Cách khắc phục máy chạy chậm

Muốn cải thiện, tăng tốc hiệu suất cho máy tính thì có rất nhiều cách, nhưng điều trước tiên cần phải tìm hiểu đó là xem xét nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng máy chạy “ì ạch”, thậm chí nhiều lúc còn đơ gây ra cảm giác rất khó chịu.

1. Máy tính bạn đang sử dụng đã quá cũ

Nguyên nhân đầu tiên mà Phong Vũ muốn nhắc đến chính là việc có nhiều người sử dụng những chiếc máy tính đời cũ. Việc sử dụng những chiếc máy như vậy trong thời gian dài đồng nghĩa với việc những linh kiện phần cứng của máy đã xuống cấp, khiến hiệu suất sử dụng của máy cũng giảm theo. 

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, những dòng máy tính đang ngày càng được cải thiện hơn về tính năng, hiệu suất sử dụng và độ bền mà giá thành thì không quá cao. Cho dù thế thì đối với nhiều người, đôi khi họ không có đủ điều kiện để trang bị một chiếc máy tính hoàn toàn mới mà thay vào đấy, họ chỉ đủ tiền để mua sắm những linh kiện mới. Đặc biệt là những ai sử dụng laptop đã cũ mà không có khả năng để sắm một chiếc laptop mới hoàn toàn, hãy đọc bài viết Những điều cần biết về nâng cấp laptop ở đây để biết thêm cách nâng cấp, thay thế những linh kiện mới cho chiếc laptop của mình mà không nhất thiết phải mua máy mới.

2. Hệ thống khởi động chậm

Việc khởi động Windows sẽ mất một khoảng thời gian nhất định cho dù máy tính tính của bạn cấu hình mạnh hay yếu. Tuy nhiên, các ứng dụng và trình điều khiển cho phép tự động khởi chạy khi bật máy sẽ tạo sự khác biệt trong thời gian khởi động của từng hệ thống. Quá nhiều ứng dụng, hoặc có các ứng dụng nặng được đặt chế độ tự động khởi chạy khi bật máy sẽ làm máy tính của bạn chậm đi đáng kể. Để tăng tốc máy tính, đây là vấn đề mà bạn cần phải lưu ý và nên khắc phục ngay.

Cách tắt bớt các ứng dụng tự động khởi động khi bật máy

Đầu tiên, bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run. Sau đó, gõ lệnh msconfig.

Lúc này, sẽ hiện ra cửa sổ System Configuration rồi chọn mục Startup. Sau đó, tích vào chuơng trình nào muốn tắt và chọn vào Disable all, sau đó nhấn Apply.

Đấy là đối với Windows 7, còn với Windows 8,8.1 và 10 thì bạn mở mục Startup trong Task Manager. Chọn chương trình mà bạn muốn tắt rồi ấn Disable.

3. Ổ đĩa cứng máy tính bị phân mảnh 

Đây là nguyên nhân rất phổ biến khiến máy tính bị chạy chậm. Nếu bạn thường xuyên truy xuất dữ liệu từ ổ đĩa, rất có thể ổ đĩa của bạn đã bị phân mảnh.

Nhưng phân mảnh ổ cứng là gì thì muốn hiểu rõ về vấn đề này, bạn cần phải có kiến thức về chia sẻ dữ liệu và cấu tạo của ổ cứng. Bạn chỉ cần hiểu nôm na như thế này, phân mảnh ổ cứng là hiện tượng dữ liệu bị phân tán không theo thứ tự. Điều này có nghĩa,  sau một thời gian sử dụng thì các dữ liệu trên ổ đĩa cứng không được sắp xếp một cách hợp lý và khi muốn sử dụng các dữ liệu này, hệ thống sẽ mất nhiều thời gian để tìm và truy xuất ra các dữ liệu đó cho bạn.

Để khắc phục điều này, bạn có thể sử dụng các phần mềm chống phân mảnh ổ cứng như Smart Defrag hoặc Defraggler. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tính năng chống phân mảnh của chính Windows để khắc phục tình trạng này, bằng cách click chuột phải vào biểu tưởng ổ cứng cần chống phân mảnh, chọn Properties > Tools > Defragment Now.

4. Ổ cứng bị đầy

Lại thêm một nguyên nhân đến từ chiếc ổ cứng của bạn khiến máy tính chạy chậm. Nếu ổ cứng của bạn chứa quá nhiều dữ liệu thì điều dễ nhận thấy nhất là việc truy cập vào ổ cứng thôi cũng đã mất nhiều thời gian rồi.

