Cách ly thì làm gì

Tin tức về đợt bùng phát COVID-19 nói rằng nó đang ở rất gần, với một số người đi du lịch đến các khu vực dễ bị dịch. Do đó phải cách ly hoặc cách ly tại gia nhưng phải sống với gia đình thì nên xử sự như thế nào, hãy cùng xem 9 cách cấm kỵ trong nhà nhé. Với gia đình tôi

  1. Chú ý các triệu chứng của chính họ. Đo nhiệt độ hàng ngày không được vượt quá 37,5 độ C.
  2. Rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc gel cồn sau mỗi hoạt động
  3. Giữ khoảng cách của bạn đặc biệt với người cao tuổi ít nhất là 1-2 mét
  4. Phòng ngủ riêng biệt, vật dụng cá nhân riêng biệt cùng với dọn dẹp riêng
  5. Các bữa ăn riêng, không ăn cùng nhau và tự rửa chén bát của mình
  6. Phòng tắm riêng hoặc nên sử dụng toilet nếu là người cuối cùng thì nên làm sạch ngay lập tức và luôn đóng nắp bồn cầu mỗi lần
  7. Tách chất thải tiết ra như khẩu trang, khăn giấy bằng cách cho vào túi đôi và đổ với thuốc tẩy cùng với buộc chặt miệng túi
  8. Nếu có nhu cầu gặp gỡ người khác thì nên sử dụng mặt nạ, những đồ đã sử dụng phải được ném vào thùng rác đậy kín và rửa tay ngay lập tức
  9. Ngừng các hoạt động bên ngoài, nghỉ làm hoặc làm việc tại nhà, nghỉ học hoặc ngưng đến cộng đồng. Hạn chế sử dụng phương tiện công cộng

#CùngnhauđiềuchỉnhhànhviđểngănchặnCOVID-19

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ với Bệnh viện Vejthani, gọi +66 (0) 2-734-0000 hoặc đường dây nóng tiếng Việt (+66) 097-291-3351

  • Readers Rating
  • Rated 5 stars
    5 / 5 (1 )

Đặt lịch khám chữa bệnh Trò chuyện cùng bác sĩ

Gọi cho chúng tôi theo số

(+66)8-522 38888

Xin chọn ngôn ngữ của bạn

1 Ladprao Road 111, Klong-Chan Bangkapi, Bangkok 10240

© Vejthani Hospital | JCI Accredited International Hospital in Bangkok, Thailand

Cập nhật: 20:31 - 04/08/2021 | Lần xem: 104805

1. Bạn không được ra khỏi nhà cho tới khi ngành y tế cho phép.

2. Bạn cần phải thực hiện:

·   Giữ khoảng cách trên 2 mét khi tiếp xúc với người nhà, luôn mang khẩu trang và tấm che giọt bắn trong lúc được tiếp tế, sát khuẩn tay thường xuyên. Nếu trong phòng chỉ có một mình, bạn có thể không cần phải mang khẩu trang.

·   Luôn tự theo dõi sức khỏe như: đo nhiệt độ 2 lần/ngày, đo SpO2 (nếu có) và các triệu chứng mới xuất hiện của bản thân dù tình trạng bệnh của bạn hiện đang tạm ổn. 

3. Để tăng sức đề kháng nhằm giúp bạn mau khỏi bệnh thì cần phải:

·   Uống đủ nước. 

·   Ngủ đủ giấc

·   Ăn đủ chất

·   Vận động, tập thể dục điều độ

4. Bảo đảm vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt:

·   Ăn sạch uống sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

·   Nhà vệ sinh phải luôn sạch sẽ: luôn mang khẩu trang khi đi vệ sinh, rửa tay sạch sau đi vệ sinh.

5. Phòng ở phải thông thoáng, thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ bề mặt các vật dụng và bề mặt sàn.

6. Nhân viên y tế sẽ liên hệ với bạn làm xét nghiệm lại để quyết định thời gian kết thúc cách ly.

7. Khi xuất hiện những triệu chứng mới như: sốt trên 38,5 độ, đau tứ ngực, đau họng, mất mùi/vị,... thì bạn cần liên lạc với nhân viên y tế để được tư vấn hoặc được khám lại.

8. Khi có dấu hiệu chuyển nặng như:

·   Tri giác lơ mơ, li bì

·   Khó thở nặng: thở hụt hơi, nhịp thở tăng trên 30 lần/phút, SpO2 < 93% (nếu có)

·   Tím tái môi, đầu chi

Thì bạn cần gọi ngay tổng đài “115” hoặc đội phản ứng nhanh của quận/huyện để được cấp cứu kịp thời.

⇨ Tải file PDF tại đây ⇦

Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh Covid-19

Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh Covid-19


1. Mục đích: Ngăn chặn sự lây lan của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19).

2. Hình thức cách ly:

Cách ly y tế theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. 

