Cách nuôi liên hệ với điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học của bò

1

=> Một tập tính đồng thời là thuộc tính vốn có của trâu , đó là nhai lại. Khi trâu ăn, quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ diễn ra hai giai đoạn: Lúc đầu chúng sẽ ăn và nuốt vào dạ dày.

2

=> Điều kiện sống : Sống trong chuồng nuôi các hộ gia đình hoặc trang trại.

3

=> Nên làm chuồng trên đất màu mỡ, có tầng canh tác dày, khả năng giữ nước. Đối với trang trạichăn nuôi bò lớn, cần quy hoạch thành các khu: khu xây chuồng, nhà kho, văn phòng, nhà ở, khu đồng cỏ. Phân chia thành nhiều chuồng nuôi, mỗi khu cách nhau từ 300 – 500m.

 4

=> Bògiá trị kinh tế cao, sau hơn 1 năm nuôi có thể xuất bán thịt, giống, mỗi con cho thu nhập hàng chục triệu đồng. Qua thực tế, đã có hàng ngàn hộ dân tại các địa phương thoát nghèo bền vững thông qua chăn nuôi thịt, sinh sản.

Tập tính sinh học , điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học của lợn và con trâu Cách nuôi liên hệ với điều kiện sống và một số đặc điểm của con lợn , con trâu Ý nghĩa kinh tế đối với gia đình và địa phương của con trâu và con lợn

Giúp mk với , mk đang cần gấp

Chăn nuôi trâu bò ở nước ta đã trở thành nghề “bắt buộc” đối với người nông dân vì nó không chỉ cung cấp cho con người nhiều sản phẩm quý như thịt, sữa, da, sừng, phân bón và sức kéo mà còn góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế và ổn định xã hội của một quốc gia và nông hộ. Có được điều trên là nhờ trâu bò có những đặc điểm sinh học độc đáo. Các đặc điểm đó là:

  • Trâu bò là loài động vật nhai lại
  • Trâu bò là loài động vật có dạ dày 4 túi
  • Trâu bò là động vật đơn thai
  • Trâu bò là loại động vật gặm cỏ
  • Trâu bò là loại động vật có tiềm năng để sản xuất sữa lớn và nguồn cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp
  • Một số đặc điểm khác của trâu bò

Trâu bò là loài động vật nhai lại

Nhai lại là thuộc tính đồng thời là tập tính vốn có của trâu bò. Trâu bò không thể sống và tồn tại nếu không có quá trình nhai lại bởi nhai lại không chỉ có chức năng nghiền nát thức ăn mà còn có tác dụng tăng tiết nước bọt, ổn định môi trường dạ cỏ. Thời gian nhai lại khoảng 5 – 8 giờ/ngày đêm, tùy thuộc vào tính chất vật lý của thức ăn.

Trâu bò là loài động vật có dạ dày 4 túi

Khác với gia súc dạ dày đơn, dạ dày trâu bò có 4 ngăn (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế), mỗi túi có chức năng riêng. Dạ cỏ, dạ tổ ong được xem như phòng lên men yếm khí, tại đây có các quá trình phân giải và lên men các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn. Ðồng thời các sản phẩm của quá trình lên men được hấp thu qua vách dạ cỏ, các tiểu phần thức ăn có kích thước lớn được ợ lên và nhai lại. Dạ lá sách được xem như hệ thống lọc. Dạ múi khế là dạ dày thực của trâu bò và quá trình tiêu hóa thức ăn tại đây theo phương thức tiêu hóa hóa học bằng men. Nhờ có bộ máy tiêu hóa như vậy nên trâu bò có khả năng sử dụng và chuyển hóa các thức ăn thô xanh (cỏ, lá cây…), các phế phụ phẩm của nông nghiệp (rơm rạ, thân cây ngô…), công nghiệp chế biến (bã bia, bã dứa, bã sắn…) có giá trị hàng hóa thấp, thậm chí không có giá trị thành các sản phẩm có giá trị cao cho con người (thịt, sữa..). Trâu bò còn có khả năng đồng hóa và sử dụng các chất ni tơ phi protein (urea, amoniac…) và biến chúng thành nguồn protein của cơ thể, thực hiện được điều này là nhờ có sự cộng sinh của khu hệ vi sinh vật dạ cỏ.

