Cách may váy chữ a cho bé gái

video hướng dẫn thiết kế đầm chữ A cho bé gái video thiết kế thân sau và tay áo đầm chữ A cho bé

*Có thể bạn quan tâm: Khải giảng lớp dạy may tại Hà Nội

NỘI DUNG VIDEO:

Thiết kế đầm chữ A cho bé gái

P1: Thiết kế thân trước đầm chữ A cơ bản cho bé gái

Đầm hay còn gọi là váy chữ A cho bé gái 4 tuổi được rất được ưa chuộng. Những mẫu váy này thích hợp cho mọi lứa tuổi, dáng chữ A che đi nhiều khuyết điểm và giúp thân hình trở nên thon gọn, lịch sự.

Dưới đây, Trung tâm dạy cắt may ALA sẽ hướng dẫn bạn cách để thiết kế đầm chữ A. Ở phần này chúng ta cùng tìm hiểu cách thiết kế thân trước đầm chữ A cơ bản cho bé gái 4 tuổi.

Đầu tiên bạn hãy chuẩn bị một bảng thông số như trong hình. Bảng này có tất cả các số đo cơ thể tùy từng tuổi. Bạn dễ dàng nhìn thấy những số đo mà mình xác định thiết kế.

Trong bảng bao gồm các số liệu:

  • Đốt sống cổ thứ 7 đến mặt đất, ký hiệu C7.
  • Đốt sống cổ thứ 7 đến ngang gối (tức dài váy); đến ngang mông (tức dài áo). Nếu bạn muốn ngắn váy hơn gối bao nhiêu thì trừ, muốn dài hơn thì cộng.

Các bước tiến hành thiết kế thân trước đầm chữ A cơ bản

Bạn cần có đầy đủ thân trước, thân sau và tay. Sau đó, thiết kế qua các bước sau:

Thiết kế eo, nách, cổ

  • Đường dài váy: Dựng 1 trục thẳng theo mép giấy, dựng 1 đường vuông góc với đường này, kí hiệu ở đoạn vuông góc là điểm A. Để điểm AG là điểm dài váy, đối với 4 tuổi là 57, thì ta để 57 = DV (dài váy).
  • Hạ ngang eo: Đo hoặc lấy thông số có sẵn là 23cm, dùng thước  vuông vã vuông góc và ký hiệu là D, cũng vuông góc.
  • Hạ nách: Ta có công thức VN/4-CĐ từ 0-2. Ta may chất liệu không co dãn nên ta cộng. Trừ dành cho chất liệu co dãn.

Như vậy áp vào công thức ta có 4 tuổi =:  57/4+hạ nách vừa phải là 1 => =15,25cm. Hạ nách tùy đối tượng, ví dụ bắp tay to nhỏ thì bạn sẽ gia giảm tùy tỉ lệ. Kẻ xong ta được điểm AC.

  • Rộng ngang cổ: AA1 1/5VC = Ta có 28/5 bằng 5,6 là điểm A1. Từ A1 kẻ 1 đường vuông góc với A.
  • Hạ sâu cổ: AA2=1/5 VC, là 5,6 và ta kẻ 1 đường vuông góc vào thành A2.

Hai điểm A1 và A2 nối 1 điểm vuông góc là A3. Tiếp tục A1 và a2 kẻ 1 đường, lấy trung điểm của cạnh này là O. Nối O đến A3, trên đường OA3 lấy 1 cạnh trung điểm, ký hiệu là O1.

Tiếp tục, ta vẽ cong cổ đi qua A1, O1 và A2.

Thiết kế phần vai

  • Từ điểm A lấy AB (AB=1/2 rộng vai).
  • Vai ở đây là 28 = ½ RV (rộng vai) thì sẽ là 14cm. Đặt là B;
  • Từ B lấy xuống B1 gọi là hạ xuôi vai. Với trẻ em 4 tuổi thì công thức 1/10 RV. Vai 28 thì từ đó ta có 2,8 là điểm B1.
  • Sau đó ta nối từ A1 đến B1 có đường vai von thân trước.
  • Từ B1 lấy vuông góc vào B2, có thông số 1,5cm.
  • Từ đường 1,5 kẻ 1 đường vuông góc với C gọi là C1.

