Cách khai thác của tác giả trong bài thơ này là gì

Cách phân tích một đoạn thơ, bài thơ đạt điểm cao

  • I. Những yếu tố cần chú ý khi phân tích thơ
  • II. Kiến thức cần có trước khi làm bài
  • III. Các bước phân tích một bài thơ, đoạn thơ, câu thơ
  • IV. Một số cách thức phân tích đoạn thơ, bài thơ
  • V. Những kiến thức bổ sung để phân tích thơ
  • VI. Dàn ý phân tích một đoạn thơ hoặc một bài thơ

Hiện nay tình trạng “diễn xuôi” các câu thơ trong quá trình phân tích, cảm nhận các văn bản thơ vẫn còn diễn ra rất phổ biến. Vì vậy, bài viết này sẽ gợi ý cho các bạn một số vấn đề để tránh được việc diễn xuôi các câu thơ trong quá trình phân tích.

I. Những yếu tố cần chú ý khi phân tích thơ

- Cuộc đời tác giả.

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Thể thơ: lục bát, tự do, thơ 5 chữ…

- Hình ảnh thơ: Ví dụ như hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp - Mĩ trong Đồng chí hay Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hình ảnh người bà trong “Bếp lửa”...

- Chi tiết thơ:

- Giọng điệu: gồm có giọng hào hùng, nhẹ nhàng, xót thương, bi lụy, triết lý…

- Vần (nhịp) thơ.

- Ngôn ngữ thơ: Gồm có ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ bác học…

- Bố cục: Đây là phần quan trọng nhất để các em tìm ý cho bài cảm nhận của mình (Có thể chia theo khổ, chia theo đoạn, câu…).

=> Tất cả các đặc điểm trên ở tác phẩm nào cũng có những mức độ đậm nhạt của các đặc điểm này trong mỗi tác phẩm là khác nhau. Thêm vào đó, các em cần chú ý dựa vào đề bài yêu cầu gì để lựa chọn các đặc điểm trên cho phù hợp theo sở trường và khả năng của mình.

II. Kiến thức cần có trước khi làm bài

1. Kiến thức về tác giả:

- Tên, bút danh, năm sinh, năm mất, gia đình…

- Xã hội mà tác giả sống và sáng tác…

- Khuynh hướng sáng tác, chủ đề sáng tác.

- Các tác phẩm tiêu biểu.

2. Kiến thức về tác phẩm:

- Thuộc thơ (nếu đề bắt chép thuộc bài, đoạn, câu sau đó cảm nhận, phân tích…).

- Hoàn cảnh sáng tác

- Nội dung chính của tác phẩm

- Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm

- Một số tác giả, tác phẩm cùng chủ đề để so sánh đối chiếu (nếu có)

=> Tất cả các kiến thức này các em đã được trang bị ở trường thông qua tiết học dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Lưu ý các em một điều lượng kiến thức này rất quan trọng, mỗi giáo viên sẽ hệ thống kiến thức bài học theo một cách riêng nhưng nhìn chung kiến thức là giống nhau ở mỗi tác phẩm.

III. Các bước phân tích một bài thơ, đoạn thơ, câu thơ

Bước 1: Tìm hiểu đề (xác định yêu cầu của đề bài)

Xác định yêu cầu đề bài là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng không thể bỏ qua khi làm bài phân tích bài thơ, đoạn thơ cũng như với tất cả các dạng bài tập làm văn khác.

* Khi phân tích bài thơ, đoạn thơ các em cần đọc kĩ đề bài để xác định yêu cầu của đề bài gồm có:

- Bài thơ ấy cần phần tích (Đặc biệt chú ý đến: tên bài thơ, tác giả)

- Đối tượng cần phân tích:

  • Xét về hình thức: câu thơ, khổ thơ hay bài thơ
  • Xét về nội dung: nội dung chính, hình ảnh trong bài thơ, cảm xúc của nhân vật trữ tình…

=> Khi đã xác định được yêu cầu của đề bài, việc phân tích và triển khai nội dung bài viết của các em cũng được tập trung, bám sát đề và dễ “ăn” điểm hơn.

* Ví dụ: Phân tích hình tượng chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Qua tìm hiểu đề, ta xác định được:

  • Bài thơ cần phân tích: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
  • Tác giả: Phạm Tiến Duật
  • Đối tượng cần phân tích: Hình tượng chiếc xe không kính

Bước 2: Lập dàn ý

Việc lập dàn ý cho bài phân tích không chỉ giúp các em ghi lại những ý tưởng, nội dung cho bài phân tích mà còn hỗ trợ trực tiếp cho quá trình viết bài. Dựa vào dàn ý đã xây dựng, các em có thể triển khai bài phân tích theo đúng dự kiến/ý tưởng ban đầu. Từ đó có thể đảm bảo đúng và đủ ý, cũng như tính mạch lạc, thống nhất của bài viết.

* Cấu trúc dàn ý:

  • Mở bài: Giới thiệu về đối tượng cần phân tích (Có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp - nhưng cần giới thiệu đúng vấn đề cần phân tích).
  • Thân bài: Triển khai nội dung bài phân tích.
  • Kết bài: Đánh giá bài thơ, đoạn thơ hoặc trình bày khái quát cảm nhận về bài thơ, đoạn thơ ấy.

* Cách lập dàn ý chi tiết:

1. Mở bài:

Trong phần mở bài các em cần có các nội dung chủ yếu sau:

- Giới thiệu qua về tác giả.

- Giới thiệu nội dung chính của tác phẩm.

- Nội dung ý nghĩa của đoạn, câu thơ các em chuẩn bị phân tích (nếu đề cho ra đoạn, câu thơ)

- Bắt vào phần đề bài yêu cầu.

Lưu ý: Phần mở bài cần tự nhiên, đủ nội dung và sáng tạo.

2. Thân bài:

Đây là phần quan trọng nhất, khó nhất chính vì thế cũng chiếm nhiều điểm nhất và trong bài viết của các em cũng thể hiện lỗi “diễn xuôi” thơ nhiều hơn cả. Để khắc phục được tình trạng này trước khi làm bài các em nên lập dàn ý theo cách:

- Soi chiếu bài thơ, đoạn thơ, câu thơ của đề yêu cầu phân tích vào các đặc điểm đã nêu ở phần I. để rút ra điều các em cần cảm nhận từ yêu cầu của đề bài.

- Đoạn đầu tiên của thân bài các em nên trình bày khái quát nội dung nghệ thuật của cả tác phẩm, đặc biệt là các đề chỉ yêu cầu phân tích đoạn, câu thơ.

- Đưa các nội dung chính của bài thơ, đoạn thơ thành các luận điểm lớn, nếu đề yêu cầu cảm nhận đoạn thơ, câu thơ, thì các em chia nhỏ các nội dung có trong đoạn, trong câu, biến chúng thành các luận điểm lớn đề đi sâu cảm nhận.

- Mỗi đoạn văn các em nên viết theo cách diễn dịch hoặc quy nạp, nhớ trình bày rõ câu chốt, câu diễn giải, câu dẫn chứng, câu khái quát nội dung đoạn các em vừa phải khái quát được nội dung đoạn mình vừa viết, vừa phải liên hệ được với nội dung mà đề yêu cầu, mỗi khi chuyển đoạn mới phải có liên kết đoạn.

- Phần thân bài các em cần triển khai khoảng bốn đến 5 đoạn, dựa vào khả năng viết của mình, nhào nặn những nội dung cơ bản trong mỗi đoạn thành sản phẩm mang đậm cái tôi của chính mình trong bài viết.

3. Kết bài:

- Khái quát được nội dung đề yêu cầu.

- Từ những gì đã cảm nhận em rút ra được bài học rút ra cho bản thân hoặc liên hệ với cuộc sống.

Bước 3: Phân tích câu thơ, khổ thơ, bài thơ

* Đọc lại bài thơ, đoạn thơ: Đọc lại bài thơ, đoạn thơ để tái hiện kiến thức, khơi dậy cảm hứng cho bài phân tích. Những cảm nhận về hình ảnh, chi tiết đặc sắc trong bài thơ sẽ là tư liệu, nguồn cảm hứng quan trọng cho các em khi phân tích.

* Phân tích chi tiết từng câu thơ, ý thơ:

- Đi sâu phân tích từng câu thơ, ý thơ, tìm ra nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong câu thơ ấy giúp cho bài phân tích được chi tiết, sâu sắc hơn.

  • Khi phân tích một bài thơ dài: các em có thể phân tích theo khổ thơ, sau khi khái quát nội dung của khổ thơ ấy, các em có thể lựa chọn một vài câu thơ đặc sắc hoặc ấn tượng nhất trong cảm nhận của mình để phân tích.
  • Đối với đoạn thơ, các em có thể chia tách thành từng ý nhỏ, có thể theo câu thơ hoặc theo nội dung của đoạn thơ.

- Phân tích bài thơ các em cũng có thể dựa vào cấu trúc của thể thơ. Chẳng hạn thơ tứ tuyệt có cấu trúc: khai thừa chuyển hợp; thể thơ thất ngôn bát cú có thể phân tích đề thực luận kết, thể thơ lục bát phân tích theo câu 6 câu 8...

Ví dụ: Phân tích bài thơ Qua đèo ngang có thể phân tích theo kiểu 2 cặp:

  • Hai câu đề: Cái nhìn chung về cảnh vật Đèo Ngang.
  • Hai câu thực: Cảnh vật và cuộc sống con người ở Đèo Ngang.
  • Hai câu luận: Tâm trạng của tác giả.
  • Hai câu kết: Nỗi cô đơn tột cùng của tác giả.