Trâu bò là động vật đơn thai

Trâu bò là động vật đơn thai. Tỷ lệ đa thai ở trâu bò chỉ chiếm (3-5%). Do đặc điểm này, kết hợp với thời gian mang thai dài, nên việc mở rộng quy mô, phát triển đàn trong chăn nuôi trâu bò chậm hơn rất nhiều so với các đối tượng chăn nuôi khác.

Trâu bò là loại động vật gặm cỏ

Trâu bò không chỉ là gia súc ăn cỏ mà còn tự gặm cỏ trên đồng cỏ. Nhờ đặc điểm này nên trâu bò đã giúp con người khai thác tối ưu các nguồn lợi thiên nhiên sẵn có (đồng cỏ, bải chăn thả..) và lao động dư thừa, ngoài độ tuổi. Nhờ vậy, ngành chăn nuôi trâu bò rất thiết thực và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Trâu bò là loại động vật có tiềm năng để sản xuất sữa lớn và nguồn cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp

Trâu bò có đặc điểm tầm vóc lớn, hệ thống thần kinh phát triển nên chúng trở thành động vật dễ huấn luyện thành nguồn sức kéo cho sản xuất nông nghiệp và vận chuyển nguyên vật liệu. Ngày nay do việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp khá phát triển ở nhiều khu vực ở nước ta nên nhu cầu về sức kéo không cao như trước. Tuy vậy, ở nhiều vùng của nước ta do điều kiện về tự nhiên và kinh tế khó khăn nên con trâu vẫn là ” đầu cơ nghiệp của nhà nông”. Ý kiến của Peter R. Lawrence, một chuyên gia về gia súc cày kéo ở trường đại học HOHEMHEIM (Ðức) cho rằng đừng bao giờ coi việc sử dụng sức kéo vật nuôi là biểu hiện của một nền nông nghiệp lạc hậu.

Nguồn sữa phục vụ con người trên toàn thế giới hầu hết được sản xuất từ trâu bò, một phần rất nhỏ đến từ sữa dê. Trâu bò là loại gia súc có tiềm năng lớn để sản xuất sữa.

Thống kê ở Hà Lan (2002) thì sản lượng sữa bình quân của nhóm bò Lang Trắng Ðen là 8311kg/chu kỳ và nhóm bò Lang Trắng Ðỏ là 7325 kg/chu kỳ. Cá biệt có 5564 con cho 100 000 kg sữa trong cả đời và có 244 con cho 10 000 kg mỡ và protein trong cả đời.

Sữa trâu bò được xếp vào loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao bởi thành phần các chất dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hóa rất cao.

Một số đặc điểm khác của trâu bò

Trâu bò thích nghi rộng và chống chịu tốt với những điều kiện sống khó khăn, với bệnh tật. Chúng rất dễ thích nghi khi chuyển từ vùng này đến vùng khác so với các loại gia súc khác. Con bò được phân bố khắp nơi trên thế giới “ở đâu có người, ở đó có bò”, trong khi đó trâu chỉ tập trung phát triển ở một số khu vực.

Trâu bò có tầm vóc lớn, khối lượng diễn biến từ 200 – 1200 kg ở các giống khác nhau, nên được xếp vào nhóm “Ðại gia súc”, nên sản lượng thịt/đầu gia súc lớn hơn nhiều so với các loại gia súc khác.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Tập tính sinh học, điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học có điều kiện tìm hiểu.

Cách nuôi liên hệ với điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học.

Ý nghĩa kinh tế đối với gia đình và địa phương

Các câu hỏi tương tự

Cách nuôi liên hệ với điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học.

