Cách lập dàn ý nghị luận xã hội

Để học tốt / Cẩm nang / Dàn ý chung bài Nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội và nghị luận văn học là hai nội dung lớn và xuyên suốt trong hầu hết các đề thi ngữ văn, đặc biệt là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và kỳ thi THPT Quốc gia. Có ba dạng bài nghị luận chính: nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học đã học. Dàn ý chung của bài nghị luận xã hội được Dehoctot.Edu.vn tổng hợp bên dưới

a. Mở bài

Xem chi tiết

– Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận

– Nêu vấn đề cần nghị luận ra ( trích dẫn)

– Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý)

b. Thân bài

* Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…).

Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:

– Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.

Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.

– Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.

* Lưu ý: Tránh sa vào cắt nghĩa từ ngữ ( theo nghĩa từ vựng).

* Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…)
Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?

* Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):

– Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.

– Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (…)

– Mở rộng vấn đề

* Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động

– Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …( Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?…)

– Bài học hành động – Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể
(Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? …)

c. Kết bài – Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)

– Lời nhắn gửi đến mọi người (…)

a. Mở bài

– Dẫn dắt vào đề (…) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần quan tâm.

– Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…

– ( Chuyển ý)

b. Thân bài

* Bước 1: Trình bày thực trạng – Mô tả hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài (…). Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó….

Lưu ý: Khi miêu tả thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.

– Tình hình, thực trạng trên thế giới (…)

– Tình hình, thực trạng trong nước (…)

– Tình hình, thực trạng ở địa phương (…)

* Bước 2: Phân tích những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên.

– Ảnh hưởng, tác động – Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó:

+ Ảnh hưởng, tác động – Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội (…)

+ Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người (…)

– Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân khách quan (…)

+ Nguyên nhân chủ quan (…)

* Bước 3: Bình luận về hiện tượng ( tốt/ xấu, đúng /sai…)

– Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.

– Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận (…).

– Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ hiện tượng nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa thời đại

* Bước 4: Đề xuất những giải pháp:

Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.

– Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu tác động tốt):

+ Đối với bản thân…

+ Đối với địa phương, cơ quan chức năng:…

+ Đối với xã hội, đất nước: …

+ Đối với toàn cầu

c. Kết bài

– Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn (…)

– Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…)

Lưu ý:

– Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là kiểu bài nghị luận xã hội, không phải là kiểu bài nghị luận văn học. Cần tránh tình trạng làm lạc đề sang nghị luận văn học.

– Vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có thể là một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống (thường là một tư tưởng, đạo lí)

a. Mở bài:

– Dẫn dắt vào đề (…)

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề xã hội mà tác phẩm nêu ở đề bài đặt ra (…)

– Trích dẫn câu thơ, câu văn hoặc đoạn văn, đoạn thơ nếu đề bài có nêu ra (…)

b. Thân bài:

* Phần Giải thích và rút ra vấn đề xã hội đã được đặt ra từ tác phẩm (…)

Lưu ý: Phần này chỉ giải thích, phân tích một cách khái quát và cuối cùng phải chốt lại thành một luận đề ngắn gọn.

* Phần trọng tâm: Thực hiện trình tự các thao tác nghị luận tương tự như ở bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặc nghị luận về hiện tượng đời sống như đã nêu ở trên (…)

Lưu ý: Khi từ “phần giải thích” chuyển sang “phần trọng tâm” cần phải có những câu văn “chuyển ý” thật ấn tượng và phù hợp để bài làm được logic, mạch lạc, chặt chẽ.

Đọc thêm:  Dàn ý nghị luận xã hội về Tính cả nể

c. Kết bài

– Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà tác phẩm văn học đã nêu ra (…)

– Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…)

– Dẫn dắt vấn đề – Nêu vấn đề

– Nêu thao tác nghị luận và phạm vi tư liêụ

– Ý 1: Giải thích vấn đề (Trả lời câu hỏi: Hiểu như thế nào ? Câu nói có ý nghĩa như thế nào ? Ý kiến thể hiện quan niệm gì?…)
– Ý 2: Bàn luận về các khía cạnh, các biểu hiện của vấn đề – dùng các dẫn chứng làm sáng tỏ từng khía cạnh, biểu hiện của vấn đề (đặt câu hỏi: Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Ở đâu? Bao giờ ?Tại sao ? Có thể lấy dẫn chứng nào làm sáng tỏ?…)

Xem chi tiết

– Ý 3: Khẳng định mặt đúng, ý nghĩa tích cực của vấn đề – Phê phán những biểu hiện lệch lạc trên quan điểm đúng của vấn đề. (tại sao đúng, tại sao sai, đúng chỗ nào, sai chỗ nào? Những biểu hiện lệch lạc, sai trái? Nhìn vấn đề ở góc nhìn thời đại…)

– Ý 4: Rút ra bài học cho bản thân (ý nghĩa về mặt nhận thức, hiểu ra điều gì ? Nhận ra vấn đề có ý nghĩa như thế nào đối với tâm hồn, lối sống của bản thân ? Ý nghĩa về phương hướng hành động – Phải làm gì?…)

– Giải thích

– Phân tích

– Chứng minh

– Bình luận

– Khẳng định ý kiến bản thân về vấn đề đó.

– Ý nghiã vấn đề đối với con người, cuộc sống.

Việc trang bị các kỹ năng cần thiết để viết được một bài văn, một đoạn văn nghị luận là vô cùng quan trọng (trong đề thi, cộng cả phần nghị luận xã hội và nghị luận văn học vào có thể lên tới 50-70% tỉ trọng số điểm).

Trong series cẩm nang học tốt bộ môn Ngữ Văn này, Dehoctot chia sẻ giúp bạn dàn ý chung cho bài văn nghị luận xã hội.

Chúc bạn học tốt và thành công!

Sang thu là tác phẩm đặc sắc, giữ vai trò quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 9 Đây là một trong những nội dung thường có trong các đề thi học kì, đề thi ... Xem thêm

Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương là bài thơi đặc sắc, thể hiện tâm tình của nhà thơ, của mỗi người dân Việt Nam đối với Bác - Chủ tịch Hồ Chí Minh. là tác ... Xem thêm

Sang thu là bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh, giữ vai trò quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Đây là một trong những nội dung thường có trong các ... Xem thêm

Học tốt môn Văn không hẳn là sự chăm chỉ "cày cuốc", suy nghĩ tích cực, luyện đọc nhiều, tập trung và ghi chép bài đầy đủ có thể giúp bạn chinh phục môn Văn dễ ... Xem thêm

Sóng là bài thơ đặc sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh, giữ vai trò quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Đây là một trong những nội dung thường có trong các đề ... Xem thêm

Video liên quan

Chủ đề