- Đưa ra nhận định, đánh giá bài thơ: Nhận định, đánh giá ý chính của bài thơ cũng là một bước quan trọng giúp cho bài viết được chặt chẽ, logic, mạch lạc hơn. Ví dụ trước khi chuyển sang phân tích hai câu thơ cuối, các em cần chốt lại nội dung, ý chính của 2 câu thơ đầu.

- Các bước đánh giá:

  • Bước 1: Đánh giá đoạn thơ ấy hay hoặc dở ở chỗ nào(nếu hay thì nó xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì?).
  • Bước 2: Vì sao (Cái hay, cái độc đáo được toát nên bởi nội dung như thế nào, nhờ những phương diện nghệ thuật nào?).
  • Bước 3: Tác dụng: Khẳng định vai trò đóng góp của đoạn thơ đối với sự thành công của tác phẩm, tác giả, đối với nền văn học dân tộc, đối với cuộc sống... (Tùy từng trường hợp cụ thể).

IV. Một số cách thức phân tích đoạn thơ, bài thơ

1. Phân tích từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, giọng điệu, nhịp điệu trong từng câu thơ, khổ thơ

* Phân tích từ ngữ:

- Từ ngữ chính là chất liệu đầu tiên tạo nên ý nghĩa thơ. Mọi tư tưởng, tình cảm của tác giả đều được ký thác vào hệ thống từ ngữ của đoạn thơ, bài thơ.

- Ví dụ: Khi miêu tả hành vi và bản chất con buôn của Mã Giám Sinh, Nguyễn Du đã dùng từ thật sâu cay:

“Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra”

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

  • “Ngồi tót”: cách ngồi sỗ sàng, trịch thượng, vô văn hóa, thiếu lễ độ. Hành vi trên cho thấy, Mã Giám Sinh là một con người ít học vô lại, nhân cách kém cỏi, tầm thường chứ không phải là một sinh viên trường Quốc Tử Giám nho nhã, học thức như hắn nói.
  • “Sổ sàng”: ngồi thoải mái, không kiêng nể gì. Hành vi thất kính, vô văn hóa, thiếu lễ độ.
  • “Kíp”: giục giã, vội vàng, vô cùng cấp bách. Ỷ tiền khinh người.

=> Như vậy chỉ với việc miêu tả qua hệ thống ngôn ngữ, Nguyễn Du đã vạch trần được bản chất của Mã Giám Sinh, đó chỉ là một tên vô loại, ít học và có gì đó gian trá, bịp bợm, bởi những lời nói của hắn trước sau không có sự thống nhất.

* Phân tích hình ảnh thơ và biện pháp tu từ:

- Ý nghĩa thơ còn được ẩn giấu trong hình ảnh thơ và các biện pháp tu từ được sử dụng. Thơ nói bằng hình ảnh và ẩn ý nghệ thuật. Đó mới là thơ, là nghệ thuật ngôn từ.

- Ví dụ: Khi thể hiện niềm yêu kính và tự hào đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhà thơ Viễn Phương viết:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

(Viếng lăng Bác, Viễn Phương)

  • Với thủ pháp ẩn dụ, Viễn Phương đã nâng cao cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ, đồng thời thể hiện niềm tôn kính thiêng liêng đối với vị cha già dân tộc.
  • “Mặt trời” trong câu thứ nhất là mặt trời của tự nhiên có tác dụng chiếu sáng và đem lại sự sống cho muôn vật, muôn loài. Còn “mặt trời” trong câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho Bác Hồ vĩ đại. Bởi từ trong cuộc đời và con người Bác cũng toát ra một thứ ánh sáng kì diệu vô cùng rực rỡ. Đó là ánh sáng của chân lý cách mạng có thể xua tan mọi bất công, bạo tàn và soi đường dẫn lối đưa 25 triệu con người đi từ bóng đêm nô lệ đến được ánh sáng của tự do, hòa bình, công lý.
  • Bác mãi là vầng dương bao la, chói ngời vĩ đại. Suốt cả cuộc đời Người đã hy sinh hạnh phúc của bản thân, gia đình để dấn thân vào con đường Cách mạng đầy hiểm nguy, thử thách để tìm ra con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc. Có thể nói bằng hình ảnh đó, tác giả Viễn Phương đã thể hiện một cách sâu sắc tình cảm yêu thương, tôn kính của nhà thơ đối với Bác.

* Phân tích giọng điệu thơ:

- Giọng điệu thơ góp phần bộc lộ tư tưởng, tình cảm bài thơ, đồng thời tạo nên sự đồng cảm sâu sắc giữa người đọc và tác giả bài thơ.

- Đó có thể là giọng điệu chân thành, tha thiết, sâu lắng (Bếp lửa, Viếng lăng Bác…). Có thể là giọng hồn nhiên, sôi nổi, tinh nghịch (Bài thơ tiểu đội xe không kính,…). Hoặc đau xót, buồn bã, tuyệt vọng (Kiều ở lầu Ngưng Bích,…)

2. Liên tưởng, so sánh những câu thơ cần phân tích với một số câu thơ có nội dung tương đồng hoặc tương phản

* So sánh tương đồng:

* So sánh tương phản:

Ví dụ: So sánh điểm giống và khác nhau về hình ảnh anh bộ đội trong hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.

- Giống nhau:

  • Chung mục đích chiến đấu: Vì nền độc lập của dân tộc.
  • Đều có tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.
  • Họ rất kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu.
  • Họ có tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng.

- Khác nhau:

  • Người lính trong bài thơ “Đồng chí” mang vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của người lính xuất thân từ nông dân.
  • Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” luôn trẻ trung sôi nổi, vui nhộn với khí thế mới mang tinh thần thời đại.

V. Những kiến thức bổ sung để phân tích thơ

Yêu cầu cao nhất của một bài phân tích thơ là phải viết đúng và viết hay. Viết đúng đã khó, viết cho hay lại càng khó hơn. Để bài phân tích đạt hiệu quả cao, ngoài những kỹ năng cơ bản phân tích thơ, người làm văn phải đảm bảo yêu cầu về những kiến thức hỗ trợ khác. Kiến thức càng phong phú thì việc phân tích càng sâu sắc. Có thể nêu ra một số lĩnh vực kiến thức sau:

1. Kiến thức văn học sử

- Văn học là một hiện tượng lịch sử ra đời và phát triển theo thời gian. Tiếp nhận một tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm thơ nói riêng không nên tách nó ra khỏi phạm trù lịch sử, không nên xem nó như một cá thể độc lập, thoát li hẳn mối quan hệ, ràng buộc của xã hội.

- Kiến thức về văn học sử bao gồm là những hiểu biết về các trào lưu văn học, giai đoạn văn học, thời kì văn học; nó còn là những hiểu biết có hệ thống về từng tác giả cụ thể. Đứng trước một tác phẩm thơ, người làm văn phải biết huy động sở biết của mình về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, nó thuộc thời kì, giai đoạn và trào lưu văn học nào, cuộc đời và quá trình sáng tác của tác giả ra sao để từ đó nhận xét và đánh giá các vấn đề về phương diện lịch sử cũng như nghệ thuật trong thi phẩm.

Thực tế, trong chương trình sách giáo khoa về văn học, những kiến thức về văn học sử vẫn còn ít, chưa có tính hệ thống. Người học nếu cầu tiến tất phải tự tìm tòi, nghiên cứu ở những sách vở khác.

2. Kiến thức lí luận văn học

- Lí luận văn học là một bộ môn công cụ, giúp độc giả có cơ sở thâm nhập vào thi phẩm. Loại kiến thức này khá nhiều và tương đối phức tạp. Việc vận dụng kiến thức này vào bài làm khá linh hoạt và tùy theo từng trường hợp mà có yêu cầu khác nhau. Trước hết, trong bài làm văn, người viết thường xuyên sử dụng các thuật ngữ, khái niệm của lí luận văn học, như: hư cấu, điển hình, hình ảnh, hình tượng… Nếu không có sự hiểu biết đầy đủ, người viết sẽ dùng sai khái niệm.

- Ở mức độ phức tạp hơn, khi làm bài người viết phải có kiến thức lí luận để lý giải một vấn đề nào đó trong tác phẩm thơ, ví như: cái tâm và cái tài của nhà thơ, bản chất của thơ ca, cá tính sáng tạo của nhà thơ. Để làm được những vấn đề đó, ta phải hiểu căn bản về các vấn đề lí luận như nguồn gốc thơ ca, đối tượng phản ánh, đặc trưng ngôn ngữ thơ …

- Nguyễn Tuân từng nhận định: “Theo tôi nghĩ, thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng ở loại cụ thể hữu hình. Nhưng nó khác với cái cụ thể của văn. Cũng mọc lên từ đống tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu hình, nó thức dậy những cái vô hình bao la, từ một cái điểm nhất định mà nó mở ra được cái diện không gian thời gian trong đó nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp”.