Từ xưa cho đến nay, Việt Nam vẫn luôn là một nước nông nghiệp điển hình, do đó, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó nổi bật là chăn nuôi trâu bò là việc không thể thiếu. Trâu bò không chỉ cung cấp thực phẩm nhiều dinh dưỡng cho con người như sữa, thịt, da, phân bón,… mà còn là nguồn sức kéo quan trọng cho người nông dân. Nếu trước đây, người dân nuôi trâu bò chỉ để có thức ăn phục vụ đời sống, thì nay việc chăn nuôi này còn giúp hộ nuôi phát triển kinh tế, làm giàu, từ đó giúp, ổn định nền kinh tế – xã hội của đất nước. Vậy trâu bò có đặc điểm sinh học như thế nào để tạo nên lợi thế về kinh tế như vậy? Cùng tìm hiểu với Canh Điền nhé.

1. Tập tính sinh học của Trâu Bò

Khác với những động vật chăn nuôi khác, trâu bò thuộc loại động vật đơn thai và rất hiếm gặp tình trạng đa thai ở chúng, tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 3 – 5%.

Chính bởi đặc điểm này cùng với quá trình mang thai dài, mất nhiều thời gian nên so với việc chăn nuôi các loại vật khác, chăn nuôi trâu bò rất khó mở rộng quy mô, việc phát triển đàn sẽ chậm hơn rất nhiều.

Trâu bò thuộc loại động vật đơn thai và rất hiếm gặp tình trạng đa thai ở chúng

Không chỉ là loại gia súc ăn cỏ, trâu bò còn là loại động vật gặm cỏ. Chúng tự ăn cỏ có sẵn trong tự nhiên, do đó, việc chăn nuôi trâu bò giúp người chăn nuôi tiết kiệm được chi phí thức ăn, tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn của thiên nhiên từ các mảnh đất chăn thả, đồng cỏ nuôi,…

Bên cạnh đó, chính nhờ đặc điểm này còn giúp hạn chế lao động dư thừa và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Trâu bò có dạ dày chia làm 4 ngăn và mỗi ngăn đảm nhận chức năng riêng biệt, đó là: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Đây cũng được coi là điểm khác biệt so với các loại gia súc khác có dạ dày đơn.

  • Dạ cỏ và dạ tổ ong: Đây là nơi diễn ra quá trình phân hủy và lên men các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn. Hay chúng được xem như nơi lên men yếm khí.

Xem thêm:  Các loài Ong Mật ở Việt Nam

Sau quá trình lên men, sản phẩm cuối sẽ được hấp thụ qua vách dạ cỏ, còn những phần thức ăn kích thước lớn sẽ được trâu bò ợ lên miệng và nhai lại sau đó.

  • Dạ lá sách: Đây là nơi được đánh giá như hệ thống lọc thức ăn.
  • Dạ múi khế: Ngăn này là dạ dày thật của trâu bò. Thức ăn khi vào ngăn này sẽ trải qua quá trình tiêu hóa hóa học bằng men.

Chính vì cấu tạo đặc biệt của dạ dày đã giúp trâu bò có thể ăn và chuyển hóa các loại thức ăn thô cho đến cả các phế phụ phẩm nông – công nghiệp không có giá trị dinh dưỡng như: cỏ xanh, lá cây, thân cây ngô, rơm rạ, bã sắn, bã mía, bã dứa,…

Không những vậy, nhờ trong dạ cỏ của chúng có sự cộng sinh của hệ vi sinh vật, trâu bò còn có thể chuyển hóa và dùng các chất nitơ phi protein như: urea, amoniac,… biến thành protein cung cấp cho cơ thể của chúng.

Một tập tính đồng thời là thuộc tính vốn có của trâu bò, đó là nhai lại. Khi trâu bò ăn, quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ diễn ra hai giai đoạn: Lúc đầu chúng sẽ ăn và nuốt vào dạ dày. Sau đó, chỗ thức ăn đã được xử lý một phần trong dạ dày sẽ được trâu bò ợ lại lên miệng để chúng nhai lại.

Bên cạnh đó, việc nhai lại còn giúp trâu bò ổn định môi trường dạ cỏ và tăng tiết nước bọt.

Vì vậy, quá trình nhai lại là một phần không thể thiếu đối với trâu bò và nó thường diễn ra trong khoảng 5 – 8 tiếng/ngày đêm. Thời gian nhai lại dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào tính chất của thức ăn là dễ hay khó tiêu hóa.

