Cách soạn bài đêm nay bác không ngủ

* Câu hỏi cuối bài:

1. Bài thơ có những nhân vật nào? Tìm các chi tiết liên quan đến hoàn cảnh xuất hiện của các nhân vật. Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian (khoảng 9-10 dòng)

2. Liệt kê các chi tiết thể hiện tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ và dân công. Chi tiết nào gây ấn tượng nhất cho em

3. Tìm các chi tiết thể hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác Hồ ( từ dòng 1-dòng 44). Chi tiết nào đem lại cho em nhiều cảm xúc nhất?

4. Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được điệp lại mấy lần trong bài thơ? Ý nghĩa của sự điệp lại này là gì?

5. Hãy chỉ ra một số yếu tố miêu tả trong văn bản và nêu tác dụng qua một ví dụ cụ thể.

6. Đoạn trích sau là toàn bộ câu chuyện mà Minh Huệ được nghe kế lại về Bác. Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“Một đêm, Bác Hồ ghé vào một lán bộ đội giữa rừng. Một đội viên tỉnh giấc thấy có một cụ già Nùng đang tiếp củi vào bếp lửa giữa lán. Bóng ông cụ và ánh lửa như đang toả sáng, xua đi bóng tối và cái lạnh lẽo của núi rừng. Anh trùm kín thêm áo trấn thủ lên đầu định ngủ tiếp nhưng linh tính mách bảo anh một điều gì đó. Anh ló đầu ra, căng mắt quan sát và nhận ra Bác Hồ. Anh vùng dậy sung sướng định reo lên nhưng không hiểu sao, anh chỉ lại run run khẽ thốt:

- Bác ơi, sao Bác chưa ngủ ạ? Thưa Bác, mời Bác đi ngủ...

Bác cười hiển, đầm ấm:

- Được, cháu cứ ngủ ngon, Bác sẽ đi ngủ.

Vâng lời Bác, anh đội viên trở về sạp. Nhưng làm sao có thể ngủ được khi được gặp Bác Hồ và Bác Hồ còn thức. Thế là anh lại vùng dậy, nài nỉ mời Bác đi ngủ kẻo trời sắp sáng. Bác lại âu yếm bảo: “Cháu cứ việc ngủ ngon, ngày mai đi đánh giặc. Cháu ngủ ngon là Bác khoẻ. Bác không buồn ngủ vì trời lạnh còn nhiều bộ đội và dân công ngủ ngoài rừng.”...”.

(Nhà thơ Minh Huệ đã viết bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” như thế nào?)

Chỉ ra sự giống nhau, khác nhau giữa đoạn trích và bài thơ của Minh Huệ.

Hướng dẫn Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ chi tiết, hay nhất. Trả lời toàn bộ các câu hỏi trong SGK Ngữ Văn 6 trang 29 bộ Sách Cánh Diều theo chương trình mới.

I. Tìm hiểu bài thơ trước khi soạn Đêm nay Bác không ngủ sách Cánh Diều

1. Bố cục bài 

Gồm 2 phần:

- Phần 1 (9 khổ thơ đầu): kể về lần thức dậy thứ nhất của anh đội viên.

- Phần 2 (7 khổ còn lại): kể về lần thức dậy thứ ba của anh đội viên.

2. Tìm hiểu chung

2. 1. Tác giả

- Nhà thơ Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, sinh tại thành phố Vinh, Nghệ An.

- Ông là một trong số các nhà thơ hiện đại của Việt Nam, bắt đầu sáng tác năm 24 tuổi, sớm tham gia cuộc Tổng khởi nghĩa năm 1945 và đã giữ nhiều vai trò quan trọng trong bộ máy chính quyền.

- Các tác phẩm tiêu biểu của Minh Huệ: Dòng máu Việt Hoa, Đêm nay Bác không ngủ, Đất chiến hào, Tiếng hát quê hương, Thưởng thức thơ viết về Bác Hồ,...

2.2. Tác phẩm

- Thể loại: Thơ

- Hoàn cảnh sáng tác: Trong một đêm mùa đông năm 1950, tác giả Minh Huệ được anh Chắt - cảnh vệ của đồng chí Nguyễn Chí Thanh kể cho nghe câu chuyện về Hồ Chủ Tịch đi chiến dịch. Tuy đã 60 tuổi nhưng Bác Hồ vẫn mặc quân phục, băng rừng vượt suối trực tiếp ra chiến trường chỉ huy chiến dịch, ở chung lán với bộ đội giữa rừng. Vào một đêm, có anh đội viên tỉnh giấc bỗng nhìn thấy một cụ già Nùng đang cho thêm củi vào bếp giữa lán, anh nhận ra đó chính là Bác Hồ. Anh sung sướng và khẽ hỏi Bác sao vẫn chưa ngủ, Bác chỉ mỉm cười hiền từ căn dặn anh cứ ngủ trước. Trước lời năn nỉ của anh, Bác vẫn ngồi đó bởi Bác lo lắng cho bộ đội và dân công trời mưa lạnh như vậy vẫn đang ngủ ngoài rừng. Từ câu chuyện được nghe kể đó, nhen nhóm trong đầu nhà thơ Minh Huệ ý thơ về bài Đêm nay Bác không ngủ.