(Thời và thơ Tú Xương)

3. Kiến thức và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ

Ngôn ngữ là phương tiện để con người thể hiện những điều mình đã tư duy. Bài phân tích thơ đúng và hay tuỳ thuộc rất lớn vào kiến thức và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của người viết. Thật khó diễn đạt trọn vẹn cái điều mình nhìn thấy, cảm thấy, tư duy thấy. Thực tế, rất nhiều lúc ngôn ngữ diễn đạt không theo kịp tư duy. Để khắc phục những bất cập này, người làm văn phải có ý thức thường xuyên tích lũy vốn ngôn ngữ, trau dồi kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Kiến thức về ngôn ngữ giúp người viết vừa xâm nhập vào tác phẩm, vừa diễn đạt những điều mình cảm nhận được từ tác phẩm. Riêng ở mặt sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt, yêu cầu người viết phải viết đúng và hay theo các cấp độ sau:

- Dùng từ: Yêu cầu người viết phải biết dùng từ độc đáo. Sẽ rất chán nản cho người đọc khi một bài viết không dùng được một từ cho hay, cho độc đáo. Dùng từ hay thì mới có đoạn hay rồi bài hay. Từ hay là từ dùng đúng lúc, đúng chỗ, lột tả được cái thần thái của vấn đề nào đó trong bài thơ, làm cho câu văn có hồn, có sinh khí, làm cho người đọc sung sướng thán phục. Hạ được từ “có thần”, giá trị của bài viết được nâng lên đáng kể. Thử xem và học tập cách dùng chữ của các nhà phê bình:

* Viết câu:

- Phương tiện ngôn ngữ cơ bản để diễn ý là câu. Một câu luôn diễn đạt một nội dung nào đấy.

- Muốn cách diễn đạt khỏi đơn điệu nhàm chán người viết phải biết cách sử dụng nhiều kiểu câu. Tính linh hoạt trong việc sử dụng câu ở chỗ: tuỳ từng lúc, từng nơi, tuỳ giọng văn của từng đoạn mà có những loại câu tương ứng. Khi người viết muốn biểu đạt tình cảm của mình thì dùng câu cảm thán; lúc muốn gây sự chú ý cho người đọc ta có thể dùng câu nghi vấn để đặt vấn đề và tự trả lời để giải quyết vấn đề; khi muốn nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ theo nhiều mối quan hệ ta dùng câu có cặp quan hệ từ: tuy nhưng, càng thì càng, không những mà còn, nếu thì …, khi muốn khái quát vấn tổng hợp đề ta dùng kiểu câu có tính chất quy nạp toàn thể với các từ mở đầu: nhìn chung, đại thể, về cơ bản, phần lớn …

- Ngôn ngữ làm văn phân tích thơ cũng phải có tính tạo hình và gợi cảm: Về mặt khoa học, bài phân tích thơ là loại văn của tư duy logic. Văn ý phải rõ ràng, sáng sủa, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục lý trí. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bài phân tích thơ chỉ trình bày một cách khô khan máy móc, chối bỏ cảm xúc và hình ảnh. ngôn ngữ phân tích thơ thiết nghĩ cũng phải có chất thơ, phải hấp dẫn lôi cuốn người đọc bằng từ ngữ có tính tạo hình và giàu sức biểu cảm. Ví dụ:

“Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời thi ca Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”.

(Chế Lan Viên)

“Nếu chúng ta liệt Tú Xương vào loại đỉnh thơ Nôm, thì “Sông lấp” chính là cái bóng cây hiên ngang trên sườn non đó vậy. Dẫn thơ Tú Xương mà vô tình hoặc cố ý đánh rớt bài “Sông lấp”, tức là bước lên lầu táp, mở của tầng này tầng kia mà quên mất cái chuông trên vọng lâu vậy”.

(Nguyễn Tuân, Thời và thơ Tú Xương)

Những lời bình luận, đánh giá trên phải chăng có sức sống riêng, ám ảnh độc giả là nhờ ngôn ngữ của nó giàu chất tạo hình và biểu cảm?

4. Kiến thức về các bộ môn liên quan:

- Sóng Hồng định nghĩa: “Thơ là nhạc là hoạ là điêu khắc theo một phong cách riêng”.

- Định nghĩa này cho thấy thơ ca liên quan đến các ngành nghệ thuật khác. Hơn thế, thơ ca luôn chứa đựng nhiều vấn đề, phạm trù xã hội khác nhau. Do vậy, để có thể xâm nhập trọn vẹn vào tác phẩm thơ, chúng ta cần phải có hiểu biết về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, như: Lịch sử, Địa lý, Triết học, Đạo đức học … Những kiến thức này là những luận cứ (vừa tiềm tàng vừa hiện thực) góp phần soi sáng các hiện tượng thơ ca.

VI. Dàn ý phân tích một đoạn thơ, bài thơ

DÀN Ý SỐ 1

I. Mở bài:

– Giới thiệu sơ lược về tác giả: tên tuổi, bút danh, vị trí trong nền văn học, chủ đề sáng tác, phong cách sáng tác, những đóng góp của tác giả đối với phong trào văn học, giai đoạn văn học và nền văn học dân tộc.

– Giới thiệu tổng quát về bài thơ: hoàn cảnh xuất xứ, đại ý, nội dung chính của đoạn thơ/bài thơ. Dẫn vào đoạn thơ, bài thơ cần phân tích: trích lại bài thơ (nếu ngắn) còn khổ thơ thì phải ghi lại tất cả.

II. Thân bài:

– Khái quát về vị trí trích đoạn hoặc bố cục, mạch cảm xúc chủ đạo của khổ thơ, bài thơ.

– Giới thiệu vấn đề nghị luận và phương hướng nghị luận.

– Phân tích bài thơ/đoạn thơ: trích thơ rồi lần lượt phân tích những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, v.v…. trong từng câu thơ, giải mã đúng từ ngữ, hình ảnh đó để giúp người đọc cảm thấy được những cái hay, cái đặc sắc về nội dung, nghệ thuật cảu bài thơ.

Lưu ý: Nên phân tích từ nghệ thuật đến nội dung, khi phân tích phải dựa vào từ ngữ có trong bài thơ, hoàn cảnh ra đời, phong cách sáng tác của tác giả để tránh suy diễn miên man, không chính xác, cụ thể:

* Phân tích khổ thơ thứ nhất :

+ Nêu nội dung chính của khổ thơ thứ nhất:

(Trích thơ…)

+ Áp dụng các thủ pháp phân tích thơ để phân tích những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật tu từ, nhịp điệu, v.v. trong từng câu thơ; giải mã những từ ngữ, hình ảnh đó có ý nghĩa gì, nó hay, đặc sắc ở chỗ nào.

+ Liên hệ, so sánh với những bài thơ cùng chủ dề.

+ Chuyển sang khổ thứ hai.

* Phân tích khổ thơ thứ hai:

+ Cách làm bốn bước tương tự khổ thứ nhất.

+ Rồi cứ tiếp tục như thế đến hết bài.

(Lưu ý: đôi khi có thể phân tích hai khổ thơ cùng một lúc nếu hai khổ thơ cùng một ý nghĩa)

– Nhận xét đánh giá bài thơ:

+ Đánh giá về nội dung, tư tưởng của bài thơ. (Nét đặc sắc về nội dung của bài thơ là gì? Thành công/hạn chế?)

+ Đánh giá về nghệ thuật. (Thành công/hạn chế?)

+ Đánh giá về phong cách tác giả. (Qua bài thơ em thấy tác giả là người như thế nào; có thể nói thêm những đặc điểm về phong cách nghệ thuật và đóng góp của nhà thơ trên văn đàn lúc bấy giờ).

III. Kết bài:

+ Khẳng định lại toàn bộ gia trị về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

+ Liên hệ bản thân và cuộc sống (nếu có).

DÀN Ý SỐ 2

A. MỞ BÀI

Thường theo cách gián tiếp và thường gồm hai bước:

Bước 1: Có thể theo thao tác diễn dịch, quy nạp hoặc so sánh...

- Nếu dùng thao tác diễn dịch thì có thể dẫn vào đề theo ba cách sau:

  • Giới thiệu khái quát về thân thế, sự nghiệp của tác giả, về tác phẩm hoặc chỉ iới thiệu tác phẩm, giá trị của tác phẩm.
  • Giới thiệu hoàn cảnh lịch sử, xã hội, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
  • Giới thiệu xuất xứ của tác phẩm (hoặc đoạn trích)

Bước 2: Chép nguyên văn tác phẩm hay đoạn trích (nếu ngắn) hoặc chép câu đầu, câu cuối, ở giữa hai câu này có một hàng dấu chấm lửng (nếu là tác phẩm, đoạn trích khá dài) hoặc giới thiệu nhân vật, khía cạnh phân tích (nếu đề ra yêu cầu phân tích một nhân vật hay một khía cạnh về nội dung nghệ thuật của tác phẩm).

B. THÂN BÀI

Đây là phần phân tích chi tiết tác phẩm. Có thể phân tích theo một trong ba cách đã nói ở trên.

- Cách cắt ngang'. thường áp dụng cho một bài thơ ngắn hoặc tác phẩm có bố cục, đoạn mạch rõ ràng.

- Cách bổ dọc. thường áp dụng cho tác phẩm tự sự.

- Cách kết hợp cắt ngang với bổ dọc. thường áp dụng cho tác phẩm mà nhiều ý tưởng đan xen vào nhau khó tách bạch thành từng đoạn mạch theo ý được.

Lưu ý:

* Nếu phân tích tác phẩm trữ tình phần thân bài có thè vận dụng cách sau:

- Nêu chủ đề tác phẩm.

- Phân tích giá trị nội dung của tác phẩm.

- Phân tích giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

- Đánh giá, nhận xét chung.

* Nếu phân tích tác phẩm tự sự phần thân bài có thể vận dụng cách sau:

- Khái quát chủ đề tác phẩm.

- Phân tích đoạn mạch chủ yếu của tác phẩm (trên cơ sở chủ đề, có thể tìm ý trong bài thơ để phân tích. Có thể phân tích theo ý nhỏ, có thể phân tích theo khổ thơ. Khi phân tích nên đi từ việc phát hiện từ ngữ, hình ảnh thơ, những biện pháp nghệ thuật để đến cái đích là bộc lộ nội dung tác phẩm. Những ý nhỏ trong phần phân tích này bao giờ cũng được sắp xếp mạch lạc, hợp lí góp phần bộc lộ chủ đề.)