Nếu ổ cứng đầy, nó sẽ có màu đỏ như ảnh trên và việc bạn cần làm là ngồi xem trong ổ cứng của mình có dữ liệu nào không quan trọng hoặc không cần thiết thì hãy xóa nó đi, tạo vùng không gian trống càng nhiều càng tốt cho ổ cứng để có thể tăng tốc cho máy tính.

Một lưu ý rằng nhiều người có quen thói quen lưu trữ dữ liệu vào ổ C – ổ chứa hệ thống. Đây không phải là một thói quen tốt nếu bạn không muốn máy bạn đã chậm thì lại càng chạy chậm hơn. Vì khi ổ C càng đầy nhanh, thì tốc độ xử lý của máy càng chậm hơn so với việc để khoảng không gian lớn cho ổ C.

5. Pagefile cấu hình không đúng

Pagefile là một tập tin trên ổ cứng, được Windows sử dụng làm bộ nhớ ảo để lưu trữ các chương trình và dữ liệu, khi bộ nhớ RAM không đủ chỗ chứa. Do đó, nếu bị cấu hình sai, máy tính có thể sẽ hoạt động chậm hoặc thỉnh thoảng hiện thông báo lỗi.

Thông thường Windows sẽ tự điều chỉnh Pagefile sao cho tốt nhất, tuy nhiên đôi khi dung lượng của Pagefile không được tăng một cách tương ứng với các ứng dụng nặng nên thỉnh thoảng có thể sinh lỗi.

Cách khắc phục vấn đề này cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện vài thao tác sau là được.

Đầu tiên, bạn chuột phải vào My Computer > Properties

Tiếp theo, bạn chọn Advance > Performance > Settings 

Tiếp tục vào phần Advance > Change > Bỏ dấu tích ở dòng đầu tiên > Custom size. Ở phần Custom size bạn nên điền dung lượng lớn hơn khoảng 1,5 lần so với dung lượng RAM của mình. Sau đó nhấn OK là xong.

6. Xóa bỏ bớt file tạm (Temp file)

Temp File là những file được tạo ra trong quá trình sử dụng của một số ứng dụng hay trong quá trình duyệt web để giúp người dùng có thể sử dụng, truy cập một cách nhanh hơn. Một điều đáng nói là sau khi các chương trình, ứng dụng hay trình duyệt web đã tắt đi sau khi sử dụng thì Windows lại không xóa những temp file đó đi. Cứ như thế, sau một thời gian sử dụng, nếu bạn không xóa bớt những file tạm này đi thì nó sẽ chiếm khá nhiều dung lượng của máy gây ra tình trạng lãng phí không gian sử dụng, dẫn tới máy tính bị chậm hẳn đi.

Để xóa những file tạm này bạn có thể sử dụng một số phần mềm chuyên dụng như CCleaner, Temp file Cleaner hoặc sử dụng ngay phần mềm chuyên dọn những file tạm của Windows đó là Disk Cleanup, được mở bằng cách gõ lệnh cleanmgr.exe vào hộp thoại Run.

7. Sử dụng các phần mềm diệt Virus

Virus máy tính thì ai cũng biết, nhưng phần mềm diệt Virus thì nó lại phức tạp hơn bạn nghĩ. Dù chức năng chính của những phần mềm này là diệt Virus cho máy tính nhưng đây cũng là nguyên nhân chính khiến máy tính của bạn chạy chậm hẳn đi. Lí do vì hầu hết các phần mềm diệt virus khi sử dụng, chúng đều chiếm khá lớn tài nguyên của máy.

Do đó, bạn nên kiểm tra lại tình trạng của nó nếu chiếm dụng quá nhiều Ram và CPU, bạn hãy tạm thời tắt chúng đi, hoặc nếu tình trạng chậm máy thường xuyên thì điều tốt nhất là nên gỡ những phần mềm đấy đi. Và điều quan trọng hơn là máy bạn có bị nhiễm những mã độc hay virus các thứ thì nó phụ thuộc vào thói quen sử dụng máy tính của bạn.

8. Hãy làm mát máy tính khi dùng

Khi sử dụng máy tính, một điều tất nhiên là máy sẽ tỏa ra hơi nóng phụ thuộc vào bạn dùng nhiều hay ít tác vụ. Điều bạn cần làm ở đây là cố gắng phân tán sự tỏa nhiệt của máy bằng cách nâng cấp bộ phận tản nhiệt của case máy tính bàn, sử dụng đế tản nhiệt đối với laptop (lưu ý đừng để laptop lên chăn gối hay thứ gì đấy che hết phần tỏa nhiệt của máy).