Thiết kế ngực

  • Từ C lấy ra C2 =1/4 VN (vòng ngực) +- CĐ (cử động) từ 0-4. Đối với bé có chiều ngang lớn thì ta cộng nhiều 2 3 4. Bé gầy thì cộng ít lại.
  • Cộng trung bình là ta cộng 2, ở đây ta được ngực 57/4 + 2=16,25cm. Ta có điểm C2.
  • Trên đường C1 B2 lấy 1 trung điểm, ta gọi là B3. Từ B3 nối đến C2 lấy 1 điểm làm trung điểm là B4. Từ B4 kẻ với C1, trên đường này lấy 1 điểm làm trung điểm là B5.
  • Tiếp theo ta vẽ 1 vòng nách đi qua B1, B3, B5 và C2

Lưu ý điểm B1 hướng điểm vuông góc.

Với những dáng suông thì các bạn từ điểm C2 kẻ 1 đường song song với AG xuống cạnh gấu luôn. Còn đối với dáng A thì từ cạnh kẻ 1 đường thẳng song song xuống đến gấu và cộng 1/10 vòng ngực để làm A.

Như vậy, ta làm dáng này ngang ngực là 16,25cm; Nếu là suông thì dưới này lấy 1 điểm G ra G1 =16,25. Kẻ từ C2 đến G1. Nếu là dáng A: Từ G1 ra G2 =1/10 VN. Ngực 57 nên ra sẽ là 5,7cm. Từ C2 kẻ 1 đường đến G2.

Thiết kế gấu và hoàn thiện thân trước

Đối với thân trước ta sẽ có xa gấu, xa gấu khoảng 1cm. Vẽ cong đến cạnh sườn, chếch sườn lên 0,7 để tạo sườn thành 1 góc vuông.

Tiếp tục lấy đường canh sợi chính giữa của thân trước. Ký hiệu TT. Nếu cạnh trước gập đôi ta x 1 và chuyển sang làm thân sau.

Như vậy, chúng ta vừa đọc và xem những hướng dẫn thiết kế thân trước đầm chữ A cơ bản cho bé gái 4 tuổi. Mời bạn xem thêm thiết kế thân sau và phần tay tại Phần 2 của bài viết.

Phần 2: Thiết kế thân trước đầm chữ A cơ bản cho bé gái 4 tuổi

Sau khi đã theo dõi và tìm hiểu thiết kế thân trước đầm chữ A cơ bản. Dưới đây, Trung tâm ALA sẽ hướng dẫn thêm cho bạn về cách thiết kế thân sau và tay của đầm.

Sau khi đã có thân trước ta sẽ đẩy hết các đường ngang song song ra.

Thiết kế thân sau

Đầu tiên ta vẽ các đường ngang A, ngang C, ngang D và cuối cùng là G.

Kẻ 1 đường trục giữa thân sau song song với AG, Ta có điểm A, C, D, G ký hiệu.

Tiếp tục, lấy rộng ngang cổ của thân sau = 1/5 VC (vòng cổ) là 5,6 ký hiệu là A1. Từ điểm A1 lấy lên A1, A2 vuông góc = 1/20 vai là 1,4cm, là A2. Ta vẽ trơn cổ từ A2 đến điểm A. Từ A lấy ra B là rộng vai (RV) chia 2 tức ta có 28/2 =14 ta có điểm B. Từ B lấy 1 cạnh vuông góc với đường AB, xuống 1,4 cũng là công thức V/20, gọi là B2=RV/20.

Từ A2 nối đến B2, từ B2 kẻ 1 đường vuông góc vào =1cm. Từ B3 kẻ 1 cạnh vuông góc với đường C, gọi là C1.

Trên đường ngang C ta sẽ lấy ngang ngực thân sau.

Ngang ngực lấy = thân trước hoặc nếu muốn cách điệu thì giảm đi hoặc tăng lên. VN/4+2 = 16,25cm. Ta có đường C1 đến C2. Trên đường C1 B3 lấy 1 điểm làm trung điểm là B4. Từ B4 kẻ nối đến C2, trên đường này lấy 1 điểm làm trung điểm, là B5. Từ B5 nối đến C1 và khoét sâu nách thân sau.

Ta tiến hành khoét sâu xuống ta chia 1/3 từ B5 xuống B6 = 1/3 của B5 và C1. Vẽ nách đi qua các điểm C2, B6, B4 và B2.

Tiếp theo với dáng suông giống như thân trước, thì ta lấy từ điểm G ra G1 = 16,25 . Ta có điểm G2 và G1 G2=VN/10 là 5,7cm, vừa có cả dáng suông và A. Mọi người có thể lựa chọn.

