Cách nhai kỹ

Cách nhai kỹ
Ăn uống trong chánh niệm giúp ích nhiều cho tâm trí và cơ thể

Y học từ Đông sang Tây đều công nhận, nhai đúng cách khi ăn uống là nền tảng của một sức khỏe tốt. Theo hệ thống y học Ayurveda Ấn Độ, ăn chậm nhai kỹ thúc đẩy sức khỏe hệ tiêu hóa, đặc biệt khi bạn nhai tới hơn 30 lần. Khi đó, thực phẩm sẽ gần như hóa lỏng và bạn có thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Theo Stephanie Eckelkamp, biên tập viên sức khỏe của Tạp chí Mind Body Green, thói quen ăn chậm và nhai kỹ giúp ích rất nhiều cho hệ tiêu hóa. Ban đầu, Stephanie Eckelkamp cho rằng thực phẩm nên được nhai tối đa 5 - 10 lần và “nhai đồ ăn cho đến khi hóa lỏng” nghe có vẻ hơi thái quá. Tuy nhiên, theo những trải nghiệm thực tế và cùng với những bằng chứng khá thuyết phục từ giới khoa học, việc nhai mỗi miếng đồ ăn hơn 30 lần thực sự có lợi.

Cách nhai kỹ

Vì sao bạn nên ăn chậm, nhai kỹ?

Nhai là công đoạn đầu tiên trong toàn bộ quá trình tiêu hóa thức ăn. Nhai chậm rãi từng miếng trong khoảng thời gian vừa đủ cho phép hệ tiêu hóa hoạt động đúng cách. Khi nhai, nước bọt được giải phóng sẽ giúp tăng lượng enzyme tiêu hóa, kích thích dạ dày sản xuất acid nhiều hơn để phân hủy thức ăn. Đặc biệt, lúc này, các tế bào thành dạ dày cũng sản xuất ra acid hydrochloric thúc đẩy tiêu hoá đúng cách. Khi không có đủ enzyme và acid dạ dày thì cơ thể của bạn không có khả năng để phân hủy các chất dinh dưỡng và các acid amin từ protein trong thực phẩm một cách tối ưu.

Nhai đồ ăn bao lâu trước khi nuốt?

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Ohio (Mỹ), với các loại đồ ăn cứng và nhiều chất xơ nên được nhai ít nhất 30 lần trước khi nuốt. Đối với các loại thực phẩm mềm nên được nhai ít nhất 5 - 10 lần.

Nhai đồ ăn hơn 30 lần mang lại điều gì?

Như đã nói, trong nước bọt có enzyme tiêu hóa và theo chuyên gia tiêu hóa Robyn Youkilis: “Khi bạn không nhai nhuyễn thức ăn, bạn đã bỏ quan một phần quan trọng của quá trình tiêu hóa. Bạn luôn phải tự nhủ rằng dạ dày không có răng.”

Thêm vào đó, nhai kỹ cũng là một phần quan trọng của thực hành ăn trong chánh niệm. Nhai thức ăn ít nhất 30 lần theo nghĩa đen buộc bạn phải ăn chậm lại. Điều này giúp bạn tập trung hoàn toàn vào việc ăn uống, không bị xao nhãng bởi mọi chuyện xung quanh. Bạn sẽ hạn chế làm nhiều việc một lúc, như: Sử dụng smartphone, xem phim, đọc báo… Từ đó giúp tâm trí thoải mái, thư giãn hơn.

Ngoài việc cải thiện tiêu hóa, nhai kỹ có thể có ý nghĩa rất lớn trong việc kiểm soát cân nặng. Một nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người nhai đồ ăn 40 lần mới nuốt giảm cân nhiều hơn những người nhai từng miếng chỉ 10 lần. Một nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng nhai kỹ giúp cơ thể bạn đốt cháy nhiều calorie hơn một chút, khoảng 10 calorie trong mỗi bữa ăn cung cấp 300 calorie.

Theo những trải nghiệm thực tế của Stephanie Eckelkamp, bạn nên bắt đầu với mục tiêu nhai từ 15 đến 20 lần mới nuốt, rồi dần dần tăng số lần nhai theo thời gian. Bạn không cần phải đếm chính xác, chỉ cần đảm bảo thức ăn biến thành chất lỏng trước khi nuốt.