Máy tính sẽ hoạt động chậm hơn rất nhiều nếu tản nhiệt không tốt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất của máy mà còn làm giảm tuổi thọ của chúng, mà như thế thì máy bạn sẽ nhanh trở thành máy cũ hơn so với những máy có tản nhiệt tốt.

Trên đây là những nguyên nhân chính và giải pháp có thể giải đáp cho câu hỏi vì sao máy tính chạy chậm mà Phong Vũ muốn chia sẻ. Chúc bạn thành công trong việc tăng tốc máy tính của mình.

Chiếc máy tính để bàn hay laptop của bạn sử dụng trong một thời gian dài bỗng gặp phải các vấn đề gì đó làm máy tính chạy chậm bất thường. Ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng sử dụng của bạn khi làm việc. Những nguyên nhân máy tính chạy chậm thường đến từ các phần mềm không cần thiết chạy ngầm hay bạn không bảo dưỡng hệ điều hành định kỳ,… Để có thể khắc phục lỗi máy tính chạy chậm bạn có thể thực hiện các cách dưới đây để đưa chiếc máy tính của mình hoạt động lại bình thường nhé!

Cách 1. Gỡ các chương trình nặng không cần thiết

Trong quá trình sử dụng hàng ngày người dùng vô tình cài đặt những phần mềm nặng không phù hợp với cấu hình của máy hay trái với nhu cầu sử dụng và vẫn cài để đó. Khi số lượng phần mềm trên máy trở nên nhiều bộ nhớ ram sẽ không đủ khả năng đa nhiệm để tải cùng lúc nhiều ứng dụng. Gây nên tình trạng giật lag và làm chậm chiếc máy tính của bạn đi rất nhiều. Vì vậy bạn nên gỡ bỏ bớt các ứng dụng không sử dụng và không cần thiết trên máy tính để bộ nhớ Ram không bị quá tải nhé!

Bước 1: Nhấn phím Windows nhấn Control Panel sau đó chọn Program and Features sau đó hộp thoại tất cả ứng dụng trong máy sẽ hiện lên.
 


 

Bước 2: Chọn ứng dụng không cần thiết và nhấp đôi chuột để gỡ bỏ ứng dụng.
 


 

Cách 2. Dọn dẹp rác trong hệ điều hành

Trong hệ điều hành có một thư mục Recycle Bin (thùng rác) là nơi lưu trữ tất cả những dữ liệu mà bạn đã xóa trong quá trình sử dụng. Vì bộ nhớ lưu trữ cho thư mục Recycle Bin là bộ nhớ của hệ điều hành. Khi bạn xóa quá nhiều rác và không dọn dẹp thư mục lâu ngày sẽ làm đầy và chiếm hết bộ nhớ của ổ đĩa chứa hệ điều hành. Gây nên tình trạng giật lag, làm chậm máy tính rất nhiều bạn có thể thực hiện dọn dẹp thùng rác chỉ với 2 lần click chuột như sau.
 


 

Ngoài ra trong hệ điều hành còn có các bộ nhớ Temp (Bộ nhớ tạm) khi sử dụng hệ điều hành sẽ tự sinh ra các file Temp này và sử dụng xuyên suốt. Nếu người dùng không dọn dẹp đúng cách các file tạm này sẽ bị đầy và lâu ngày gây ra hiện tượng giật lag máy tính. Để dọn dẹp bộ nhớ Temp bạn thực hiện theo các hướng dẫn trong hình dưới đây nhé!
 


 

Cách 3. Lựa chọn ổ cứng SSD tốc độ cao thay cho ổ HDD thông thường

Tốc độ đọc và ghi của ổ cứng cũng là một trong những lý do tại sao máy tính chạy chậm. Các dòng ổ cứng HDD được trang bị mặc định trên chiếc máy tính của bạn có tốc độ thường chậm hơn rất nhiều so với dòng ổ cứng SSD thế hệ mới như hiện tại.
 


 

Bạn nên lựa chọn cho mình một chiếc ổ cứng SSD mới và thay cho chiếc máy tính của mình. Với chuẩn SSD tốc độ đọc và ghi trên chiếc máy tính của bạn có thể lên đến hơn 550Mb/s giúp hệ điều hành tải dữ liệu nhanh hơn khi sử dụng khắc phục ngay lỗi chạy chậm trên máy tính.