- Nhận xét đánh giá.

* Dạng tổng quát phần thân bài của kiểu bài phân tích tác phẩm văn học như sau:

(I) Phân tích tác phẩm (hoặc đoạn trích)

(1). Nêu chủ đề và phân tích ý nghĩa của chủ đề (nhận xét khái quát bước đầu)

(2). Phân tích các khía cạnh (ý) của chủ đề:

a) Khía cạnh 1:

- Nêu ý

- Phân tích các chi tiết biểu hiện theo hướng kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật.

- Tiểu kết, bình giá, chuyển ý.

b) Khía cạnh 2:

- Nêu ý

- Phân tích các chi tiết biểu hiện theo hướng kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật.

- Tiểu kết, bình giá, chuyển ý.

c) Khía cạnh 3:

- Nêu ý

- Phân tích các chi tiết biểu hiện theo hướng kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật.

- Tiểu kết, bình giá, chuyển ý.

(3) Tổng hợp các khía cạnh đã phân tích ớ trên.

(II) Đánh giá tác phẩm (hoặc đoạn trích)

(1) Nêu giá trị của tác phẩm:

(a) Giá trị nội dung.

(b) Giá trị nghệ thuật.

(c) Giá trị của đoạn trích trong việc biểu hiện tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm).

(2) Nêu giá trị của tác phẩm lúc ra đời và hiện nay.

- Đối với cuộc sống.

- Đối với sự phát triển văn học.

(3). Chỉ ra hạn chế về nội dung, nghệ thuật (nếu có).

C. KẾT BÀI

- Tóm tắt những thành công và hạn chế (nếu có) của tác phẩm để đánh giá chung.

- Phát biểu cảm nghĩ, ấn tượng sâu sắc nhất của bản thân về tác phẩm.

- Rút ra bài học tư tưởng, tình cảm... đối với bản thân.

Chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn trích Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm siêu ngắn
  • Soạn bài Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm - Ngắn gọn nhất
  • Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Dàn ý
  • Bài mẫu

  • Dàn ý
  • Bài mẫu
Cách khai thác của tác giả trong bài thơ này là gì
Bài khác

Đề bài:Chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn tríchĐất nước- Nguyễn Khoa Điềm

Dàn ý

1. MỞ BÀI: GIỚI THIỆU CHUNG:

- Giới thiệu về: nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm “Mặt đường khát vọng” và đoạn thơ Đất Nước:

+ Nguyễn Khoa Điềm là một trong những cây bút tiêu biểu trong nền thơ ca kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.

+ Trường ca"Mặt đường khát vọng"được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

+ Đoạn thơ trên thuộc chương V - chương "Đất nước" của bàn trường ca; thể hiện những nhận thức sâu sắc về đất nước, trong đó nổi bật là hình ảnh đất nước hiện lên trong quan hệ gắn bó với mỗi con người.

- Dẫn dắt nhận định: Chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn thơ Đất Nước được sử dụng vừa quen thuộc vừa mới lạ.

2. THÂN BÀI

Nhà thơ đã vận dụng thành công chất liệu văn hóa dân gian. Những chất liệu ấyvừa quen thuộc(gần gũi với cuộc sống của mỗi con người Việt Nam)vừa mới lạ(với những sáng tạo mới mẻ, hấp dẫn)

- Chất liệu dân gian được sử dụng rất đa dạng, phong phú, tất cả đều gần gũi, quen thuộc với mỗi con người Việt Nam

+ Có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt, vật dụng quen thuộc(miếng trầu, tóc bới sau đầu, cái kèo, cái cột, hạt gạo xay, giã, giần, sàng, hòn than, con cúi,...).

+ Có ca dao, dân ca, tục ngữ, truyền thuyết, cổ tích.

- Cách vận dụng độc đáo, sáng tạo:

+ Vận dụng ca dao, tục ngữ nhưng dẫn dắt khéo léo, khi lấy nguyên vẹn toàn bài khi chỉ mượn ý mượn tứ để khẳng định, tôn vinh những nét đẹp trong sinh hoạt và tâm hồn con người Việt Nam. Đó là sự chăm chỉ chịu thương, chịu khó; là tấm lòng thủy chung son sắt trong tình yêu; là sự duyên dáng, ý nhị trong từng lời ăn tiếng nói...

Ví dụ:

- "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn"lấy ý từ bài ca dao "Tay nâng chén muối đĩa gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau"hay "Muối ba năm muối hãy còn mặn, gừng chín tháng gừng hãy còn cay/ Đôi ta tình nặng nghĩa dày/ Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa"

- "Hạt gạo phảimột nắng hai sươngxay, giã, giần, sàng"

- "Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm"lấy ý từ bài ca dao"Khăn thương nhớ ai/ Khăn rơi xuống đất..."

...

+ Liệt kê hàng loạt những câu chuyện từ xa xưa trong truyền thuyết, cổ tích dân tộc để làm nổi bật vẻ đẹp trù phú của đất nước, những truyền thống quý báu của nhân dân ta đồng thời khẳng định vai trò to lớn của nhân dân trong việc "làm ra Đất Nước"

Ví dụ: Truyến thống đoàn kết, tinh thần cảnh giác cao độ trước kẻ thù"dân mình biết trồng tre mà đánh giặc", tinh thần uống nước nhớ nguồn"Hằng năm ăn đâu làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ".Hoặc tô đậm sự trù phú tươi đẹp của quê hương:

"Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

...

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm"

- Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng đậm đặc đã tạo nên một không gian nghệ thuật riêng của đoạn trích, vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng tượng,bay bổng, mơ mộng. Hơn nữa, có thể nói chất dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và cảm xúc của tác giả, tạo nên một đặc điểm trong tư duy nghệ thuật ở đoạn trích này.

- Bằng việc sử dụng đậm đặc chất liệu văn hóadân gian, bên cạnh việc lí giải, định nghĩa Đất Nước ở nhiều bình diện [không gian, thời gian lịch sử, truyền thống văn hóa] nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn làm nổi bật một tư tưởng mới mẻ: "Đất Nước của nhân dân/ Đất Nước của ca dao thần thoại"

3.KẾT BÀI

- Nhận định được nêu ra trong bài là một cơ sở quan trọng để khám phá, tìm hiểu tác phẩm nói chung và đoạn thơ nói riêng. Qua đoan trích, ta thấy được tư tưởng sâu sắc, mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm. Đoạn thơ kết tinh tư tưởng yêu nước, niềm tự hào dân tộc của nhà thơ, cũng là đóng góp lớn của ông đối với thơ ca dân tộc. Đoạn thơ khẳng định tài năng sáng tạo, sự am hiểu tường tận về văn hóa dân gian của tác giả.

- Thành công đòi hỏi ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm một vốn sống, vốn văn hóa phong phú. Một sự nhận thức sâu sắc, mới mẻ về Đất nước, về Nhân Dân. Đồng thời đời hỏi ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có một tài năng, một bản lĩnh của người cầm bút.

- Qua đoạn thơ, để lại bài học sâu sắc về cuộc sống: biết trân trọng những giá trị văn hóa dân gian; bài học về sáng tạo nghệ thuật: đem đến những sáng tạo, mới mẻ từ những giá trị gần gũi, quen thuộc.

Bài mẫu

Nguyễn Khoa Điềm được đánh giá là một trong những gương mặt thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ tài năng thời chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta .Đọc các bài thơ được đưa vào học trong chương trình phổ thông vài thập niên gần đây của ông như :Mẹ và Quả; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; đặc biệt là bài thơ Đất Nước trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng” (Ngữ văn 12 ), có thể khẳng định rằng: khai thác chất liệu văn hoá dân gian, đặc biệt là văn học dân gian là “dấu vân tay”,là cá tính sáng tạo- nét phong cách nghệ thuật của tác giả ,góp phần tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn ở thơ ông bởi :“sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước,con người Việt Nam”. Trong bài viết này, chúng tôi mong muốn chỉ ra các loại chất liệu văn hoá được nhà thơ tìm tòi,khai thác và hiệu ứng nghệ thuật của nó mang lại cho độc giả , tạo nên trường “cộng hưởng” khi thưởng thức cảm thụ bài thơ Đất Nước nói riêng, thơ Nguyễn Khoa Điềm nói chung .

Bài thơ Đất Nước trích phần đầu chương V bản trường ca “Mặt đường khát vọng”, được sáng tác tại chiến khu Trị - Thiên năm 1971, xuất bản 1974. Cảm hứng chủ đạo ,tư tưởng bao trùm bài thơ là :“ĐẤT NƯỚC LÀ CỦA NHÂN DÂN”. Theo đó bài thơ được sáng tác theo phương thức trữ tình- chính luận, có kết cấu 3 phần : phần 1: Đất Nước có từ khi nào và bắt đầu từ cái gì?; phần 2: Đất Nước là gì ? phần 3: Đất Nước do ai làm ra? Khác với các nhà thơ khác viết về Đất nước-Tổ quốc, Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận và quy chiếu Đất Nước dưới 3 phương diện: thời gian( chiều dài) ; không gian( chiều rộng); văn hoá (chiều sâu),nhất là chiều sâu văn hoá dân tộc.

