Cách tạo cụ cho hoa giấy mỹ

Hoa giấy là loại hoa cây cảnh được trồng phổ biến. Với đăc tính dễ trồng, dễ chăm sóc, chịu khô hạn tốt…Hoa đa dạng màu sắc rực rỡ. Hoa giấy được trồng với nhiều ý nghĩa khác nhau. Việc ghép hoa giấy ngũ sắc hiện nay đang trở thành một trào lưu ghép mắt, tạo hình hoa giấy ngũ sắc của các nghệ nhân. Với nghề ghép hoa giấy ngũ sắc đã góp phần nâng cao giá trị của cây hoa giấy đơn thuần. Phương pháp ghép hoa giấy ngũ sắc như thế nào, qua bài viết sẽ chia sẽ đến bạn đọc nhưng kỹ thuật cơ bản trong việc tạo ra một cây hoa giấy ngũ sắc. Để làm được điều này cần tiến hành theo một số lưu ý sau:

1. Phương pháp chọn gốc ghép cho cây hoa giấy ngũ sắc

- Việc chọn gốc ghép rất quan trọng, nó là phần tạo nên giá trị của cây. Tùy theo điều kiện, mục đích, ý nghĩa của mà chọn gốc ghép cho phù hợp.

- Cây gốc ghép càng có ý nghĩa về cây cảnh, phong thủ thì càng nâng cao giá trị của cây. Gốc ghép nên chọn gốc lớn để sau khi ghép đủ sức gánh các cành ghép phát triển sau này. Gốc ghép càng cổ thụ, lâu năm càng tốt.

- Sau khi chọn được cây làm gốc ghép, tiến hành dùng cưa sắc cưa bổ phần ngọn của cây, chỉ để phần gốc dài khoảng trên dưới 1 m (tùy thuộc vào gốc ghép lớn, nhỏ và mục đích tạo dáng cây của mỗi người).

- Gốc ghép được trồng vào chậu lớn, bón phân, chăm sóc giữ ẩm ít nhất 1 tháng để đảm bảo cây bén dễ và phát triển nuôi các mắt ghép sau này. Sau 1 tháng thì gốc ghép phát triển ra nhiều lộc, tiến hành tỉa bớt chỉ để một số lộc thích hợp.

- Sau 1-2 tháng sau trồng, lộc gốc ghép phát triển có kích thước đường kích 1 cm có thể tiến hành ghép mắt.

2. Kỹ thuật chọn các giống mắt ghép hoa giấy

Chọn một số loại hoa giấy có màu sắc khác nhau được ưa thích, tùy theo sở thích của mình. Chọn cành ghép bánh tẻ (không quá non, không quá già), thông thường có kích thước đường kính từ 3-5 mm. Cành ghép được cắt để ghép có từ 3-5 mắt, tiến hành cắt hết lá trên cành ghép.

3. Chuẩn bị công cụ dụng cụ để ghép hoa giấy

Xem thêm <Bộ dụng cụ cắt ghép cành>

Các công cụ, dụng cụ phục vụ cho việc ghép hoa giấy gồm: Dao ghép sắc bén chuyên dùng ghép cây, kéo cắt cây cảnh chuyên dùng, băng keo ghép cây (tối nhất là băng keo tự phân hủy).

4. Kỹ thuật ghép hoa giấy ngũ sắc

Kỹ thuật ghép hoa giấy ngũ sắc được tiến hành qua các bước sau:

-  Bước 1: Dùng dao ghép chuyên dụng cắt bỏ phần ngọn của các chồi định ghép trên gốc ghép. Để lại phần gốc dài khoảng 10 cm. Mỗi một lộc ghép được gọi là một gốc ghép.

- Bước 2: Các mắt ghép được chọn cần có độ lớn nhỏ hơn độ lớn của gốc ghép một chút. Tiến hành cắt mỗi đoạn cành ghép dài từ 5-10 cm sao cho đảm bảo có từ 3-5 mắt, lấy kéo cắt bỏ các lá trên cành ghép.

- Bước 3: Ở các vị trí cách gốc ghép 3-5 cm, dùng dao ghép chuyên dụng ấn vát xéo một lát cắt từ trên xuống dưới ( độ sâu vết cắt bằng 1/3 gốc ghép). Đối với cành ghép cũng cắt vát xéo hai nhát ở 2 phía đối diện ở phần gốc của cành ghép tạo hình nhọn bằng ( vết vắt dài khoảng 2 cm).

- Bước 4: Nhẹ nhàng đặt ấn phần nhọn của cành ghép vào phần vết cắt gốc ghép. Sao cho khép miệng vết cắt giữa gốc ghép và cành ghép. Dùng băng keo cuốn cố định mối ghép. Cuối cùng dùng nilon bao cả cành ghép và gốc ghép đảm bảo khong cho nước mưa thấm vào và cành ghép không bị khô mất nước. Sauk hi ghép xong đưa cây ghép vào chỗ mát và tưới ẩm.

