuổi.

Cách khắc phục mắt viễn thị

 

Cách khắc phục mắt bị viễn thị

 

Cách khắc phục mắt viễn thị
Kiểm tra mắt
  • Cách để khắc phục viễn thị là đeo kính gọng hay kính áp tròng. Nó giúp thay đổi điểm hội tụ tăng thị lực của mắt.
  • Lưu ý rằng đối với trẻ nhỏ thì không nên đeo kính áp tròng. Người sử dụng kính áp tròng cần nhỏ mắt để tránh tình trạng mắt bị khô và mỏi. Không nên đeo kính áp tròng quá 4 tiếng/ngày mà cần tháo ra cho mắt được nghỉ ngơi.
  • Đeo kính trong khoảng 2 tiếng chúng ta nên tháo kính nhìn bằng mắt thường các vật thể xa, gần để mắt điều tiết phù hợp và không bị mỏi mắt hay đau đầu khi đeo kính
  • Chúng ta cũng có thể matxa quanh mắt hàng ngày
  • Ngày nay công nghệ phát triển để khắc phục viễn thị chúng ta có thể dùng phương pháp phẫu thuật.
  • Tuy nhiên bạn cần cân nhắc điểm đến thật kĩ trước khi phẫu thuật.
  • Các bạn đeo kính thì nên kiểm tra mắt định kì 6 tháng/ năm

Cách khắc phục mắt viễn thị

Như vậy, chúng ta đã biết viễn thị là như thế nào và cách khắc phục nếu không may bị viễn thị. Giadinh.tv chúc các bạn có những cách bảo vệ mắt cho mình tốt nhất nhé!