Trước hết, xin giới thuyết ngắn gọn khái niệm chất liệu văn hoá dân gian. Dựa theo Từ điển tiếng Việt, văn hoá dân gian là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do nhân dân sáng tạo ra trong trường kì lịch sử thời xa xưa. Theo đó, chất liệu văn hoá dân gian là những giá trị, những sản phẩm cảvật chất lẫn tinh thần( văn hoá vật thể và phi vật thể, đặc biệt là văn học dân gian) góp phần tạo dựng, hun đúc nên nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.Từ khái niệm ấy, soi chiếu vào bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, ta thấy nhà thơ đã rất ý thức và có nhiều tìm tòi, khai thác vận dụng sáng tạo các giá trị, chất liệu văn hoá để làm nổi bật tư tưởng chủ đạo của bài thơ: Đất Nước là của Nhân Dân , chứ không phải của các vương triều như quan niệm phong kiến ngày xưa .

Ở phần đầu bài thơ (Đất Nước có từ khi nào và bắt đầu từ cái gì? ), nhà thơ tập trung khai thác chất liệu văn hoá dân gian qua các thể loại văn học dân gian, các sản phẩm văn hoá về phong tục,sản xuất , đặc biệt là ý nghĩa phồn thực của chúng làm nên bản sắc văn hoá dân tộc. Cụm từ “ngày xữa ngày xưa” là mô tuýp mở đầu quen thuộc của truyên dân gian. Hai hình ảnh “miếng trầu” bà ăn và “búi tóc” sau đầu của mẹ gợi ra nhiều ý nghĩa .Đó không chỉ là tập tục lâu đời ở người Việt khác xa với người Hán, mà còn gợi ra bao giá trị văn hoá đặc sắc của người Việt . Gắn với mái tóc người phụ nữ có bao nhiêu câu tục ngữ ,ca dao: “Hàm răng mái tóc là góc con người”; “Tóc ngang lưng vừ chừng em búi/ Để chi dài bối rối lòng anh ”… Hay tục ăn trầu gắn với miếng trầu đã kết tinh trong nó bao nhiêu giá trị sâu xa .Miếng trầu nhỏ nhắn nhưng không thể thiếu trong các nghi lễ trang trọng: hỏi cưới, giỗ chạp. Miếng trầu là vật xã giao: “miếng trầu là đầu câu chuyện”; miếng trầu kết duyên tình nghĩa vợ chồng, anh em: “miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người”; miếng trầu còn là vật giao duyên tình chồng –vợ “Trầu này trầu tính trầu tình/ trầu loan trầu phụng, trầu mình lấy ta…” Chúng ta có cả một “văn hoá trầu” ! Các hình ảnh “cái kèo cái cột, hạt gạo” là sản phẩm văn hoá vật chất gắn với thói quen ở- ăn của người Việt và cả nền văn minh nông nghiệp lúa nước . Cụm từ “gừng cay- muối mặn” không chỉ phản ánh văn hoá “ẩm thực” của dân tộc ta mà còn gợi ra lối sống tình nghĩa thuỷ chung ,được khai thác qua các câu ca dao- dân ca : “Tay bưng đĩa muối chấm gừng/ Gừng cay,muối măn xin đừng quên nhau”; hoặc: “Muối đã mặn ngàn năm còn mặn / Gừng đã cay muôn thuở còn cay…”. Thật là xúc động và thấm thía .

Sang phần 2 “ Đất Nước là gì?” nhà thơ lại có cách khai thác ,tìm tòi các chất liệu văn hoá dân gian đặc sắc . Đó là tập trung chủ yếu vào văn học dân gian, kết hợp các giá trị văn hoá truyền thống với hiện đại trong trách nhiệm bổn phận của chúng ta hôm nay . Hình ảnh “chiếc khăn” trong câu thơ “ Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” lấy cảm hứng từ bài ca dao tình yêu: “ Khăn thương nhớ ai /khăn rơi xuống đất/ khăn thương nhớ ai /khăn vắt trên vai..” nhà thơ muốn chuyển tải thông điệp : Đất Nước gắn với không gian sinh hoạt mỗi người, và cũng là “không gian tình yêu lứa đôi” . Hai câu dân ca “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc; con cá ngư ông mống nước biển khơi” không chỉ bộc lộ tình yêu với quê hương Bình –Trị -Thiên của mình, mà còn để chỉ ra rằng : đất nước gắn với không gian miền xuôi, miền ngược; rừng núi và biển đảo , là không gian sinh tồn và đoàn tụ của 54 dân tộc anh em .

Đáng chú ý là ở đoạn cuối phần thơ này, tác giả tập trung khai thác các truyền thuyết mang ý nghĩa lịch sử của dân tộc . Các hình ảnh “chim – rồng”, các nhân vật truyền thuyết “Lạc Long Quân- Âu Cơ”, “bọc trứng” gợi nhắc về cội nguồn tổ tiên cao quý đáng tự hào của dân tộc . Người Việt là “ con Lạc cháu Hồng; con Rồng cháu Tiên” . Câu thơ : “ Hàng năm ăn đâu làm đâu / Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”, không chỉ nhắc nhớ về các thế hệ vua Hùng (18 đời) có công dựng nước và giữ nước được đúc kết qua câu tục ngữ: “ Dù ai buôn ngược bán xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”, mà còn ghi tạc đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của ông cha.

Sang phần 3 –phần thể hiện tập trung cảm hứng chủ đạo bài thơ : “ Đất Nước là của Nhân Dân”, Nguyến Khoa Điềm lại có cách khai thác, tìm tòi sáng tạo .

Trong ý tưởng nhân dân làm nên Đất Nước trên bình diện không gian địa lí, nhà thơ đã tập trung tìm tòi khám phá sự giao thoa hoà quyện các truyền thuyết dân gian với các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hoá. Truyện Sự tích đá Vọng Phu vả chăng được dệt nên từ danh thắng những hòn Vọng Phu suốt chiều dài đất nước, và để dân gian thổi vào đó tấm lòng thuỷ chung “chờ chồng nuôi con” của người phụ nữ Việt Nam? Rồi “hòn trống mái” cũng rất có thể như vậy . Chủ ý là khẳng định vẽ đẹp trong tình cảm vợ chồng luôn gắn bó son sắt bên nhau . Còn “gót ngựa Thánh Gióng; đất Tổ Hùng Vương” lại khái thác các truyền thuyết dân gian : truyền thuyết Thánh Gióng và truyền thuyết các vua Hùng dựng nước và giữ nước .Một loạt tên các người dân : Ông Đốc ,Ông Trang, Bà Đen, bà Điểm lại được nhà thơ quy chiếu gắn với các địa danh, sơn danh Nam Bộ( cầu ông Đốc, ông Trang, núi bà Đen,chợ bà Điểm…)

Để khẳng định nhân dân là người gánh đất nước trên dặm dài lịch sử oanh liệt của dân tộc, nhà thơ chỉ gợi ra vài chất liệu khái quát . Không phải ngẫu nhiên ở đoạn này ông lặp lại hai lần con số 4000 năm ( bốn nghìn năm Đất Nước, bốn nghìn lớp người).Thông điệp ngắn gọn nhân dân là người viết nên những trang sử vẻ vang trong suốt 4000 ngàn năm của dân tộc . Câu thơ “ Khi có giặc người con trai ra trận” gợi nhắc bài câu ca dao : “ Nàng về nuôi cái cùng con / Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng” có lẽ ra đời thời Lê – Mạc tương tàn . Câu thơ: “ Ngày giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” chính là câu tục ngữ “ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” để thể hiện truyền thống anh hùng ,bất khuất của phụ nữ Việt Nam…

Ở đoạn khẳng định nhân dân làm nên Đất Nước trên bình diện văn hoá, Nguyễn KhoaĐiềm liệt kê hàng loạt các sản phẩm, các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể do nhân dân tạo lập nên . Đó là nên văn minh nông nghiệp :“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ;họ chuyền lửa qua mỗi nhà., họ đặp đập be bờ…” Đó là giá trị tinh thần tâm linh “Họ truyền giọng điệu của mình cho con tập nói, Họ gánh tên làng ,tên xã trong mỗi chuyến di dân”. Đoạn thơ cuối nhà thơ khai thá chiều sâu ý nghĩa trong nhiều bài ca dao –dân ca . Cụm từ “ yêu em từ thuở trong nôi” lấy từ bài ca dao : “Yêu em từ thuở trong nôi / Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru” để khẳng định tình cảm mãnh liệt, bền chặt, thuỷ chung của người Việt . Câu thơ “Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội” là lấy ý tứ từ câu ca dao : “Cầm vàng mà lội qua sông / Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng” muốn nhắn nhủ với chúng ta phải biết quý trọng công sức lao động . Câu thơ “ Biết trồng tre…Đi trả thù không sợ dài lâu” lấy ý từ câu ca dao : “ Thù này ắt hẵn còn lâu / Trồng tre thành gậy ,gặp đâu đánh què” là để nhắn nhủ mọi người chớ vội quên kẻ thù , mối thù ta đang chất chứa trong lòng . Người xưa có câu “ Quân tử báo thù 10 năm chưa muộn” . Tất cả góp phần thể hiện tâm hồn, tính cách, lẽ sống của dân tộc ta .

Tóm lại, tìm hiểu chất liệu văn hoá dân gian trong bài thơ Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm góp phần giúp giáo viên và học sinh nhận diện các giá trị các sản phầm VHDG, và sự tìm tòi khai thác sáng tạo đặc sắc của nhà thơ trong việc thể hiện cảm hứng chủ đạo bài thơ : Đất Nước là của Nhân Dân” khi giảng dạy học tập bài thơ này nói riêng và một số bài thơ khác có khai thác sữ dụng VHDG nước ta nói chung.Tìm hiểu chất liệu VHDG trong bài thơ Đất Nước của nhà thơ góp phần tô đậm “dấu vân tay” trong cá tính sáng tạo nghệ thuật thơ của tác giả qua nghệ thuật chắt lọc tinh tế, sâu sắc văn hoá dân gian của Nguyễn Khoa Điềm ,đồng thời khẳng định một chân lí “ VHDG là bầu sữa nuôi dưỡng sự sáng tạo và tài năng nghệ thuật” văn nghệ sỹ.