- Sau khi ghép được 10-15 ngày nếu thấy cành ghép đẩy được lộc non ra thì tiến hành tháo nilong ra để cho lộc cành ghép phát triển.

- Ghép hoa giấy có thể tiến hành ghép thành nhiều đợt mỗi đợt vài mầu khác nhau tùy theo ý tưởng của người ghép. Sau khi ghép khoảng 3-4 tháng thì cành ghép có thể ra hoa.

Nguồn: Admin tổng hợp-ON

Đối với người chơi cây cảnh bonsai thì cách tạo dáng, uốn cành là một bước ngoặc không thể bỏ qua. Tùy thuộc vào mỗi loại cây mà sẽ có những kỹ thuật, cách khác nhau. Hiện nay cây hoa giấy rất được chuộng chơi bonsai nhằm mục đích trang trí ban công, sân vườn và rất nhiều vị trí trong nhà. Hôm nay theo chân Hoacanhquangvy bạn sẽ hiểu rõ về cách uốn và tạo dáng cho cây hoa giấy bonsai đơn giản nhất nhé!

Xem sản phẩm cây hoa giấy tại: //hoacanhquangvy.com/shop/cay-hoa-giay/

Ý nghĩa của hoa giấy

Hoa giấy sinh trưởng khá nhanh, dễ sống, dễ nhân giống. Đây là hình ảnh biểu tượng cho một tình yêu giản dị, đơn sơ, chân thành. Nhìn những bông hoa giấy khá mỏng manh, mềm mòng, dịu dàng, ngây thơ thì nhớ đến tình yêu thời mới biết yêu, một tình yêu trong sáng, ngây thơ.

Quan sát kỹ những bông hoa giấy thì bạn sẽ thấy chúng mọc chùm và sát nhau, gắn kết lại rất chặc chẽ. Với hình ảnh đó thì bạn liên tưởng ngay đến tình cảm anh em gia đình khăn khít, luôn bên nhau và có tình cảm sâu sắc

Hoa giấy còn mang ý nghĩa phong thủy ngoài những ý nghĩa trên. Hoa giấy mang lại niềm hanh phúc, may mắn, tài lộc, sự sum vầy, cho mọi người trong công việc cũng như trong cuôc sống khi xét về mặt phong thủy.

Cách uốn và tạo dáng cây hoa giấy bonsai

Phương pháp uốn, tạo cành cây hoa giấy Bonsai

Để tạo dáng cây bonsai, bạn phải định hình hình dáng mà bạn muốn tạo bằng dây đồng hoặc kẽm. Bạn cần tạo điểm cố định bằng cách cắm một đầu dây kẽm hoặc đồng vào mâm. Trong quá trình quấn dây uốn không nên quấn quá chặt hay quá lỏng. Đường quấn chéo phải hình thành những góc 5 độ với trục thẳng đứng của thân cây giấy. Để dây uốn không bị rớt mà luôn giữ cố định trên thân cây, thì sau khi uốn xong bạn nên uốn cành bằng cách xoắn nhẹ nhàng dây kẽm vào thân cây.

Cũng tùy vào gu thẩm mĩ hay sự sáng tạo của mỗi người mà cho ra những tác phẩm khác nhau. Bạn nên chọn những cành hoa giấy to uốn trước rồi đến càng nhỏ, từ thân cây giấy mới đến cành nhánh sau. Khi dây đã ăn hơn 1/3 thân cây hoa giấy thì bạn nên tháo dây ra khỏi thân cây. Với mức đó thì cây đã một phần nào đó định hình theo hướng mà bạn uốn. Nếu bạn để dây quấn quấn lâu thì sẽ in những vết sâu hơn do dây quấn tạo nên. Khi tháo phải tháo từ ngọn đến gốc, ngược lại với quá trình quấn

Đối với thân cành hoa giấy có kích thước lớn thì bạn phải cẩn thận và làm thật chậm. Đối với những người mới chơi hoa giấy theo kiểu bonsai thì sẽ không biết được độ uốn của thân, cành, nhánh như thế nào thì nên uốn vừa phải rồi sau một thời gian cây quen dần sẽ tiếp tục uốn

Những điều cần thiết khi uốn và tạo dáng cây hoa giấy Bonsai

Công đoạn trước khi uốn và tạo dáng

Cần tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau trước khi uốn để không gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây hoa giấy. Bạn nên chú ý không nên để những cành cây song song với nhau, tỏa đều, gối lên nhau, cành mọc về phái sau, phía trước các cành mọc chéo nhau, những cành rủ, vì chúng gây mất thẩm mĩ của cây hoa.

