Cách làm chuồng nuôi ếch

đang đem lại hiệu quả cho nhiều bà con nông dân. Trong đó, làm lồng bằng lưới nilon thuận tiện cho quá trình chăm sóc ếch, đặc biệt là giúp người nuôi giảm chi phí nhiều lần so với làm chuồng bằng bể xi măng.

Nội dung bài viết

Hiệu quả từ nuôi ếch bằng lồng lưới, kết hợp nuôi cá

Không cần tốn diện tích đất để xây dựng chuồng trại nuôi ếch, chúng ta có thể tận dụng mặt nước của ao vừa nuôi cá vừa nuôi ếch. Trên là ếch, dưới là cá. Thức ăn rơi vãi của ếch sẽ là nguồn thức ăn cho cá. Điều này giảm được số lượng thức ăn cung cấp cho cá, đồng thời hạn chế khả năng ao nuôi bị ô nhiễm. Cũng như hạn chế mức thấp nhất về mặt hao hụt và phí thức ăn khi ăn ăn thừa.

Xem thêm: Thu mua ếch thịt giá cao Mochifoods

Bà con có thể kết hợp với việc nuôi ếch ở vùng nước lưu thông, đàn ếch sẽ có thể giảm 20% các loại bệnh.

Một trong những kỹ thuật bảo đảm hiệu quả chăn nuôi ếch chính là thiết kế chuồng nuôi ếch bằng các tấm lưới nilon. “Việc sử dụng lưới nilon nuôi ếch giúp tôi tiết kiệm khoảng 60% chi phí so với làm bể xi măng như trước kia” – (ông Lã Đức Quảng ở xã Suối Hai, Ba Vì, Hà Nội – người đã áp dụng mô hình này chia sẻ)

Sau đây là hướng dẫn về cách làm lồng lưới và một số chú ý khi chăm sóc ếch của ThS Kiều Minh Khuê đến từ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội. Bà con có thể tham khảo và áp dụng cho mô hình nuôi ếch của mình.

Xem ngay: giá ếch thịt 2021

Vị trí đặt lồng:

Đặt các lồng ếch và lồng cá ở cách bờ 20m, nơi có mực nước sâu dưới 5m. Ở vị trí này các lồng cá, lồng ếch sẽ có nguồn nước ra nước vào từ đó hạn chế tối đa được ô nhiễm môi trường nước tại chỗ nuôi.

Mắt lưới lồng:

Lồng nuôi ếch là loại lưới nilon. Kích cỡ mắt lưới khoảng 0,5-1cm, bà con không nên dùng mắt lưới lớn hơn 1cm, ếch sẽ dễ bị thất thoát ra ngoài, hoặc nếu mắt lưới quá nhỏ thì những chất thải của ếch sẽ tích tụ, gây ô nhiễm lồng nuôi, dễ gây bệnh cho ếch.

Kích thước lồng:

Lồng nuôi ếch được thiết kế như chiếc mùng quay ngược có nắp đậy. Kích thước dài khoảng 4m, rộng khoảng 3m, chiều sâu khoảng 1,2m. Với kích thước lưới như trên bà con có thể nuôi được khoảng 1.000 con ếch thương phẩm từ 100-200 gam.

Các thiết bị khác:

Lồng lưới đặt sao cho cách mặt nước khoảng 40-50 cm. Bên cạnh đó, để phòng tốt hơn trường hợp ếch nhảy ra, bà con nên lắp nắp lồng ở trên. Nắp lồng còn có tác dụng tránh nhiều địch hại cho ếch như rắn, chim. Nắp lồng che đậy xung quanh, chừa một khoảng ở giữa, chiều rộng của nắp lồng là 50 cm.

Mặt dưới của lồng sát mặt nước, bà con nên xếp các miếng xốp, nhằm làm chỗ nghỉ cho ếch và vãi thức ăn cho ếch.

Bà con dùng các miếng xốp có kích thước rộng 30cm, dài 40cm, đặt ở  dưới đáy chiếc lưới, khoảng cách giữa các tấm xốp là 20-25 cm. Những miếng xốp này bà con có thể vệ sinh dễ dàng bằng cách lật ngược 2 mặt thay đổi nhau, như vậy khâu vệ sinh cho ếch sẽ tốt hơn.

Các miếng xốp là nơi tắm nắng, nghỉ ngơi của ếch.

Mật độ thả ếch:

Mật độ thả nuôi ếch từ 100 – 150 con/m2, kích cỡ 5 – 10 g/con. So với nuôi ếch trên cạn thì mật độ nuôi ếch trong lồng lưới nhiều hơn từ 10-20 con/m2.

Khi ếch nuôi được 15 ngày, ếch đạt kích cỡ 100g, bà con nên tiến hành tách ếch thưa với mật độ 70 – 80 con/m2.

MOCHIFOODS tổng hợp lại, nuôi ếch kết hợp với nuôi cá là một mô hình có hiệu quả kinh tế cao, đây cũng là một mô hình giúp tạo thêm nhiều việc làm. Nhưng bà con cũng nên đảm bảo về kỹ thuật để đạt được hiệu quả cao nhất.