Từ G2 lấy giảm sườn lên 0,7 bằng với thân trước.

Thân sau không có xa gấu nữa. Mà từ cạnh gấp G đánh cong lên G2, hướng điểm vuông góc.

Hoàn thành xong các bạn cũng kẻ 1 đường cạnh sợi. Nếu cạnh này là đường gấp đôi, nếu tra khóa ta để dư ra 1 đến 1,5 phân. Đây ta để gấp đôi thì ta có 1 lá x 1.

Vậy là chúng ta đã thiết kế xong thân sau của đầm dáng A.

Thiết kế tay áo

Tùy độ dài mong muốn. Ở đây DT (dài tay) = 36 đối với 4 tuổi. Ta có thể muốn tay cộc ngắn hay dài đều được, ta đo ngắn đến đâu ta muốn sẽ là thông số DT.

Tiến hành gập đôi giấy, lấy 1 trục dài AG, trên AG lấy 1 đường vuông góc với nó – gọi là A.

Ở đây là tay cộc: Ta làm khoảng 13cm, AG chính là DT.

Tiếp theo ta hạ bắp tay: Công thức VN/10 + 3 (57 VN/10+3 = 8,7cm), là điểm AB hạ bắp tay.

Lấy điểm BC Ngang bắp tay: là ⅕  VN +- CĐ (57/5)+1=12,4cm.

Từ A lấy vào A1 1cm, từ A1 vẽ vào C, trên đường A1 C ta lấy 3 điểm bằng nhau là M O N. Từ M lấy cao lên khoảng 0,5 – 0,7 ly, vuông góc. Từ N cũng lấy xuống tương tự.

Vẽ nách:

Măng tay trước: Đi qua C, N xuống O, lên M và cong đến A1. Nối lại cho rõ nét tay, trơn mượt. 

Măng tay sau: Từ O lấy lên 0,5 hoặc 0,7 là điểm to nhất và bé dàn đều về A1 và điểm C.

Sau khi có hai đường măng tay ta sẽ vẽ đến cửa tay: Với tay cộc: Từ điểm C kẻ 1 đường vuông góc đến G chếch vào  1 đến 1,5 phân.

Khớp tay: Tức ta khớp vòng nách và tay áo bằng cách làm theo công thức: Cộng thân áo và tay áo.

  • Thân đo từ B2 đến hết vòng nách của thân sau đến C2 + B1 đến vòng nách hết C2 thân trước.
  • Thân áo = Thân trước + thân sau ra kết quả.
  • Phần tay áo: Đo hết măng ngoài đến C là măng to. Từ A đo đến C là măng bé, 2 măng cộng với nhau để ra tay áo.

Tiếp tục đo thực tế: Lấy thước dây đo đường cong nách thân trước được bao nhiêu ta cầm giữ lấy thước và để dưới vòng nách thân sau để đo. Ta được 30.5cm. Tương tự đo với tay áo: là 31 cm.

Lưu ý ta có thể để tay bằng với thân áo, hoặc dễ hơn thì để tay nhỏ hơn thân 1cm.

Trên đây là những hướng dẫn thiết kế thân sau đầm chữ A cơ bản cho bé 4 tuổi. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thiết kế thành công!

Với hướng dẫn cách may váy cho bé tại nhà được gonhub.com gửi đến các mẹ dưới đây sẽ đem lại những gợi ý hay để các mẹ trổ tài “múa kim”. Thay vì ra tiệm tìm kiếm những bộ váy đầm bắt mắt cho con yêu, các mẹ đã từng nghĩ đến việc tự tay may váy cho bé chưa? Với những bộ váy đầm “tự chế” của mẹ, các bé vẫn rất xinh xắn đáng yêu mà các mẹ không cần tốn nhiều thời gian đâu ạ. Các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết về những kiểu may váy đầm cực đơn giản và làm thử nhé.

Nào các mẹ hãy cùng với gonhub.com học cách may váy cho bé tại nhà nhé.