II. Hướng dẫn soạn bài Đêm nay Bác không ngủ chi tiết

1. Trả lời câu hỏi trong bài

Câu hỏi trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Chỉ ra tác dụng của các từ láy trong khổ thơ thứ hai.

Trả lời: 

Các từ láy ở khổ thơ thứ hai: 

- trầm ngâm: gợi ra dáng vẻ lặng lẽ, suy nghĩ về một điều gì đó của Bác Hồ.

- lâm thâm: gợi ra những hạt mưa nhỏ nhưng mau hạt và kéo dài.

- xơ xác: gợi ra mái lều tả tơi, không còn nguyên vẹn ở nơi chiến khu.

→ Các từ láy làm tăng giá trị biểu cảm của tác phẩm.

Câu hỏi trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong dòng thơ số 11.

Trả lời: 

- Biện pháp tu từ ẩn dụ: “Người Cha mái tóc bạc” chỉ Bác Hồ.

- Tác dụng: Bác Hồ giống như vị cha già kính yêu, dành sự quan tâm, chăm lo cho những người chiến sĩ.

Câu hỏi trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Chú ý tác dụng của dấu gạch đầu dòng ở các dòng thơ số 23, 25 và việc tạo yếu tố tự sự. 

Trả lời:

Trong câu Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc có hai từ láy đinh ninh, phăng phắc.

Câu hỏi trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Các từ “đinh ninh”, “phăng phắc” giúp em hình dung ra hình ảnh Bác lúc này như thế nào?

Trả lời:

- “đinh ninh”: trước sau vẫn thế, không thay đổi.

- “phăng phắc”: im lặng đến mức không có một tiếng động nhỏ nào.

→ Hình ảnh Bác hiện lên trong thế tĩnh, tập trung suy nghĩ về một vấn đề lớn lao – đường lối giải cứu dân tộc.

Câu hỏi trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Các từ “đinh ninh”, “phăng phắc” giúp em hình dung ra hình ảnh Bác lúc này như thế nào?

Trả lời:

- “đinh ninh”: trước sau vẫn thế, không thay đổi.

- “phăng phắc”: im lặng đến mức không có một tiếng động nhỏ nào.

→ Hình ảnh Bác hiện lên trong thế tĩnh, tập trung suy nghĩ về một vấn đề lớn lao – đường lối giải cứu dân tộc.

Câu hỏi trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Khổ thơ này thể hiện tâm trạng của ai?

Khổ thơ này thể hiện tâm trạng của Bác Hồ. 

Câu hỏi trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Xác định cách gieo vần của hai khổ thơ cuối. 

Trả lời:

Cách gieo vần của của hai khổ thơ cuối: chữ cuối dòng 2 vần với chữa cuối dòng 3 ( hồng-mông), khổ cuối đặc biệt hơn: chữ cuối dòng 3 vần với chữ cuối dòng 4 (tình- Minh)

2. Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Bài thơ có những nhân vật nào? Tìm các chi tiết liên quan đến hoàn cảnh xuất hiện của các nhân vật. Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian (khoảng 9-10 dòng)

Trả lời:

Bài thơ có nhân vật: anh đội viên và bác Hồ

Hoàn cảnh xuất hiện ở chi tiết:

Thấy trời khuya lắm rồi

Lặng yên bên bếp lửa

Ngoài trời mưa lâm thâm

Mái lều tranh xơ xác

Bài viết tham khảo

   Đêm nay ở chiến khi ngoài trời mưa lâm thâm, có anh đội viên nửa đêm giật mình tỉnh giấc. Hình ảnh đập vào mắt anh là Bác Hồ đang ngồi lặng yên bên bếp lửa. Mái tóc Bác đã bạc đi rất nhiều. Đêm khuya thanh vắng, Bác lặng lẽ rón chân đi tới kéo chăn cho từng người. Thấy Bác tới gần, anh đội viên kẽ hỏi:" Bác ơi! Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không ạ?'. Nghe thế, Bác đáp lại anh đội viên bằng giọng trầm ấm:" Chú cứ việc ngủ ngon để mai còn đi đánh giặc". Nghe lời Bác, anh đội viên chìm vào giấc ngủ tiếp nhưng dường như lúc này giấc ngủ  cũng không còn được sâu như lúc đầu nữa. Những câu hỏi được đặt ra quanh quẩn trong đầu không hiểu vì sao Bác thao thức đến vậy. Lần thứ ba thức dậy, thắc mắc của a đã được giải đáp, Bác thức trong đêm là vì lo việc nước, thương đoàn dân công thương mọi người còn đang vất vả. Xúc động trước tình thương của Bác, anh thức luôn cùng Bác đêm đó.