Thời điểm nào thích hợp nhất để tạo dáng cho cây

Thời điểm thích hợp để bạn tạo dáng, uốn cành cho cây hoa giấy bonsai là vào thời điểm giữa mùa hè, hay vào tháng 8 hằng năm. Vì hoa giấy sinh trưởng và phát triển mạnh vào trời nắng gắt, lúc này cây sẽ ra chồi non, lá mới rất thích hợp cho việc uốn cành.

Bạn không muốn tốn công về sau này thì vây mới lên, cong nhỏ nên tạo dáng những cành thích hợp. Trước khi tạo dáng, uốn cành bạn nên quan sát kỹ những cành có độ đàn hồi tốt, sức chịu đựng của cành để không làm tổn thương đến cây. Uốn cây phải đi theo từng bước một, uốn bộ phận nào trước, nào sau. Đối với cây hoa giấy thì uốn phần thân chính trước, sau đó mới đến cành chính và cành phụ, cành lớn phải uốn trước mới đến uốn cành nhỏ.

Cần những dụng cụ gì để uốn, tạo dáng cây hoa giấy

Khi uốn hoa giấy bạn cần chọn những sợi dây cuốn, vì hoa giấy thuộc loại thân leo, mềm dẻo. Thông thường nhiều người sẽ sử dụng dây đồng và dây kẽm để uốn cây, hay để tiết kiệm hơn cho bạn thì có thể dùng dây chì vì dây chì có thể tái sử dụng. Bạn không nên dùng dây sắt để uốn cây, vì dây sắt khi mưa gặp nước sẽ dễ rỉ rét, sẽ không tốt cho cây và mất đi sự thẩm mĩ cho cây.

Cách trồng hoa giấy ra hoa nhiều quanh năm

Kinh nghiệm từ những người chơi hoa giấy lâu năm, cách để hoa giấy ra hoa nhiều và quanh năm sẽ ra sao. Vào cuối tháng giêng âm lịch hằng năm, sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn đi, thì bạn nên tiến hành cắt tỉa chúng, chỉnh sữa lại cành tàn cho đẹp rồi trồng lại đất phân mới cho cây. Hái hết toàn bộ lá cũ khi cây đã sống ổn định sau khi trồng lại đất mới. Dừng chăm sóc khi chồi mầm mới bắt đầu nãy nở, để bà đất khô. Cho đến khi hoa nở đều trên cành thì bạn mới tưới nước cho cây để hoa tươi lâu, giữ màu bền đẹp.

Khi bạn quan sát thấy hoa chuẩn bị tàn thì lấy phân NPK bón sâu quanh gốc rồi tưới nước cho cây, cắt tỉa hoa đã tàn bằng cách dùng kéo, luôn giữ độ ẩm cho cây hoa, Chú ý những cành lá già tren cây bạn phải cắt bỏ bớt đi đẻ những cành nhánh non mới phát triển ra hoa được. Áp dụng những phương pháp trên thì chỉ sau 10 – 20 ngày sau hoa sẽ ra trở lại.

Cây giấy siêu hoa

Cách chăm sóc hoa giấy bonsai cần những lưu ý gì?

  • Cây hoa giấy không ưu lạnh, sống được trên nhũng đất kho khan, cằn cõi, đặc biết chịu nóng khá tốt
  • Trên thân hoa giấy có gai nên trong quá trình chăm sóc, cắt tỉa bạn cần mang bao tay và áo tay dài tránh bị thương do gai hoa giấy chạm phải
  • Cây sẽ chết hay thối rễ nếu bạn tưới nước quá nhiều cho cây, tưới vừa phải không đẫm ướt đất
  • Để thúc cho cây ra hoa nở rộ thì quy trình, mật đó bón phân là mỗi tháng 1 lần. Giam lượng phân bón hay kéo dài thòi gian bón phân đi nếu thấy cây phát triển manh rậm rạp. . Đối với cây hoa giấy thì nên bón phân hữu cơ hay phan bón chậm tan là thích hợp nhất.
  • Khi vào mùa đông thời tiết khí hậu sẽ lạnh đi, vì hoa giấy không ưu lạnh, mà trồng theo hướng bonsai rất dễ di chuyển, nên bạn có thể cho cây vào nhà để giữ ấm cho cây.

Mua bán phôi cây hoa giấy Bonsai tại Đà Nẵng

Hiện tại, ở HoaCanhQuangVy có nhiều phôi cây hoa giấy đẹp, lạ dễ tạo hình dáng tùy ý muốn. Nếu bạn có nhu cầu mua hoặc có nhu cầu trao đổi, giao lưu cây cảnh thì có thể liên hệ tại:

ĐC: 2A Đinh Thị Vân, Thanh Khê, Đà Nẵng (xem bản đồ)

Hy vọng với chia sẽ về cách uốn và tạo dáng cây hoa giấy Bonsai, cảnh đẹp như ý muốn của HoaCanhQuangVy thì bạn sẽ tạo được cho mình một cây hoa giấy bonsai như mong muốn.

Video liên quan

Chủ đề