Cách luyện tập để giảm cáu gắt

2 bài tập dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết phương pháp thở nhằm giúp xả stress cũng như mang đến một giấc ngủ ngon.

Cách luyện tập để giảm cáu gắt
Tập hít thở thường xuyên sẽ giúp cải thiện rất tốt về mặt sức khỏe. Ảnh: Xinhua

Hầu hết mọi người đều gặp tình trạng quá tải vì công việc, mệt mỏi với áp lực cuộc sống dễ gây chán nản. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tâm trí không thoải mái, dễ cáu gắt hay thậm chí là khó kiểm soát được hành vi.

Vì thế, 2 bài tập thở dưới đây sẽ giúp cơ thể xả stress một cách nhanh chóng và mang lại giấc ngủ sâu cho người tập.

Bài tập thở Seetkari

Seetkari là bài tập thở khá phổ biến trong bộ môn Yoga nhằm giúp xả stress khá hiệu quả. Bên cạnh việc giúp tinh thần luôn giữ được trạng thái tích cực, bài tập thở Seetkari còn giúp luyện được khả năng hít thở, cũng như rất tốt cho tim phổi nếu được thực hiện đúng chuẩn.

Để luyện tập bài  thở Seetkari đúng cách, trước tiên hãy lựa chọn tư thế ngồi thoải mái. Sau đó vắt chéo chân ở tư thế thiền, nhắm mắt lại và thả lỏng toàn bộ cơ thể. Kế đến, hít hơi thật sâu, giữ khoảng 15 giây rồi thở ra một cách từ từ. Lặp lại như thế thêm 9 lần nữa là hoàn thành vòng đầu tiên.

Theo một số nghiên cứu cho thấy, mỗi ngày nên dành thời gian thực hiện bài tập thở Seetkari để đạt được một kết quả tốt nhất.

Cách luyện tập để giảm cáu gắt
Thực hiện các động tác thở đúng cách sẽ giúp cơ thể được thư giãn, thoải mái sau một ngày làm việc mệt mỏi. Ảnh: Xinhua

Tập thở bằng cơ hoành

Bên cạnh bài tập thở Seetkari, tập thở bằng cơ hoành cũng là phương pháp tối ưu rất được nhiều người ưa chuộng. Theo các nghiên cứu từ trường Đại học Yale (Mỹ), khi thở bằng cơ hoằng sẽ giúp kích thích hệ thần kinh giao cảm và nhanh chóng có sẽ được cảm giác thư giãn thoải mái.

Ngoài ra, thở bằng cơ hoành cũng sẽ giúp giảm mức độ Hormone Cortisol – một loại Hormone gây nên những triệu chứng căng thẳng, mệt mỏi ở cơ thể. 

Theo đó, việc tập thở bằng cơ hoành cũng không quá phức tạp khi tngồi ngay ngắn trên ghế có chỗ dựa. Tiếp tục hít vào nhẹ nhàng đến khi bụng phình to, giữ hơi trong bụng khoảng 15 giây rồi lại thở ra từ từ.

Trong cuộc sống, công việc hàng ngày, có nhiều nguyên nhân khiến con người ta bị stress, tức giận. Việc cáu gắt tức giận, mất bình tĩnh thường xuyên có thể dẫn đến các bệnh tim, gan, đột quỵ... thậm chí ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh bạn. Dưới đây là những cách kiềm chế cảm xúc nóng giận để đảm bảo sức khỏe bản thân.

Cách luyện tập để giảm cáu gắt

1. Hít thở sâu trong 10 giây

Đây là cách tuy đơn giản nhưng lại cực kỳ hiệu quả. Khi cảm thấy cảm xúc tiêu cực của bản thân đang có dấu hiệu tăng lên, hãy dừng lại mọi thứ, nhắm mắt, hít thở sâu trong vòng 10 giây, bạn sẽ nhanh chóng kiềm chế được cảm xúc của mình và lấy lại bình tĩnh.

Cách luyện tập để giảm cáu gắt

2. "Uốn lưỡi 7 lần" trước khi nói

Dù đang cực kỳ tức giận, muốn tuôn hết mọi thứ bạn nghĩ trong đầu ra thành lời, thì hãy cố gắng suy nghĩ về những điều định nói, để không phải hối hận về sau.

3. Mở lòng, chia sẻ với người khác

Hãy mở lòng ra và chia sẻ nhiều hơn. Việc nói chuyện, tâm sự với bạn bè, người thân của mình sẽ giúp sự tức giận, cảm xúc tiêu cực giảm đi nhanh chóng và bạn có thể cũng sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích từ bạn bè, người thân của mình.

Cách luyện tập để giảm cáu gắt

4. Quên tức giận bằng việc đi tìm niềm vui

Đừng cố gắng thể hiện sự tức giận của bản thân qua hành động, lời nói, hãy bỏ qua 1 bên, làm những điều bạn thích ví dụ: xem một bộ phim hài hước, nghe nhạc,... tâm trạng của bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

Cách luyện tập để giảm cáu gắt

5. Hỏi chắc chắn để không bị hiểu nhầm

Những lời nói vụng về, tưởng chừng vô hại của người khác đôi khi lại khiến chúng ta hiểu nhầm, gây nên những suy nghĩ và khó chịu không đáng có. Do vậy, mẹo ở đây là khi bạn không hài lòng về lời nói của người khác, hãy hỏi lại chắc chắn xem ý của họ là gì.

6. Hạ "cái tôi" của bản thân

Tức giận là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Trong các cuộc tranh luận, hay giao tiếp, người có “cái tôi” quá lớn, là người luôn xem mình là nhất, không chịu thua kém bất cứ ai, bất cứ việc gì,... và khi đã tức giận, có thể tức giận rất lâu và phản ứng rất nặng nề.

Hạ cái tôi xuống, đặt mình vào vị trí của người khác, để cùng tìm phương hướng giải quyết.

Cách luyện tập để giảm cáu gắt
Hạ cái tôi của bản thân để chọn cách thấu hiểu thay vì tức giận.

7. Đọc sách và thiền định

Một cuốn sách hay và hữu ích có thể giúp chúng ta thoát khỏi những cảm xúc bi quan, cũng nhờ vậy trở nên trầm tĩnh và lạc quan hơn.

Cách luyện tập để giảm cáu gắt
Thiền định giúp con người ta thư giãn, kiềm chế cơn tức giận.

Thiền định giúp người ta bớt nóng nảy, hung hăng, giảm bệnh về tinh thần, tăng sự tự tin, quyể đoán, khả năng chịu đựng trong tình huống xấu,... Ngoài tác dụng thư giãn, nó còn giúp phòng và chữa các bệnh do mất cân bằng chức năng cơ thể.