Câu 2. Liệt kê các chi tiết thể hiện tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ và dân công. Chi tiết nào gây ấn tượng nhất cho em.

- Các chi tiết thể hiện tình cảm của Bác đối với chiến sĩ và dân công:

+ Chiến sĩ:" Rồi bác đi dém chăn/Từng người từng người một/Sợ cháu mình giật thột/Bác nhón chân nhẹ nhàng”

+ Dân công: “Bác thương đoàn dân công… Càng thương càng nóng ruột/Mong trời sáng mau mau".

- Chi tiết gây ấn tượng nhất: Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ bộ đội. Bởi chi tiết này thể hiện được quan tâm, chăm sóc chu đáo của Bác.

Câu 3. Tìm các chi tiết thể hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác Hồ (từ dòng 1 - dòng 44). Chi tiết nào đem lại cho em nhiều cảm xúc nhất?

Trả lời: 

- Các chi tiết thể hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác Hồ (từ dòng 1 đến dòng 44):

+ Lo lắng khi thấy Bác chưa đi ngủ. 

+ Anh càng nhìn lại càng thương Bác.

+ Hỏi thăm Bác xem vì sao Bác không ngủ, Bác có lạnh không.

+ Lo lắng sợ Bác sẽ ốm.

- Chi tiết đem lại cho em nhiều cảm xúc nhất: Anh càng nhìn lại càng thương Bác. Bởi em thấy rõ được tình cảm dạt dào chan chứa trong lòng anh đội viên dành cho Bác.

Câu 4. Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được điệp lại mấy lần trong bài thơ? Ý nghĩa của sự điệp lại này là gì?

- Câu thơ được điệp lại: 3 lần.

- Ý nghĩa: Thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc của Bác Hồ.

Câu 5:  Hãy chỉ ra một số yếu tố miêu tả trong văn bản và nêu tác dụng qua một ví dụ cụ thể.’

Trả lời:

Ví dụ cho yếu tố miêu tả:

" Vẻ mặt Bác trầm ngâm

Ngoài trời mưa lâm thâm

Mái lều tranh xơ xác"

" Bác nhón chân nhẹ nhàng"

" Bóng bác cao lồng lộng 

Ấm hơn ngon lửa hồng"

* Em thích nhất là hình ảnh:

" Bóng bác cao lồng lộng 

Ấm hơn ngọn lửa hồng"

=> Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh ngọn lửa để so sánh Bác Hồ là một ngọn lửa vừa gần gũi, vừa vĩ đại, một nguồn tình cảm ấm áp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến gian nan, thiếu thốn. Qua đó tôn vinh sự vĩ đại của Bác và ngợi ca tình yêu thương của Người dành cho các chiến sĩ thật ấm áp và mạnh mẽ.

Câu 6: Đoạn trích sau là toàn bộ câu chuyện mà Minh Huệ được nghe kế lại về Bác. Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“Một đêm, Bác Hồ ghé vào một lán bộ đội giữa rừng. Một đội viên tỉnh giấc thấy có một cụ già Nùng đang tiếp củi vào bếp lửa giữa lán. Bóng ông cụ và ánh lửa như đang toả sáng, xua đi bóng tối và cái lạnh lẽo của núi rừng. Anh trùm kín thêm áo trấn thủ lên đầu định ngủ tiếp nhưng linh tính mách bảo anh một điều gì đó. Anh ló đầu ra, căng mắt quan sát và nhận ra Bác Hồ. Anh vùng dậy sung sướng định reo lên nhưng không hiểu sao, anh chỉ lại run run khẽ thốt:

- Bác ơi, sao Bác chưa ngủ ạ? Thưa Bác, mời Bác đi ngủ...

Bác cười hiền, đầm ấm:

- Được, cháu cứ ngủ ngon, Bác sẽ đi ngủ.