Kiểu váy 1: Kiểu dáng váy của diễn viên điện ảnh nổi tiếng Diane Lane

Chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:

  • Vải cotton: màu trắng và màu xanh
  • 2 chiếc cúc trắng
  • 1 dây khóa kéo loại dài
  • 1 cuộn nẹp vải mua sẵn (hoặc bạn tự làm nẹp vải, cách làm theo link sau)
  • Bút và giấy bìa lớn để vẽ mẫu
  • Kéo, kim, chỉ, kim ghim, bàn là, máy khâu…

Cách thực hiện

Bước 1: Vẽ mẫu váy từ áo của bé:

  • Bạn chọn một chiếc áo bé đang mặc vừa vặn, gập đôi theo chiều dọc và căn ke lên bìa để có phần thân áo cơ bản. Khi vẽ tới nách áo bạn lật ngược phần tay áo vào trong cho dễ vẽ. Sau đó bạn lấy phần thân trên của áo để làm ngực váy, từ đầu nách kẻ chéo xuống độ dài của váy (thường dài tới đầu gối của bé), độ xòe váy tùy ý, thông thường phần xòe rộng nhất của váy lớn gấp rưỡi rộng áo bé thường mặc. Cuối cùng bạn cắt đôi phần váy vừa vẽ, đường cắt ngay dưới nách chừng 2cm – 3cm. Vậy là bạn đã có một mẫu giấy may váy cơ bản cho bé rồi.

Bước 2: Cắt váy:

  • Căn ke mẫu giấy lên vải (đã gập đôi theo chiều dọc) hoặc dùng kim ghim để ghim mẫu giấy trên vải trải phằng. Bạn cắt theo mẫu giấy hoặc đường căn ke, chừa bao quanh 1cm đường may. Bạn cần cắt tất cả 4 miếng ngực váy và hai miếng chân váy. Ngoài ra bạn cắt hai miếng vải nhỏ hình mũi tên để làm đỉa vải trang trí phía trước váy, kích cỡ chừng 15cm x 5cm. Sau đó bạn cắt dọc làm đôi hai miếng thân trên phía sau lưng váy và một miếng chân váy phía sau, như thế tiện tra khóa kéo.

Bước 3: May ráp thân trên của váy:

  • May ráp hai đầu vai, tẽ biên vải vừa may làm đôi, là phẳng. Áp hai mặt phải của hai lớp trên váy vào với nhau và may ráp hai miếng theo đường cổ, đường nách. Sau khi may bạn lộn phải phần trên váy này thông qua khe hổng ở giữa hai lớp vải tại vị trí vai áo. Là phẳng các mép vải đã lộn. Sau cùng may ráp hai bên sườn – phần vải chừng 1cm đến 3cm tính từ nách xuống – sao cho toàn bộ đường biên may nằm giữa hai lớp vải.

Bước 4: May đỉa vải:

  • Bạn may ráp các miếng chân váy, hai miếng nhỏ nằm hai bên miếng lớn. May 2 miếng vải hình mũi tên thành một túi vải nhỏ có đáy nhọn phần mũi tên, lộn phải vải là phẳng phiu rồi may đè đường chỉ sát mép ngoài. Bạn ướm miếng đỉa vải trang trí này vào vị trí chính giữa váy và ghim nó vào thân trên theo hướng lộn ngược, sau khi may ráp váy bạn sẽ lộn xuôi nó trở lại.

Bước 5: May ráp hai phần váy:

  • Bạn may ráp một lớp ngoài của thân trên vào phần chân váy, nên ghim ổn định rồi hẵng may. Lớp trong của thân trên được gập mép vải vào trong và khâu vắt che kín biên may. Làm như vậy váy sẽ mềm mại và không lộ đường biên vải.

Bước 6: May nẹp trang trí và tra khóa:

  • Bạn dùng nẹp vải may sát mép nẹp tạo thành các đường trang trí song song với chân ngực, cách nhau 1,5cm. Bạn cần ghim ổn định và thẳng hàng cả mặt trước và sau váy rồi hẵng may. Sau đó lật đỉa vải xuống và may ổn định như một chiếc đai giữ các đường trang trí, khâu đính thêm 2 chiếc cúc trắng trên đỉa vải. Cuối cùng bạn tra khóa kéo cho hai mép vải dọc sau váy rồi may viền gấu váy là xong.

Kiểu váy 2: Đầm xòe đính nơ

Những nguyên vật liệu cần chuẩn bị:

  • Vải thun (cotton) để may phần áo
  • Vải thô để may phần chân váy
  • Vải bo màu sắc phù hợp để bo cổ áo (có thể dùng vải bo chuyên dụng hoặc vải cotton co dãn và ít bai để làm bo cổ)
  • Kim, chỉ, thước kẻ, phấn màu.
  • Lưu ý: Kích thước vải phụ thuộc vào độ tuổi và size váy bạn muốn may cho bé.