Cách 4. Nâng cấp bộ nhớ RAM để đa nhiệm tốt hơn

Khi sử dụng chiếc máy tính của bạn với các ứng dụng vừa hoặc nặng hay mở nhiều ứng dụng cùng lúc hệ điều hành của máy tính đã không thể hoạt động đa nhiệm tốt như bình thường. Vì giới hạn của bộ nhớ ram trong máy chỉ có thể đa nhiệm lưu trữ tạm một số ứng dụng với dung lượng giới hạn của nó được trang bị.

Để khắc phục được lỗi chậm chạp này hiệu quả mà không bị ảnh hưởng đến khả năng đa nhiệm của máy thì việc nâng cấp ram là điều bạn nên quan tâm đến. Khi mở rộng bộ nhớ ram chiếc máy tính của bạn sẽ dễ dàng đa nhiệm các ứng dụng và không bị đầy làm chậm chạp như trước nữa.

Cách 5. Chống phân mảnh ổ cứng với công cụ Defragment trong hệ điều hành

Defragment là một công cụ được tích hợp trang bị sẵn trong Windows của chiếc máy tính. Công cụ này giúp người bạn có thể sắp xếp lại dữ liệu đã dùng, chưa dùng trong bộ nhớ ổ cứng giúp tăng khả năng truy xuất truyền tải tất cả dữ liệu nhanh hơn. Bạn nhấn phím Windows và nhập Defrag sau đó thực hiện như hình dưới đây để dọn dẹp các file trong máy tính và tối ưu ổ cứng nhanh nhất.
 


 

Cách 6. Tắt các ứng dụng Startup tự khởi động không cần thiết

Không những vậy bạn nên kiểm tra trong hộp thoại Startup có đang chạy các chương trình mặc định không cần thiết khi khởi động không. Đôi khi khi cài đặt phần mềm các tùy chọn sẽ mặc định bật trong hộp thoại Startup và khởi động cùng hệ điều hành gây nặng máy. Bạn hãy mở Startup lên và tắt các phần mềm không cần thiết theo các bước trong hình dưới đây.

Bước 1. Click chuột phải lên thanh Taskbar, chọn Task Manager
 


 

Bước 2. Tìm đến mục Startup và nhấp đôi chuột để tắt các phần mềm không cần thiết.
 


 

Cách 7. Diệt virus để tăng tốc độ của máy tính

Có một cách khắc phục laptop chạy chậm khác mà đa số người dùng đều lựa chọn đó là cài phần mềm diệt virus. Khi sử dụng và truy cập các trang web trên trình duyệt hay sao chép dữ liệu từ USB chiếc máy tính của bạn rất dễ bị lây lan virus và gây ra tình trạng chậm chạp tải rất chậm trên máy tính. Hệ điều hành windows luôn trang bị một phần mềm diệt virus mặc định đó là Window Defender để tự động kiểm tra và xóa các file độc hại. Ngoài ra còn có các phần mềm diệt virus có rất nhiều chức năng giúp ích hơn rất nhiều như: Kaspersky Anti-Virus, Bitdefender Antivirus Plus,… sẽ là những phần mềm bạn nên quan tâm.
 


 

Cách 8. Bật ưu tiên chế độ hoạt động theo hiệu suất

Trong hệ điều hành Windows chiếc máy tính của bạn có thể điều chỉnh các chế độ hoạt động theo hiệu suất để phù hợp với nhu cầu sử dụng. Đôi khi chế độ hoạt động theo hiệu suất của máy tính chưa được bật khi sử dụng ở hiệu suất cao máy chưa thực hiện hết công suất và gây ra chậm chạp trên máy tính.

Bước 1: Bạn chọn nhấn phím Windows sau đó nhập từ khóa Advanced để mở hộp thoại Advanced System Settings như sau.

Bước 2: Chọn vào danh mục Settings của Performance.

Bước 3: Chọn Adjust for best performance để ưu tiên chế độ hoạt động theo hiệu suất và nhấn OK để hoàn thành.
 


 

Trên đây là 8 cách đơn giản nhất và thực hiện hiệu quả nhất cho người dùng khi muốn khắc phục máy tính chạy chậm. Nếu bạn đã thực hiện hết toàn bộ các cách trên mà chiếc máy tính của bạn vẫn còn chậm chạp thì bạn bên cài lại hệ điều hành mới hoặc mang đến các trung tâm sửa chữa để kiểm tra nhé!
Nếu bạn đang kiếm một nơi để sửa chữa laptop chạy chậm, thì bạn có thể tới ngay Truongplus.com nhé. Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm những dịch vụ sửa chữa máy tính chuyên nghiệp và uy tín với đội ngũ kỹ thuật viên dày kinh nghiệm nhất hiện nay.

Video liên quan

Chủ đề