Nguồn: sưu tầm

Loigiaihay.com

  • Bình giảng khổ thơ thứ nhất đoạn trích Đất nước

  • Tìm hiểu đoạn trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

  • Cảm nhận về hai đoạn thơ "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm và "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm

  • Tuối trẻ và tương lai đất nước - Lạm bàn về chí hướng của tuổi trẻ - Ngữ Văn 12

  • Cảm nhận của em về hình ảnh đất nước được thể hiện qua bài qua bài Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

* Khái niệm

“Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình”(Văn học 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1994, trang 136).Nhận định trên đã nêu ra yêu cầu rất đặc trưng của văn chương nghệ thuật, đó là sự độc đáo. Chính sự độc đáo ấy tạo nên phong cách nghệ thuật. Một khi tác giả sáng tác văn học tạo được dấu ấn riêng biệt, độc đáo trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, biểu hiện rõ cái độc đáo qua các phương diện nội dung và hình thức của từng tác phẩm, nhà văn đó được gọi là nhà văn có phong cách nghệ thuật.

* Biểu hiện

– Cách nhìn nhận, khám phá cuộc sống độc đáo:

Ví dụ như cùng là nhà văn hiện thực nhưng Ngô Tất Tố quan tâm đến số phận người phụ nữ trong xã hội, Nguyễn Công Hoan vạch trần bản chất những trò lố nực cười, còn Nam Cao lại miêu tả nỗi bi kịch của người trí thức. Cùng một chủ đề nhưng cách tiếp cạn và khai thác của mỗi nhà văn lại không giống nhau.

– Nội dung, chủ đề độc đáo:

Chọn lựa đề tài, triển khai cốt truyện, xác định chủ đề,… mỗi nhà văn đều sáng tạo ra cái “đất diễn” riêng của mình. Nếu Thạch Lam viết về cuộc sống mòn mỏi “một ngày như mọi ngày” của những đứa trẻ phố huyện, thì Ngô Tất Tố lại hướng ngòi bút vào miêu tả “vùng trời tối đen như mực” của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Chính những mảng nội dung độc đáo này sẽ góp phần định hình nên phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn.

– Giọng điệu độc đáo:

Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến giọng điệu triết lý, nhắc đến Vũ Trọng Phụng là nhắc đến giọng điệu trào phúng, nhắc đến Nguyễn Tuân là nhắc đến giọng điệu ngông và tài tử rất đặc trưng. Giọng văn là thứ dễ ngấm và dễ thấm nhất đối với độc giả, giúp nhà văn ghi dấu ấn trong lòng người đọc.

– Nghệ thuật độc đáo:

Nghệ thuật sử dụng ngôn từ, xây dựng kết cấu, nghệ thuật xây dựng và phân tích tâm lý nhân vật… thể hiện sự tài hoa của tác giả. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân được ca ngợi như bậc thầy của ngôn từ, Hoài Thanh được nhắc đến như là nhà phê bình văn học chính xác và sâu sắc nhất.
Phong cách nghệ thuật ở một nhà văn được định hình từ nhiều yếu tố, trong đó có cả những yếu tố khách quan của thời đại và tầm nhìn dân tộc. Hiểu được phong cách nghệ thuật của từng nhà văn sẽ giúp bạn có cách tiếp cận tốt hơn với những tác phẩm của họ.

Phân tích bài thơ Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn

THPT Sóc Trăng Send an email

0 18 phút

Cách khai thác của tác giả trong bài thơ này là gì

Phân tích Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn – tác phẩmthể hiện lòng yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả Nguyễn Trung Ngạn. Cùng tham khảo dàn ý chi tiết cùng những bài văn mẫu phân tích tác phẩm do THPT Sóc Trăng tổng hợp và chọn lọc để chuẩn bị cho tiết học em nhé!

Cách khai thác của tác giả trong bài thơ này là gì

Bài viết gần đây

  • Cách khai thác của tác giả trong bài thơ này là gì

    Thuyết minh về Nguyễn Trãi: Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi

  • Cách khai thác của tác giả trong bài thơ này là gì

    Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng

  • Cách khai thác của tác giả trong bài thơ này là gì

    Phân tích bài Bạch Đằng giang phú (Phú sông Bạch Đằng) – Trương Hán Siêu

  • Cách khai thác của tác giả trong bài thơ này là gì

    Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích bài thơHứng trở về của nhà thơ Nguyễn Trung Ngạn.

Bạn đang xem: Phân tích bài thơ Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn

————

Nội dung

  • 1 Dàn ý phân tích bài Hứng trở về
  • 2 Bài văn mẫu phân tích Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn

Mục lục

  • 1 Một cách hiểu về thơ
  • 2 Phân tích
    • 2.1 Âm
    • 2.2 Vần
    • 2.3 Điệu
    • 2.4 Luật
      • 2.4.1 Thơ lục bát
      • 2.4.2 Thơ song thất lục bát
      • 2.4.3 Thơ bốn chữ
      • 2.4.4 Thơ năm chữ
      • 2.4.5 Thơ sáu chữ
      • 2.4.6 Thơ bảy chữ
      • 2.4.7 Thơ tám chữ
        • 2.4.7.1 Cách gieo vần
    • 2.5 Dạng (form)
  • 3 Các dạng thơ nổi tiếng trên thế giới
  • 4 Các nhà thơ nổi tiếng trên thế giới
  • 5 Ghi chú
  • 6 Liên kết ngoài

Một cách hiểu về thơSửa đổi

Thơ, thơ ca hay thi ca, là khái niệm chỉ các loại sáng tác văn học có vần điệu, có đặc điểm ngắn gọn, súc tích, nhiều ý cô đọng. Một bài văn cũng có thể là một bài thơ nếu sự chọn lọc các từ trong đó súc tích và gây cảm xúc cho người đọc một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, một bài thơ thường còn mang tính vần giữa câu nọ với câu kia và tổ hợp của các câu gây ra âm hưởng nhạc tính trong bài. Thơ thường dùng như hình thức biểu tả cảm xúc trữ tình, hoặc tình cảm xúc động trước hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, như khi người ta đứng trước phong cảnh ngoạn mục, hoặc đứng trước thảm cảnh. Sự tương tác giữa tình cảm con người và hoàn cảnh tạo nên những cảm nghĩ mà người ta muốn bày tỏ với một phong độ chắt lọc, tinh khiết, không rườm rà, song có mức thông tin cao, đột phát, nhưng cô đọng và khúc chiết. Muốn làm được như vậy, người làm thơ phải có một con mắt quan sát chi tiết, tổng quát hóa, và nhanh chóng liên tưởng giữa những hình ảnh quan sát được với những gì vốn có trước đây.

Tính nhạc trong thơ là một hình thức làm cho bài thơ dễ được cảm nhận bởi người nghe hay người đọc và sức cảm nhận nhanh chóng này tương tự như hiệu ứng của việc xem phim và nghe âm nhạc trong phim hòa quyện với nhau cùng một lúc. Câu chữ trong thơ văn, hay trong ngôn ngữ, giúp con người tái tạo lại hình ảnh mà nó miêu tả, song âm thanh và vần điệu của các từ lại gây cảm xúc về âm nhạc. Sự kết nối khéo léo giữa hai tính chất này của ngôn ngữ thúc đẩy sự tìm tòi các từ có âm thanh hay, xác thực với tình cảm người viết muốn truyền, đồng thời tìm tòi những từ mới. Tính âm nhạc còn thể hiện trong việc sử dụng các từ diễn tả âm thanh như "rì rào", "vi vút", "ầm ầm", "lanh canh",... Chính vì tính chất này, việc làm thơ nhiều khi tương tự như việc làm toán, hoặc việc bài binh bố trận trong quân sự, mà bài toán hay kẻ thù phải chinh phục chính là cảm xúc của họ, và câu chữ hoặc từ là phép toán hay lực lượng quân đội mà họ có, và người làm thơ phải nhanh chóng tìm ra phương pháp biểu tả tình cảm của mình dưới một hình thức cô đọng, hợp lý, với một số lượng từ rất nhỏ. Để lùng tìm những câu, chữ, từ, nghĩa nhanh chóng, người làm thơ thường phải kinh qua một quá trình luyện tập lâu dài, bằng cách đọc sách, học cách biểu tả tình cảm của mình bằng những câu chữ ngắn gọn, đồng thời có cảm quan nhạy bén với ngữ nghĩa của từ được dùng. Thơ còn đòi hỏi tính phân tích các từ ghép và cô đọng từ. Chính vì thế, nhiều khi do làm thơ, người làm thơ dễ rơi vào tình trạng liên tưởng giữa từ của nghĩa này sang từ của nghĩa khác. Khi được dùng trong thơ, người ta còn gọi là sự "chơi chữ".