Cách làm:

Bước 1: Vẽ thân áo:

  • Nếu bạn chưa quen vẽ váy/áo, bạn có thể dùng một chiếc áo mà bé mặc vừa vặn nhất để áp vào mặt trái vải và vẽ theo như hình.

Bước 2: Cắt vải:

  • Sau khi cắt rời hai mảnh thân theo đường vẽ, với thân trước ta hạ cổ thấp hơn so với thân sau (có thể căn theo áo mẫu để áng chừng).

Bước 3: May thân áo:

  • May chập hai vai áo vào với nhau (lưu ý nếu bạn sử dụng máy may gia đình thì nên dùng đường may zik zak đối với vải thun để khi bé vận động không sợ bị tuột đường chỉ).

  • May chập hai đường sườn thân. Bạn may một đường thật sát mép.

  • Đối với phần viền nách, vì vải thun có độ co dãn nên bạn có thể sử dụng đường may ziczac để may gập mép viền như hình.

  • Khi may, đường may của bạn cũng cần cách mép vải khoảng 0.2cm

Bước 4: May viền cổ áo:

  • Cắt miếng vải bo có độ dài bằng ¾ độ dài của cổ áo và chiều rộng khoảng 4cm (Bạn trải phẳng phần cổ áo ra và đo chiều dài cổ từ đó tính ra độ dài vải bo thích hợp. Bao giờ vải bo cũng phải ngắn hơn chiều dài cổ để cổ áo không bị bai khi may xong).

  • May nối hai đầu miếng vải bo vào với nhau thành một vòng tròn khép kín, sau đó gập đôi theo chiều phải của vải. Đánh dấu 2 điểm để chia đôi vải bo thành hai phần đều nhau, tương tự cũng đánh dấu cố áo tại hai điểm cách đều nhau để căn chuẩn đường bo với cổ áo.
  • Áp mặt phải của thân áo và mặt phải của vải bo vào với nhau. Dùng kim đầu tròn cố định các điểm đã đánh dấu. Tiến hành may nối bo vào với thân: Thân áo ở dưới, vải bo ở trên. Thân áo trải phẳng và không được kéo dãn. Chỉ kéo vải bo căng ra và may đường ziczac đè lên vải bo và thân để nối thành một đường tròn khép kín.

Bước 5: Làm nơ áo:

  • Cắt một miếng vải hình chữ nhật kích thước phù hợp với cỡ váy của bé, may ở mặt trái và lộn phải, sau đó là phẳng và gấp thành hình nơ như hình ảnh hướng dẫn ở dưới. Sau cùng gấp một mảnh vải nhỏ đính ở giữa nơ và may chặn mép để cố định. Dùng kim chỉ đính nơ vào thân váy.

Bước 6: May chân váy:

  • Ở hướng dẫn này, chiếc váy dành cho bé 2 tuổi nên độ rộng của chân váy chỉ khoảng 1,2m và độ dài vừa qua gối bé. Các bạn có thể điều chỉnh độ rộng chân váy tùy theo độ nhún mong muốn và độ dài váy theo chiều cao của bé.
  • Sau khi cắt vải thành hình chữ nhật, vắt sổ các cạnh, may nối váy thành hình chữ nhật kín và may một đường chỉ thưa ở sát mép trên của vải (phần sẽ làm nhún để nối với thân váy).

  • Rút chỉ để tạo nhún. Sau khi rút chỉ, độ rộng của chân váy phần rút chỉ bằng với thân áo.

  • Áp mặt phải của thân váy và chân váy vào với nhau, dùng kim mũi tròn ghim cố định vị trí và may một đường thẳng để nối liền thân với chân váy.

  • Cách may đầm xòe cho bé cơ bản đã hoàn thành như này

Bước 7: May viền chân váy:

  • Gập mép vải chân váy khoảng 1cm, là phẳng, sau đó tiếp tục gấp thêm một lần và là phẳng mép.

Thật đơn giản để làm nên những mẫu váy đầm tuyệt đẹp dành cho con yêu của mẹ phải không nào. Các mẹ hãy tham khảo thật kỹ bài viết này và làm thử nhé. Hẳn các bé sẽ rất hạnh phúc khi được mẹ tự tay may cho những mẫu váy đầm xinh xắn đấy. gonhub.com chúc các mẹ luôn là bà mẹ thông thái và đảm đang.

Video liên quan

Chủ đề