Trâu bò là nguồn cung cấp sức kéo nông nghiệp cũng như vận chuyển vật liệu không thể thiếu đối với người nông dân. Đó là nhờ thân hình to lớn cùng sự phát triển của hệ thần kinh khiến trâu bò là loại động vật dễ huấn luyện.

Hiện nay, nhờ sự phát triển của kỹ thuật hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến, cơ giới hóa trong nông nghiệp mà việc sử dụng sức kéo của trâu bò không còn được ưa chuộng như trước đây, thay vào đó là các máy kéo, máy cày,…

Trâu bò là nguồn cung cấp sức kéo nông nghiệp cũng như vận chuyển vật liệu không thể thiếu đối với người nông dân

Tuy nhiên, ở những nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn, điều kiện về địa hình, tự nhiên không thuận lợi, người dân vẫn cần dùng trâu bò để cung cấp sức kéo. 

Ngoài sức kéo, sữa cũng là sản phẩm không thể thiếu mà trâu bò cung cấp cho con người. Và nó được đánh giá là loại thực phẩm chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có giá trị cao và tỷ lệ tiêu hóa rất lớn. 

Xem thêm:  Các loài Chó quý hiếm của Việt Nam

Đa số nguồn sữa được dùng để cung cấp và phục vụ cho cuộc sống của con người khắp thế giới đều được lấy từ trâu bò, số rất ít được sản xuất từ dê.

Theo như báo cáo thống kê năm 2002 của Hà Lan, nhóm bò Lang Trắng Đen có sản lượng sữa trung bình là 8311kg/chu kỳ và 7325 kg/chu kỳ là của giống bò Lang Trắng Ðỏ. Có những trường hợp đặc biệt, 5564 con trong cả cuộc đời sẽ cho khoảng 100.000kg sữa, khoảng 244 con cung cấp 10.000kg mỡ và protein.

2. Các đặc điểm khác của trâu bò

Trâu bò là loại động vật được xếp vào danh sách “Đại gia súc” bởi hình dáng lớn, trọng lượng cơ thể tùy từng giống sẽ dao động trong khoảng từ 200 – 1200kg. Vì thế, so với những loại gia súc khác, sản lượng thịt trâu bò cung cấp cho thị trường lớn hơn rất nhiều.

Một đặc điểm nổi bật khác ở trâu bò đó là chúng có khả năng thích nghi với môi trường sống rất tốt khi được chuyển từ nơi này đến nơi khác. Bên cạnh đó, trâu bò còn là loại gia súc có thể chịu đựng được những khó khăn của điều kiện sống và bệnh tật.

Trọng lượng cơ thể tùy từng giống sẽ dao động trong khoảng từ 200 – 1200kg.

Một điều nữa đó là hầu như bất cứ nơi nào có con người sinh sống, nơi đó sẽ có bò, chúng được phân bố và có mặt ở khắp nơi trên thế giới, trong khi chỉ một số khu vực nhất định mới có sự xuất hiện và phát triển của trâu.

3. Cách nuôi, chăm sóc trâu, bò tốt nhất

Để trâu bò phát triển khỏe mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, người chăn nuôi cần chú ý đến cách nuôi và chăm sóc sao cho đúng kỹ thuật

Trước hết cần chọn con giống thật tốt, đáp ứng tiêu chí thân hình phát triển cân đối, khỏe mạnh. Với trâu, bò đực cần chân to khỏe, vai to, đầu và cổ rắn chắc, lưng dài, hông rộng, lông mượt, hệ cơ phát triển, cơ quan sinh dục cân đối, phát triển tốt. 

Với trâu, bò cái, ngoài các tiêu chí cơ bản, cần phải có bầu vú phát triển cân đối, hông rộng, đầu và cổ nhỏ, bốn chân chắc khỏe, móng khít, âm hộ bóng mẩy.

Khi nuôi trâu bò, chủ nuôi cần chú ý đến thời điểm động dục của chúng để kịp thời phối giống và mang lại hiệu quả cao.