Bạn đang muốn nuôi một chú ếch Pacman trong một bể cạn nhưng lại chưa biết cách làm chuồng nuôi ếch Pacman sao cho hợp lý. Bài viết này mình sẽ hướng dẫn mọi người cách setup một chuồng nuôi ếch Pacman chuẩn từ A – Z giúp ếch của bạn có môi trường sống tốt nhất mã vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ.

Bước 1: Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 1 cái bể rộng dạng như bể cá cảnh kích thước tối thiểu nên chọn từ 40×40 và chiều cao tầm 40 – 50cm là được. Còn bề dài hơn cao hơn thì càng tốt nha anh em. chuồng nuôi ếch lên chọn bể có chiều cao tốt để ếch không nhảy được ra ngoài nếu như bể không có nắp đậy.

Cách làm chuồng nuôi ếch

Bước 2: Đặt một lớp lót nền trên bề mặt bao vây của chuồng nếu bạn muốn. Lớp lót nền này có tác dụng tạo ra không gian sống tự nhiên dành cho ếch Pacman.

Cách làm chuồng nuôi ếch

Bước 3: Bạn đổ đầy lót nền chuồng bằng Eco Earth ( một sản phẩm lót nền làm từ chất xơ dừa dành riêng cho bò sát và các động vật lưỡng cư) hoặc là các sản phẩm lót nền tưng tự khác dành cho ếch cách đều được. Để chắc chắn bạn sử dụng lớp lót nền bạn sử dụng có phù hợp với ếch Pacman hay không bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thú y hoặc shop mua hàng trước khi sử dụng.

Cách làm chuồng nuôi ếch

Bước 4: Sau khi đã cho lớp nền vào bề nuôi ếch Pacman rồi bạn cũng có thể cho thêm vỏ dừa, vỏ cây dương xỉ hoặc vỏ cây phong lan vào hỗn hợp chất nền. Hoặc bạn có thể mua thêm rêu ngoài cửa hàng thú cưng về trộn với lớp nên chuồng nuôi ếch cũng được. Lưu ý không nên sử dụng rêu lấy tại các khu vực ẩm ướt quanh nhà để làm lót nền chuồng nuôi ếch pacman nhé vì nó có chứa nhiều ký sinh trùng gây hại cho ếch.

Cách làm chuồng nuôi ếch

Bước 5: Đạt một bát ăn nước vào chuồng ếch Pacman nên nhớ bát nước không nên ngập quá người ếch mà chỉ nên ngập nửa người thôi vì ếch Pacman không hề bơi tốt. Nhưng bát nước yêu cầu phải đủ rộng để ếch có thể ngâm mình vào một cách thoải mái.

Cách làm chuồng nuôi ếch

Bước 6: Cho thêm nước vào bát nước nên chọn nước sạch không có clo.

Cách làm chuồng nuôi ếch

Bước 7: Làm ẩm bể và lớp nền chuồng nuôi ếch Pacman bằng bình xịt ẩm. Nên nhớ lớp nên chuyên dụng cho ếch Pacman luôn cần có độ ẩm cao. Do đó bạn nên xịt ẩm hằng ngày cho chuồng nuôi ếch.

Cách làm chuồng nuôi ếch

Bước 8: Đặt một số cây xanh thật hoặc cây giả vào bể để tạo cảm giác như môi trường sống tự nhiên dành cho ếch đồng thời giúp làm bể đẹp hơn.

Cách làm chuồng nuôi ếch

Bước 9: Đặt một khúc gỗ trong chuồng nuôi ếch để chúng leo trèo khi cần thiết và nó cũng có tác dụng làm khu vực ẩn nấp cho ếch nữa. Đặc biệt nó sẽ đem lại tính thẩm mỹ cho chiếc bể và nhìn cái bể của bạn sẽ sang trọng hơn rất nhiều.

Cách làm chuồng nuôi ếch

Bước 10: Setup một tảng đá kích thước trung bình ở bên góc bể

Cách làm chuồng nuôi ếch

Bước 11: Đặt 1 chiếc nhiệt kế và máy đo độ ẩm phía bên của bể để giúp bạn dễ dàng kiểm trả được nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng nuôi ếch Pacman đã ở mức thích hợp nhất hay chưa. Thông thường chuồng nuôi ếch Pacman thường có nhiệt độ từ 25 – 28 độ C. Độ ẩm chuồng từ 80 – 90%.

Cách làm chuồng nuôi ếch

Bước 12: Đưa ếch của bạn vào chuồng nuôi

Cách làm chuồng nuôi ếch

Bước 13: Đặt nắp chuồng lên và thiết lập đèn UVB trên lắp chuồng nuôi. Đèn UVB nên chiếu sáng 12h mỗi ngày cho ếch.

Cách làm chuồng nuôi ếch

Bước 14: Vào ban đêm ếch Pacman hoạt động và chúng không muốn có ánh sáng từ đèn sưởi chiếu vào sẽ ảnh hưởng tới nhận thức ngày và đêm của chúng. Cách tốt nhất để duy trí nhiệt độ trong chuồng nuôi ếch Pacman vào ban đêm mà không cần đèn sưởi bằng việc sử dụng tấm sưởi ăn đêm.