Nhật Phi (Theo Healthline)   -   Thứ sáu, 24/12/2021 08:00 (GMT+7)

Công việc bộn bề khiến nhiều người thường cố hoàn thành bữa ăn một cách nhanh chóng. Thói quen này tưởng chừng rất bình thường nhưng lại có thể dẫn đến tăng cân và gây ra các vấn đề sức khỏe khác. Ăn chậm lại là một giải pháp thông minh hơn bởi có thể mang lại một số lợi ích, đặc biệt với việc "nhai kỹ no lâu" để giảm cân.

Cách nhai kỹ

Nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt tạo điều kiện cho enzim amilaza tiêu hóa thức ăn, tinh bột biến đổi thành đường. Quá trình tiêu hóa hiệu quả hơn, không chỉ đơn thuần mang lại cảm giác "no lâu" mà còn giúp hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả hơn, giữ vóc dáng thon gọn và tăng cảm giác ăn ngon miệng.

Ăn chậm nhai kỹ giúp giảm cân

Sau một bữa ăn, đường ruột ngăn chặn một loại hóc môn có tên gọi là ghrelin, giúp kiểm soát cơn đói, đồng thời giải phóng hóc môn tạo cảm giác no.

Các hóc môn này gửi tín hiệu cho não biết rằng bạn đã ăn, làm giảm sự thèm ăn, khiến bạn cảm thấy no và giúp bạn ngừng ăn. Quá trình này diễn ra trong khoảng 20 phút.

Ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp tế bào não có đủ thời gian để nhận biết những tín hiệu "no bụng", ngừng việc ăn và giảm lượng calo nạp vào, giúp cho việc giảm cân hiệu quả.

Ăn quá nhanh có thể gây tăng cân

Những người ăn nhanh có xu hướng dễ tăng cân hơn những người có thói quen ăn chậm nhai kỹ, thậm chí có nguy cơ béo phì cao hơn tới 115% so với những người ăn chậm.

Trong một nghiên cứu trên 4.000 người trưởng thành ở độ tuổi trung niên, những người này nói rằng họ ăn rất nhanh có cân nặng lớn hơn và bắt đầu tăng trọng lượng cơ thể đáng kể nhất kể từ khi 20 tuổi.

Ăn quá nhanh, cảm giác no đến trễ, nên lượng calo bạn nạp vào luôn vượt quá ngưỡng cần thiết của cơ thể và đó chính là nguyên nhân gây béo phì.

Các lợi ích khác của việc ăn chậm

Ăn chậm cũng có thể cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống theo những cách khác, dựa trên những lợi ích sau:

- Tăng khả năng thưởng thức các bữa ăn.

- Hỗ trợ và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

- Hình thành tính cách điềm tĩnh và dễ kiểm soát hơn, giảm mức độ căng thẳng.

Xã hội ngày càng phát triển, thức ăn của chúng ta cũng ngày càng phong phú hơn. Công việc càng nhiều và chúng ta phải ăn uống nhanh hơn. Và vì vậy mà có thể chúng ta không để ý đến việc nhai kỹ thức ăn khi ăn. Việc ăn chậm rãi để nhai kỹ thức ăn rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Ông bà ta đã nói “Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa” thật không sai.

Khi nhai kỹ, thức ăn sẽ được nghiền nhỏ hơn, làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn, giúp cho thức ăn được tiêu hóa triệt để hơn. Thay vì một người ăn 4 chén cơm mới cảm thấy no và đầy đủ năng lượng thì chỉ cần ăn 2 - 3 chén và nhai kỹ cũng có thể mang lại phần năng lượng tương tự. Các chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hơn và dạ dày cũng làm việc bớt cực nhọc hơn. Từ việc nhai kỹ thức ăn, chúng ta có thể tiết kiệm được lượng thức ăn mỗi ngày, vừa tiết kiệm chi phí, vừa giảm bớt gánh nặng cho dạ dày mà vẫn đảm bảo đủ năng lượng.