3. Đối tượng cách ly:

Những người không có các triệu chứng nghi nhiễm nCoV (ho, sốt, khó thở) và có một trong những yếu tố sau đây:  a) Sống trong cùng nhà, nơi lưu trú với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;  b) Cùng làm việc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;  c) Cùng nhóm du lịch, đoàn công tác, nhóm vui chơi với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh; d) Có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong trong thời gian mắc bệnh ở bất kỳ tình huống nào;  đ) Ngồi cùng hàng hoặc trước sau hai hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ;  e) Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ Trung Quốc hoặc từng đi qua Trung Quốc (trừ tỉnh Hồ Bắc) trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

4. Thời gian cách ly

a) Cách ly tối đa 14 ngày, số ngày cách ly cụ thể được tính từ ngày tiếp xúc lần cuối với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam.  b) Khi người nghi ngờ mắc bệnh được chẩn đoán loại trừ không mắc bệnh thì những người được cách ly có liên quan sẽ kết thúc việc cách ly. 

5. Tổ chức thực hiện cách ly 


5.1. Cán bộ y tế a) Tổ chức điều tra, lập danh sách người cần cách ly để ghi nhận thông tin về địa chỉ gia đình, nơi lưu trú, số điện thoại cá nhân, tên và số điện thoại của người khi cần liên hệ. Cung cấp số điện thoại của cơ quan y tế cho người được cách ly và gia đình, người quản lý nơi lưu trú. b) Phối hợp với chính quyền địa phương đến nhà hoặc nơi lưu trú của người được cách ly thông báo yêu cầu, mục đích, thời gian của việc cách ly cho người được cách ly và gia đình hoặc người quản lý nơi lưu trú; vận động tạo sự đồng thuận, tình nguyện thực hiện. Trong trường hợp đối tượng cách ly không thực hiện, áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế.  c) Hướng dẫn người được cách ly cách sử dụng và tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày và ghi chép kết quả đo, tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày. d) Hướng dẫn thành viên trong gia đình người được cách ly và người quản lý nơi lưu trú cách thức khử trùng nơi ở như: lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình bằng xà  phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường. đ) Theo dõi tình trạng sức khỏe và ghi nhận thông tin vào mẫu theo dõi sức khỏe của người được cách ly. Báo cáo kết quả theo dõi hàng ngày cho cơ quan y tế tuyến huyện. e) Thực hiện nghiêm các qui định về phòng chống lây nhiễm cho cán bộ y tế theo quy định của Bộ Y tế khi tiếp xúc với người được cách ly.  g) Hướng dẫn người được cách ly thu gom riêng khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải để gọn vào góc phòng của người được cách ly. Trong thời gian cách ly, nếu người được cách ly xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm. Hết thời gian cách ly, nếu người được cách ly không xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì thu gom và xử lý như rác thải thông thường. h) Hướng dẫn và phát tờ rơi khuyến cáo phòng bệnh cho gia đình, người quản lý nơi lưu trú có người được cách ly để thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm trong hộ gia đình, nơi lưu trú. i) Báo cáo ngay cho y tế tuyến trên và chính quyền địa phương, phối hợp chuyển người được cách ly đến bệnh viện nếu người được cách ly có biểu hiện mắc bệnh như sốt, ho, khó thở trong quá trình theo dõi.  k) Ứng xử tận tình, chia sẻ, động viên và giúp đỡ người được cách ly khi thực hiện nhiệm vụ tạo tâm lý thoải mái, tin tưởng của người được cách ly trong suốt quá trình theo dõi. l) Báo cáo kết quả cuối cùng cho y tế tuyến huyện và chính quyền địa phương ngay sau khi kết thúc thời gian cách ly.

5.2. Người được cách ly

a) Chấp hành việc tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú đúng thời gian quy định, tốt nhất cách ly ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 mét. b) Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly. c) Tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày; ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày. d) Hàng ngày hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác; tự theo dõi sức khỏe; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.  đ) Hàng ngày thông báo cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng, chiều về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.  e) Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở. g) Không được tự động rời khỏi nhà, nơi lưu trú. h) Người được cách ly phải thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly.  i) Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi lưu trú. 

5.3. Thành viên trong hộ gia đình, người làm việc, quản lý nơi lưu trú của người được cách ly

a) Hàng ngày hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc. b) Hàng ngày lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình, nơi lưu trú bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường. c) Giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly. d) Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi khi người được cách ly có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở. đ) Hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho người được cách ly, nếu có yêu cầu. g) Không tổ chức hoạt động đông người tại gia đình, nơi lưu trú. 

5.4. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cộng đồng nơi có người được cách ly

a) Tạo điều kiện, động viên, chia sẻ, giúp đỡ gia đình, nơi lưu trú và người được cách ly để người được cách ly yên tâm thực hiện việc cách ly trong suốt thời gian theo dõi.     b) Chỉ đạo, giám sát chặt chẽ việc thực hiện cách ly và tiến hành cưỡng chế cách ly y tế nếu người được cách ly không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để nghiên cứu, giải quyết./.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Video liên quan

Chủ đề