Tính hội họa trong thơ, hay còn gọi là tính tạo hình, là một tính chất cơ bản. Người làm thơ, trước khi viết thơ, thường rơi vào tình trạng mà người ta gọi là "cảm hứng". Trong tình trạng này, các hình ảnh thu được trong trí nhớ, có thể bao gồm cả các khung cảnh ở bên ngoài quan sát được, liên kết với nhau, tạo nên một thế giới nhỏ bé. Hình ảnh có thể rõ đến mức người ta gần như cảm thấy có thể động vào những vật thể, ngửi thấy mùi vị, thấy sự chuyển động của vật thể, thấy màu sắc v.v. Người làm thơ sẽ sống trong thế giới ấy trong khi họ đang nghĩ về bài thơ, họ sẽ đi lại, vào các góc của thế giới của mình, nhìn rõ hơn các vật cảnh, liên kết thêm những màu sắc, những chuyển động, những dãy liên tiếp của các sự kiện xảy ra, hay nói cách khác, họ xa rời cái thế giới mà họ đang sống. Chính vì hiện tượng này, người ta có câu nói đùa, chỉ các nhà thơ là thơ thẩn, nằm mơ hay mơ mộng như người ở trên cung trăng. Đây là một hiện trạng có thật. Sự hưng phấn do được sống trong thế giới riêng của mình, được sắp đặt nó theo ý riêng của mình, được thêm thắt, chắt lọc, được cho các vật chuyển động, xoay quanh các vật, chiêm ngưỡng chúng, cảm giác chúng v.v. gây nên sự ham mê, thôi thúc người làm thơ tiếp tục sống và diễn tả lại chúng bằng từ ngữ. Không những quan sát và diễn tả không thôi, họ còn phải nâng sự quan sát của họ lên đến một mức độ nhạy bén, hoa mỹ, không tầm thường - đây chính là sự khác biệt giữa thơ và truyện hay với các loại hình nghệ thuật khác. Một số cách dùng từ để thể hiện:

Quan sát Cách diễn tả thường thấy Cách diễn tả có tính thơ hơn
Mưa ảm đạm, xối xả, rầu rĩ thì thầm, lõm bõm, quất mặt, vắt nước, bạc trời đất, xiên ngang trời
Buồn thảm, rầu, ơi là buồn, héo hắt, tênh lãng đãng, nham nhở, đặc sệt, nhỏ giọt, thở khói đen, bám rễ, đeo trên ngực
Hoa nở, thắm, thơm lừng, thơm ngát, thơm nồng chúm chím, nứt ra, ngóc đầu, nhảy múa, hát vị ngọt, phanh lồng ngực tỏa hương

Việc chọn lọc từ tạo nên hình ảnh thường được thấy rất nhiều trong các bài thơ. Có những hình ảnh đẹp, mềm mại, hài hòa, thơ mộng. Có những hình ảnh khắc khổ, vuông thành sắc cạnh, song cũng có những hình ảnh đồ sộ, đôi khi gớm ghiếc. Mỗi một hình ảnh đều nhằm tái tạo lại thị giác, cảm quan của người làm thơ lúc họ viết. Một trong những ví dụ về hình ảnh có thể tìm thấy trong tập Truyện Kiều của Nguyễn Du:[1]

Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Do ảnh hưởng của quan niệm hội họa dưới thời người làm thơ còn sống, Nguyễn Du thường sử dụng phong thái thủy mặc trong thơ của mình. Phong cảnh đơn sơ, chấm điểm, phác thảo và nhẹ nhàng, nhưng không kém sức quyến rũ. Một câu khác của Bà Huyện Thanh Quan trong bài Qua đèo Ngang:

Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Hay Nguyễn Khuyến:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Hay gần đây hơn của Trần Đăng Khoa trong bài Nghe thầy đọc thơ:

Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà Mái chèo nghiêng mặt sông xa Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa

Không chỉ là những hình ảnh đẹp, tĩnh tại, hình ảnh trong thơ còn động đậy, hoạt bát. Người đọc thơ vừa hình tượng được vật thể, vừa thấy màu sắc, vừa thấy sự chuyển động của chúng. Chính vì lý do này, nhiều khi các vật được miêu tả trong thơ được nhà thơ cho thêm tính "hoạt họa" của nó, hay còn gọi là "nhân cách hóa". Dùng động từ cho những vật tưởng là vô tri, vô giác cũng giống như việc thổi sức sống vào trong vật thể, làm nó sống động trong đầu người đọc thơ. Chẳng hạn Trần Đăng Khoa đã viết trong bài Mặt bão:

Bão đến ầm ầm Như đoàn tàu hỏa Bão đi thong thả Như con bò gầy

Hay trong bài "Góc Hà Nội"

Nắng tháng tư xỏa mặt Che vội vàng nỗi nhớ đã ra hoa.

..

Thành phố ngủ trong rầm rì tiếng gió Nhà ai quên khép cửa Giấc ngủ thôi miên cả bến tàu[2]

Đương nhiên khi đọc những câu thơ trên, chúng ta còn thấy tính ẩn dụ, so sánh hình ảnh. Tính tương đương của hình ảnh làm cho người đọc dễ liên tưởng hơn, đặc biệt khi để miêu tả một trạng thái với nhiều chi tiết mà tính chắt lọc của thơ không cho phép người ta được rườm rà. Ví von, ẩn dụ còn gây hiệu ứng về các trạng thái tình cảm, chẳng hạn như người ta cảm thấy những vật vô tri, vô giác, hay những hoàn cảnh tự nhiên bỗng trở nên đáng yêu hơn, ngộ nghĩnh hơn, đáng ghét hơn, hay đáng sợ hãi hơn v.v. Những hình ảnh ví von ngộ nghĩnh thường thấy trong các bài thơ của thiếu nhi làm, chẳng hạn mấy câu thơ [[Trần Đăng Khoa (nhà thơ) |Khoa]] làm lúc 9 tuổi trong bài Buổi sáng nhà em:

Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay

..

Chị tre chải tóc bên ao Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương Bác nồi đồng hát bùng boong Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà

Song nó cũng xuất hiện trong những bài của những nhà thơ lớn tuổi. Ví dụ Nguyễn Mỹ trong bài Con đường ấy[3]:

Nắng bay từng giọt - nắng ngân vang Ở trong nắng có một ngàn cái chuông

Hoặc Hàn Mặc Tử trong bài Một Nửa Trăng:

Hôm nay chỉ có nửa trăng thôi Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi

Đặc biệt tính ví von trong thơ Hồ Xuân Hương gây nhiều trạng thái tình cảm nửa hư, nửa thực, gần như trêu chọc người đọc, như trong bài Đánh Cờ:

Quân thiếp trắng, quân chàng đen, Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa. Thọat mới vào chàng liền nhảy ngựa, Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên. Hai xe hà, chàng gác hai bên, Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.

Hay trong bài Ốc nhồi (thơ Hồ Xuân Hương):

Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi, Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi. Quân tử có thương thì bóc yếm, Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.

Nếu hình ảnh trong đầu của nhà thơ không sống động, thì người đọc thơ cũng không có cảm quan sống động của bài thơ. Sự tương tác giữa họa, nhạc trong thơ có thể gần như tương tự với sự đóng góp của họa sĩ, nhạc sĩ, hay nói cách khác, sự dàn dựng một bộ phim, và họa sĩ, nhạc công, đạo diễn phim v.v. tất cả đều chỉ bởi nhà thơ với ngòi bút và những từ ngữ trong một hệ thống ngôn ngữ mà ra.

Cách sử dụng dùng hình ảnh động đậy bằng việc cho thêm các động từ cũng thường được thấy trong các bài thơ Đường, đặc biệt là trong các vế đòi hỏi tính đối lập. Chẳng hạn Hồ Xuân Hương trong bài Lên chơi Đông Sơn tự:

Đông Sơn cảnh chiếm một hồ riêng, Uyên báu bay về, khói pháp chen, Đá núi điểm đầu, mưa phất xuống, Ngàn hoa nở rộ, gió tung lên, Đế Bà hương hỏa thơm bên xóm, Trịnh Chúa xe qua vết cũ còn, Cứu độ bè từ qua bể khổ, Chim âu ngủ đứng bến ngư thôn.

Một điểm khá quan trọng trong phim ảnh, nhạc, thơ hoặc bất cứ một hình thức nghệ thuật nào là tính lôgic của các sự kiện. Sự phát triển của các hình ảnh từ nhỏ đến lớn, từ trầm đến thanh, từ mịn màng đến gồ ghề v.v. phải luôn luôn được cân nhắc. Người đọc thơ bị lôi cuốn một phần cũng vì tính lôgic của nó. Rất nhiều bài thơ, ngay cả của những thi sĩ nổi tiếng, do sắp xếp các hình ảnh trong thơ thiếu tính lôgic mà bài thơ của họ không được mấy người để ý. Những hình ảnh đẹp họ gợi lên, hay những tương tác giữa các nhân vật trong thơ, cũng như tiến trình dẫn đến cao trào không có một sự phát triển lôgic nhất định, gây cảm giác bấp bênh, lõm bõm, và rời rạc cho người đọc. Nhạc trong thơ, hay sự tiến trình của cao trào cũng như thoái trào trong thơ, cũng tương tự như tiến trình của âm nhạc, đòi hỏi phải theo cung, theo nhịp và theo sự tiến triển của thời gian. Trong hội họa tiến trình này còn được hiểu như tiến trình của các gam màu, đồng dạng hoặc đối lập. Thơ không phải là một tổ hợp của các hình ảnh lộn xộn, song là một chuỗi các hình ảnh được gắn lại với nhau theo một quá trình sắp đặt hợp lý, không kể tính thuận nghịch. Chính vì đặc tính này, người làm thơ, hay các nhà thơ, còn có thể được gọi là các "nghệ sĩ". Họ không chỉ là người biết nhiều từ vựng, biết mường tượng phong cảnh giỏi, mà họ còn là người biết sắp xếp các sự kiện hợp lý, và các bài thơ của họ tái tạo lại tình cảm, tái tạo lại sự kiện trong đầu người đọc nhanh chóng và gắn bó, như sự phát triển tình cảm của họ khi họ viết một bài thơ. Nắm bắt được sự phát triển tình cảm của mình, gây dựng được cao trào đòi hỏi nhà thơ gần như có thêm một bản sao của chính mình. Họ phải quan sát cảm quan và sự tiến triển tình cảm của chính bản thân, ghi nhớ chúng và viết lại. Cảm quan của nhà thơ, sự hội tụ của các sự kiện bên ngoài, tính triết lý v.v. đều ảnh hưởng bởi ngoại cảnh và môi trường xã hội. Không một nhà thơ nào không bị ảnh hưởng của điều kiện chính trị, lịch sử, phong cách suy nghĩ của thời đại khi họ còn sống.