  • Đối với trâu: Biểu hiện động dục của trâu không rõ, do đó để có thể phát hiện được thì cần chăn thả trâu đực cùng với trâu cái sinh sản. Thời gian động dục của trâu kéo dài từ 2 – 4 ngày và chu kỳ là 25 ngày.
  • Đối với bò: Biểu hiện động dục của bò rất rõ ràng như: Ăn ít, hay nhảy lên con khác, có dịch nhờn trong suốt chảy ra từ âm đạo, âm hộ sưng. Chu kỳ động dục của bò ngắn hơn so với trâu, thường là 21 ngày với thời gian động dục chỉ từ 12 – 36 giờ.

Xem thêm:  Đặc Điểm Sinh Học Của Gà

Điều cần quan tâm đầu tiên đó là chuồng trại nuôi trâu bò cần phải đảm bảo cao ráo, rộng rãi, mùa hè thoáng mát và mùa đông đủ ấm áp. Bên cạnh đó cần thường xuyên vệ sinh, đảm bảo chuồng trại có rãnh thoát nước tốt, luôn khô ráo, không có mùi hôi. Và cần nhanh chóng dọn rửa các chất thải và phân trâu bò, không được để quá lâu trong chuồng dễ tạo mầm bệnh.

Chủ nuôi cũng cần chú ý định kỳ vệ sinh, làm sạch các máng ăn, máng uống của trâu bò trong chuồng. Không được để chúng ăn thức ăn bị ôi thiu, mốc hay nguồn nước bị nhiễm độc, nhiễm bẩn.

Chuồng trại nuôi trâu bò cần phải đảm bảo cao ráo, rộng rãi, mùa hè thoáng mát và mùa đông đủ ấm áp.

Vào mùa hè và mùa đông cần có chế độ ăn thích hợp. Như hè nắng nóng, nên cho trâu bò ăn lúc sáng sớm hoặc tầm chiều muộn, đồng thời tăng thêm các loại cỏ, rau tươi,… tăng đạm, bổ sung khoáng chất, vitamin C và giảm lượng tinh bột, đường trong khẩu phần ăn.

Đến mùa đông, trâu bò cần ăn để giữ nhiệt cho cơ thể, do đó cần tăng tinh bột, đường,… và cho uống nước ấm, đồng thời cần chuẩn bị thức ăn dự trữ để tránh mưa rét kéo dài.

Trong quá trình nuôi trâu bò, chủ nuôi cần phải thường xuyên quan sát để kịp thời phát hiện ra những con bị bệnh, từ đó nhanh chóng cách ly, có biện pháp xử lý để tránh lây lan ra đàn và giúp trâu bò nhanh bình phục.

Cũng cần chú ý định kỳ phun thuốc khử trùng, tiêu độc chuồng trại để ngừa các bệnh lây nhiễm, kết hợp cho trâu bò tiêm phòng theo lịch cụ thể.

Câu hỏi thường gặp

  • Nuôi trâu bò bao lâu có thể bán được?

Nếu nuôi trâu bò sinh sản thì sau khoảng 14 – 15 tháng, chủ nuôi có thể bán bê con, nghé con để làm giống.  Còn nếu nuôi trâu bò lấy thịt, thì tuổi xuất bán hợp lý là từ 2 – 3 năm tuổi. Trước khi bán, để tăng chất lượng thịt và số lượng, chủ nuôi cần tiến hành vỗ béo trong trâu bò từ 2 – 3 tháng.

  • Các bệnh thường gặp ở trâu bò là gì?

Vào mùa hè nắng nóng, trâu bò rất dễ mắc các bệnh như tiêu chảy, cảm nắng, tụ huyết trùng,.. Còn vào mùa đông, khi thời tiết chuyển lạnh, giá rét, trâu bò sẽ hay bị cước chân. Ngoài ra, một số bệnh thường gặp khác ở trâu bò như: lở mồm long móng, viêm phổi, giun đũa bê nghé, sán lá gan,…

Hi vọng với nội dung chia sẻ về tập tính sinh học của Trâu Bò này sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về loài động vật góp phần quan trọng trong nền kinh tế ở nước ta.

Video liên quan

Chủ đề