Cách nhai kỹ

 Nên ăn chậm nhai kỹ để tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Không những thế, trong khi nhai, nước bọt tiết ra làm nhão thức ăn giúp chúng ta dễ nuốt hơn. Trong nước bọt có men tiêu hóa thức ăn giúp thức ăn được tiêu hóa một phần trước khi xuống dạ dày. Nếu ta không nhai kỹ trước khi nuốt, thì dạ dày sẽ lãnh hết mọi trách nhiệm nặng nề, và trở nên suy yếu sau vài chục năm làm việc. Không những thế, nước bọt còn có chất Immunoglobulin giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và muccus protein có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra, trong nước bọt còn có chất bacteriolysin có tác dụng phân giải và hòa tan các vi khuẩn và virút. Người ta thí nghiệm với ống nghiệm có đựng nước bọt, sau đó đưa vật chất gây bệnh ung thư có hại nhất vào rồi quan sát. Lúc đầu không có gì lạ nhưng khi lắc ống nghiệm khoảng 30 giây thì thấy 80 - 100% độc tố của vật chất gây bệnh ung thư đã biến mất. Thí nghiệm trên chứng tỏ rằng, nước bọt được tiết ra khi nhai có tác dụng trừ độc rất mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Chúng ta cần phải nhai kỹ thức ăn từ 30 giây trở lên hay khoảng 20 lần thì mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

Việc ăn nhanh làm tăng nguy cơ béo phì. Nghiên cứu cho thấy những người ăn nhanh sẽ ăn nhiều hơn những người ăn chậm. Khi ăn nhanh, cơ thể sẽ ngừng tiết hormone có nhiệm vụ thông báo lên não khi dạ dày đã đầy. GS. Stephen Bloom ở đại học Imperial cho biết: “Vừa ăn vừa làm việc hay ngồi ăn trước màn hình đều làm cho lượng thực phẩm vào cơ thể nhiều hơn bình thường, làm tăng nguy cơ béo phì. Không nghi ngờ gì nữa nếu bạn ăn chậm, mọi thứ sẽ được kiểm soát và bạn sẽ thon thả hơn”.

Một trong những điều quan trọng mà việc ăn chậm, nhai kỹ mang lại cho chúng ta là giúp chúng ta ăn ngon hơn. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã ăn rất ngon khi nhai kỹ bánh mì với một ít sữa và ông đã kêu gọi mọi người hãy nhai thật kỹ thức ăn, dù là một miếng bánh mì hay chỉ là cơm trắng để cảm nhận vị ngon kỳ diệu của thức ăn. Phương pháp thực dưỡng của tiên sinh Osawa cũng kêu mọi người nhai cơm thật kỹ, đến khi thành nước rồi hãy nuốt. Bạn có thể thử nghiệm với chính bản thân. Thử lấy một miếng bánh mì hay một ít cơm rồi nhai thật kỹ, khoảng 20 lần xem như thế nào. Bạn sẽ cảm nhận được vị ngon ngọt của thức ăn, và sự tuyệt diệu mà chúng mang lại.

Chúng ta ngày nay ăn không biết ngon nữa vì nhai và nuốt vội vàng, đánh mất khả năng thưởng thức thực phẩm. Chúng ta phải nhờ đến những cách chế biến thức ăn cầu kỳ, phức tạp với nhiều gia vị khác nhau để biết được vị ngon giả tạo trong chốc lát ở đầu lưỡi. Và càng ngày chúng ta càng cần nhiều gia vị hơn, nhiều thức ăn lạ hơn, nhiều cách chế biến phức tạp hơn… để thỏa mãn nhu cầu ăn uống. Ăn không biết ngon là nguồn gốc của mọi căn bệnh về thân và cả về tâm. Ăn và biết ngon, thì thức ăn chính là thuốc. Muốn được vậy, bạn cần tập nhai. Nhai cho đến khi nào thực phẩm biến thành ngon và ngọt thì mới nuốt. Bạn sẽ thấy có nhiều hạnh phúc trong khi ăn. Thức ăn trở thành thuốc cho thân và cho tâm.

Để đạt hiệu quả cho việc ăn uống, chúng ta cần ăn những thức ăn ít nước để không nuốt thức ăn quá nhanh mà không kịp nhai kỹ, để nước bọt kịp tiết ra và phát huy khả năng kỳ diệu của nó. Chúng ta có thể uống nước canh sau khi đã ăn cơm xong thay vì đổ nước canh vào cơm. Những thức ăn có nhiều nước như: hủ tiếu, phở, cháo, bún, bánh canh… chúng ta cần hạn chế, không nên ăn quá thường xuyên. Ngay cả khi bạn vội thì nhai kỹ một chút thức ăn vẫn đủ năng lượng và tốt hơn là ngốn thật nhiều thức ăn vào miệng trong một lúc.

Phan Bình Phương