Tứ thơ, hay ý tứ của bài thơ, là tình cảm, hình ảnh chủ đạo mà bài thơ muốn truyền đạt. Phong cách là cách chọn từ, cách diễn đạt ý tưởng của mình, chẳng hạn: ngộ nghĩnh, đơn sơ, mộc mạc, đơn giản, thanh thoát, gồ ghề, góc cạnh, mỉa mai, châm biếm, hoặc là cao thượng, đầy tính triết lý v.v. Cấu tứ của bài thơ là cấu trúc và ý tưởng gộp lại. Cách sắp xếp các câu thơ, sự sắp xếp của bài thơ, luật sử dụng trong bài thơ, vần điệu và tính nhạc đều là một phần của cấu tứ. Để có một cấu tứ tốt, người làm thơ thường phải nâng tầm mắt mình cao hơn tình cảm của mình, bao quát toàn bộ bài thơ, làm chủ chính tác phẩm của mình.

Một điểm nữa khá quan trọng, song lại có thể là lỗ hổng lớn nhất trong tất cả các bài bàn luận về thơ là dư âm. Dư âm là cảm quan người đọc có được sau khi đọc một cụm từ, một câu thơ, một đoạn thơ, hay một bài thơ. Tuy nguồn gốc của dư âm là ở bản thân cấu kết của các từ, cách sử dụng từ, của âm thanh và hình ảnh do các từ tạo ra, song kết quả của dư âm còn do ảnh hưởng của tâm trạng người đọc, cảm quan của người đọc, hay nói cách khác, khả năng cảm nhận của người đọc. Sở dĩ dư âm là một lỗ hổng lớn là vì tính khó bao trùm được của bất cứ một bàn luận nào về khía cạnh này. Có thể nói dư âm là kết xuất của cảm quan của người viết thơ cộng với cảm quan của người đọc thơ. Tạo được dư âm như mình mong muốn là cái thần của người làm thơ. Nó cũng tương tự như cảm quan của người nghe âm nhạc, sau khi nghe một đoạn nhạc. Tính mỹ thuật và âm hưởng của bài thơ, của đoạn nhạc là cái làm cho người ta nhớ và mến trọng. Có lẽ vì thế mà nhiều nhà thơ dùng ngoại cảnh để nói nội tình hơn là phân tích tình cảm nội tâm, tức là đi gián tiếp hay hơn là đi trực tiếp, hay lấy cái chung để nói cái riêng tư hay hơn là lấy cái riêng tư để nói cái riêng tư. Dư âm còn có thể là cái hương vị của bài thơ, từ đó người đọc cảm nhận được phong thái, cái hay cái đẹp trong tâm tư của nhà thơ. Nếu tôi nói hoa thơm thì người đọc chưa chắc đã cảm thấy hoa thơm, nhưng nếu tôi nói thoảng đưa trong không gian thì người đọc thấy cái gì nhè nhẹ, hình dung được cái hương bay. Hay nói cách khác, người làm thơ không diễn tả những gì hiển hiện trước mặt, không nói những gì hiển nhiên vốn có, bằng ngôn ngữ cửa miệng, đầu lưỡi, tức là thứ ngôn ngữ vẫn dùng thường ngày, song dùng một cách khác, gián tiếp chỉ đến điều mình muốn nói. Một trong những ví dụ là cách dùng hình ảnh cái bàn với những cái ghế trống rỗng trong vở nhạc kịch Những người khốn khổ, phỏng theo tiểu thuyết cùng tên của Victor Hugo.

There's a grief that can't be spoken. There's a pain goes on and on. Empty chairs at empty tables Now my friends are dead and gone.

...

Phantom faces at the window. Phantom shadows on the floor. Empty chairs at empty tables Where my friends will meet no more.

Tạm dịch:

Có những nỗi thương tiếc không bật được thành lời. Có những nỗi đau lê gót chẳng dừng. Những cái ghế vắng vẻ bên những cái bàn trống không Những người bạn của tôi giờ đã chết và không còn nữa.

...

Ảo ảnh của những gương mặt ngoài cửa sổ. Những bóng ma trên sàn nhà. Những cái ghế vắng vẻ bên những cái bàn trống không Nơi những người bạn của tôi không còn gặp nhau được nữa.

Nếu cộng những câu trên với bản nhạc hát chúng thành bài hát thì dư âm là những giọt nước mắt trào ra. Như vậy việc dùng hình ảnh gián tiếp để nói cái nỗi đau ở trong lòng có tác động mạnh hơn, có sức truyền cảm lớn hơn, hơn là chỉ đơn giản nói "những người bạn của tôi chết cả rồi".

Làm thơ là việc khó và không phải ai cũng có thể làm được. Nhiều khi người ta cho rằng khả năng làm thơ là một thiên phú, trời cho và thường gây cảm xúc thán phục nếu ai đó có khả năng "xuất khẩu thành thơ". Đương nhiên khi làm thơ, người làm thơ phải có hiểu biết và một trí tuệ nhất định, song kể cả khi dùng trí tuệ thì trí tuệ của người làm thơ cũng bị cảm xúc của tình cảm chủ quan chi phối.

Nói tóm lại thi ca là tất cả những gì thuộc tình cảm và lý trí chịu sự chi phối của cảm xúc rung động đa dạng của con người. Khi nào bạn còn những rung động đó, nghĩa là tâm hồn bạn còn chất thi ca, còn khiến bạn sống có ý nghĩa hơn trên cõi đời này. Thơ, ngoài đặc điểm đó, lại là một nghệ thuật tuân theo các tính chất riêng của thể loại này - trong đó yếu tố trời cho làm thơ là số một. Những tính chất riêng của thể loại thơ là một vấn đề lớn, mà muốn hiểu nó chúng ta cần tham khảo từ nhiều nguồn như các giáo trình văn học, cũng như các nguồn khác.

Mục lục

Các định nghĩaSửa đổi

Các định nghĩa của văn học đã thay đổi theo thời gian: đó là một "định nghĩa phụ thuộc vào văn hóa".[1] Ở Tây Âu trước thế kỷ 18, văn học biểu thị tất cả các cuốn sách và văn bản. Một ý nghĩa hạn chế hơn của thuật ngữ này xuất hiện trong thời kỳ Lãng mạn, trong đó nó bắt đầu phân định là các tác phẩm viết "giàu trí tưởng tượng".[2] [3] Các cuộc tranh luận đương đại về những gì cấu thành nên văn học có thể được xem là trở lại với các quan niệm cũ hơn, bao quát hơn; nghiên cứu văn hóa, ví dụ, lấy làm chủ đề phân tích cả hai thể loại phổ biến và thiểu số, bên cạnh các tác phẩm kinh điển.

Định nghĩa đánh giá giá trị của văn học coi nó chỉ bao gồm những tác phẩm có chất lượng cao hoặc sự khác biệt, tạo thành một phần của truyền thống được gọi là belles-lettres ('tác phẩm giá trị').[4] Kiểu định nghĩa này được sử dụng trong Encyclopædia Britannica Eleventh Edition (1910-11) khi nó phân loại văn học là "thể hiện tốt nhất của tư tưởng chuyển thể thành văn bản." [5] Vấn đề trong quan điểm này là không có định nghĩa khách quan về những gì cấu thành "văn học": bất cứ thứ gì cũng có thể là văn học, và bất cứ thứ gì mà được coi là văn học đều có khả năng bị loại trừ, vì các đánh giá về giá trị có thể thay đổi theo thời gian.[4]

Định nghĩa hình thức là "văn học" tạo ra hiệu ứng thơ ca; đó là "văn chương" hay "thi pháp" của văn học phân biệt nó với lời nói thông thường hoặc các loại văn bản khác (ví dụ, báo chí).[6] [7] Jim Meyer coi đây là một đặc điểm hữu ích trong việc giải thích việc sử dụng thuật ngữ này có nghĩa là tài liệu được xuất bản trong một lĩnh vực cụ thể (ví dụ: "văn học khoa học "), vì văn bản đó phải sử dụng ngôn ngữ theo các tiêu chuẩn cụ thể.[8] Vấn đề với định nghĩa chính thức là để nói rằng văn học đi lệch khỏi cách sử dụng ngôn ngữ thông thường, trước tiên phải xác định những cách sử dụng đó; điều này thật khó khăn vì " ngôn ngữ thông thường " là một phạm trù không ổn định, khác nhau tùy theo các phạm trù xã hội và trong lịch sử.[9]

Thể loạiSửa đổi

Thể loại văn học là một phương thức phân loại văn học.[10] Tuy nhiên, cách phân biệt thể loại văn học như vậy có thể thay đổi, và đã được sử dụng theo những cách khác nhau trong các thời kỳ và truyền thống khác nhau.

Hỏi Đáp Là gì Mẹo Hay Cách