Vâng lời Bác, anh đội viên trở về sạp. Nhưng làm sao có thể ngủ được khi được gặp Bác Hồ và Bác Hồ còn thức. Thế là anh lại vùng dậy, nài nỉ mời Bác đi ngủ kẻo trời sắp sáng. Bác lại âu yếm bảo: “Cháu cứ việc ngủ ngon, ngày mai đi đánh giặc. Cháu ngủ ngon là Bác khoẻ. Bác không buồn ngủ vì trời lạnh còn nhiều bộ đội và dân công ngủ ngoài rừng.”...”.

(Nhà thơ Minh Huệ đã viết bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” như thế nào?)

Chỉ ra sự giống nhau, khác nhau giữa đoạn trích và bài thơ của Minh Huệ.

Trả lời: 

*Giống: 

- Đều nêu rõ cốt truyện Bác Hồ quan tâm chăm sóc mọi người dưới sự chứng kiến của anh đội viên, cuộc trò chuyện giũa anh và Bác. Qua đó thấy được tình cảm yêu thương của Bác dành cho mọi người và tình cảm của anh đội viên dành cho bác.

*Khác:

- Hình thức: Một bên là tự sự, một bên là thơ trữ tình.

- Bài thơ là góc nhìn của anh đội viên được Minh Huệ truyền tải lại, bày tỏ nhiều cảm xúc hơn.

- Đoạn trích là câu chuyện Minh Huệ được nghe kể, chủ yếu là kể lại tối hôm đó.

III. Tổng kết soạn bài Đêm nay Bác không ngủ

1. Nội dung chính

- Qua bài thơ, ta hiểu hơn về tấm lòng yêu thương vô bờ bến của Bác Hồ đối với nhân dân Việt Nam nói chung.

- Tình cảm yêu kính, ngưỡng mộ, trân trọng của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ.

2. Nghệ thuật 

- Thể thơ năm chữ dễ đọc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người.

- Vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt phương thức kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

- Hệ thống từ láy phong phú giàu chất gợi hình, gợi cảm.

VI. Dàn ý phân tích bài Đêm nay Bác không ngủ

1. Mở bài

- Khái quát những hiểu biết của bản thân về Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc

- Giới thiệu khái quát về tác giả Minh Huệ

- Giới thiệu về bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

2.1. Lần thứ nhất thức dậy của anh đội viên

- Hoàn cảnh sống: trời khuya,giữ núi rừng, trời mưa lâm thâm

- Ngạc nhiên, băn khoăn đến khắc khoải khi thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa

- Nhìn, dõi theo những hành động, cử chỉ, việc làm của Bác:

   + Đốt lửa

   + Dém chăn cho từng người một

   + Nhón chân nhẹ nhàng

→ Yêu thương, quan tâm, lo lắng cho các chiến sĩ, các đội viên

- Mơ màng như nằm trong một giấc mộng đẹp

- Thổn thức, thì thầm, lo Bác ốm

⇒ Thương yêu, cảm phục trước những hành động của Bác

2.2 Lần thứ ba thức dậy của anh đội viên

- Hốt hoảng, giật mình, nằng nặc mời Bác đi ngủ

→ Từ láy “nằng nặc”cùng nghệ thuật đảo trật tự từ diễn tả tăng dần mức độ bồn chồn, tình cảm lo lắng chân thành của anh đội viên dành cho Bác

- Lòng vui sướng mênh mông, anh thức luôn cùng Bác: niềm vui vì hiểu được nỗi lòng của Bác- tình thương, sự lo lắng cho đoàn dân công

⇒ Qua diễn biến tâm trạng của anh đội viên đã cho thấy tình cảm của anh đội viên nói riêng, của những người lính và nhân dân Việt Nam nói chung đối với Bác. Đó là sự yêu kính, biết ơn và niềm hạnh phúc trước tình yêu thương và sự quan tâm của Bác

2.3. Hình tượng Bác Hồ

- Anh đội viên cho rằng việc Bác không ngủ là “lẽ thường tình” - đó là phát hiện mang tính chân lý: tình yêu thương, sự bao dung của Người không chỉ là biểu hiện đơn lẻ, đó là nhân cách của Người- nhân cách vĩ đại, ngời sáng.

- Cuộc đời cách mạng Người trải qua nhiều sóng gió, nhiều đêm không ngủ:

   + Thời kì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm: “ Một canh… hai canh… lại ba canh/ Trằn trọc suốt đêm giấc chẳng lành”

   + Khi tham gia chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông: “ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

⇒ Sự hi sinh thầm lặng của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam.

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

   + Nội dung: bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân,tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.

   + Nghệ thuật: thể thơ năm chữ, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, sử dụng chi tiết giản dị,…

- Cảm nhận của bản thân về Bác.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 6 hay nhất

Chủ đề