Cách tháo bình xăng con xe máy

Bộ chế hòa khí hay còn gọi là xăng gió là bộ phận rất quan trọng của xe máy, giúp việc trộn nhiên liệu với không khí theo một tỷ lệ nhất định. Đồng thời, bình xăng con còn hỗ trợ cho động cơ xăng sẽ hoạt động đúng theo nguyên tắc cơ học mà nhà sản xuất đưa ra. Tuy nhiên, sau một thời gian di chuyển bạn nên biết cách bảo dưỡng và vệ sinh bộ chế hòa khí để làm sạch các cặn bẩn giúp xe không còn bị khó nổ, chết máy nữa.

>>>Xem thêm: Bí quyết rửa xe máy sạch sau mưa

Nên định kỳ bảo dưỡng xăng gió

Đây là công việc cần thiết và nên làm để bảo vệ độ bền và tuổi thọ cho chiếc xe máy của bạn. Chức năng của bộ chế hòa khí là đảm bảo quá trình hoạt động cho động cơ của xe nên chủ xe phải luôn thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng xăng gió để tránh tình trạng gặp sự cố trong quá trình sử dụng.

Bộ chế hòa khí xe máy nhiễm bẩn sẽ làm xe bị khó nổ

Bộ chế hòa khí bẩn: Trong quá trình kiểm tra bảo dưỡng bộ chế hòa khí, lỗi chúng tôi gặp nhiều nhất mà nhiều khách hàng mang xe đến sửa chữa dính phải chính là không vệ sinh bình xăng con thường xuyên. Làm cho nó quá bẩn sau một thời gian sử dụng các cặn bẩn làm tắc lỗ đường gió khiến xe khó nổ và chết máy.

Khi xe máy của bạn bị ngập nước do trời mưa hoặc rửa xe sẽ khiến nước tràn vào trong bộ chế hòa khí gây nên hiện tượng xe chết máy đề không nổ. Lúc này, bạn cần phải khóa ngay van đường xăng lại, sau đó dùng đồ nghề mang theo tháo lỗ xả xăng để cho lượng xăng bị dính nước thoát hết ra ngoài rồi mới khóa chặt lại. Cuối cùng bạn mở van xăng để xăng mới vào bình.

Trong quá trình xe máy hoạt động, bộ phận kim ba cạnh và phao xăng duy trì mức độ ổn định cho nhiên liệu để đảm bảo chế độ làm việc của động cơ. Nhưng sau một thời gian, trong xăng có lần nhiều bụi bẩn hay cặn bẩn nên làm cho kim ba cạnh và gioăng cao su bị mòn và chai cứng, xăng từ bình chính chảy nhiều xuống bộ chế hòa khí và gây ra hiện tượng tràn qua ống xăng thừa rồi đi ra ngoài. Đó chính là lý do khiến xe của bạn bị hao tổn một lượng nhiên liệu là như vậy. Tốt nhất, trong trường hợp này bạn nên mang xe ra tiệm để kiểm tra kim ba cạnh có bị mòn quá thì sẽ thay mới, hoặc dùng keo để nối lại giăng cao su keo.

Hướng dẫn cách vệ sinh bộ chế hoà khí

Rất nhiều người khi đi xe một thời gian dài vẫn không tiến hành vệ sinh xăng gió, vì thế mà xăng gió có hiện tượng nhiễm các cặn bẩn làm tắc lỗ đường gió và gây ra các sự cố trục trặc như không nổ, khó nổ hoặc chết máy giữa chừng… Vì vậy, bạn cần chú ý đến lịch bảo dưỡng, vệ sinh xe máy để tránh loại bỏ mọi bụi bẩn làm tắc nghẽn, oxi hóa các chi tiết máy. Theo đó, sẽ có 2 cách kiểm tra vệ sinh như sau:

Cách 1: điều gió vào trong máy

Ở bình xăng con có hai ốc chỉnh, một nằm ngay hướng dây ga gọi là ốc gió. Bạn dùng chỉnh ga lăng ti để đưa lượng gió vừa đủ trực tiếp vào máy để giúp xe nổ êm hơn, nhẹ lúc không tải. Ốc còn lại gọi là ốc xăng nằm bên cạnh ốc gió. Bạn muốn chỉnh lượng xăng xuống buồng đốt thì chỉnh ốc xăng để điều lượng gió vào nhiều sẽ hút xăng xuống và ngược lại.

Chúng ta cần điều chỉnh lượng gió hoặc xăng theo một lượng nhất định thì xe mới đề nổ được. Nếu bạn chỉnh không đúng sẽ khiến xe thêm khó nổ, hoặc có nổ thì cũng chỉ được lúc rồi lại tắt máy hay chạy yếu. Bởi vì, lúc này xe đang bị thiếu xăng nên khi cố chạy động cơ sẽ bị nóng làm cho các thiết bị giãn nở ra, tạo độ ma sát cao, từ đó làm giảm tuổi thọ của máy.Trong tình huống này, chủ xe cũng chỉ còn cách kéo le gió hoặc cho xe nổ chừng vài phút để làm nóng máy lên mới có thể chạy được.

Nếu bạn gặp phải tình trạng xe khó đề hoặc chết máy thì hãy áp dụng cách vệ sinh bộ chế hòa khí trên đây để khắc phục sự cố.

Vị trí vệ sinh cho bộ chế hòa khí

Cách 2: điều gió từ bên ngoài

Bộ lọc gió khi không thường xuyên vệ sinh cũng bị nhiễm bẩn, nên người dùng phải nhớ định kỳ vệ sinh bộ lọc gió này theo mốc 5 tháng hoặc 1 năm. Bạn rửa miếng xốp lọc bụi trong hộp gió một lần. Lưu ý không nên chải bụi rồi lấy kim châm thêm lỗ cho thông, vì bụi bặm bị cuốn vào nhiều dễ gây hư piston, bạc và làm hao xăng, xe chạy thường bị “giật”. Bùn đất bám nhiều ở các phiến tản nhiệt sẽ làm giảm khả năng giải nhiệt cho máy khi vận hành nên bạn có thể phải vệ sinh sạch các chất bẩn này trên xe bằng máy bơm rửa xe hoặc thiết bị vệ sinh chuyên dụng. 

Danh Mục Bài Viết

Bình xăng con hay còn được gọi là bộ chế hòa khí (Carburetor) là một trong những chi tiết có chức năng trộn không khí với nhiên liệu lại theo một tỷ lệ thích hợp và cung cấp cho động cơ xăng. Hoạt động này diễn ra theo nguyên tắc hoàn toàn cơ học. 

Bộ phận này hiện tại vẫn đang được sử dụng rộng rãi trong các động cơ nhỏ, động cơ cũ hay động cơ xe ô tô, đặc biệt là các xe ô tô đua có kích thước nhỏ. Mặc dù đa số các xe ô tô được sản xuất từ sau những năm 1980 đã chuyển sang dùng hệ thống phun xăng được điều khiển bởi máy tính thay thế cho bộ chế hoà khí.

Ưu điểm đặc trưng của Carburetor đó là kích thước nhỏ gọn, rẻ và dễ dàng sửa chữa, bảo hành.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về nó

Lịch sử ra đời của Bình Xăng Con

Giống như một số bộ phận của xe máy, thiết bị trộn nhiên liệu và không khí (bình xăng con/ bộ chế hòa khí) ra đời từ nghiên cứu được hoàn thành trong vài thế kỷ trước. Vào những năm 1730, Daniel Bernoulli, một nhà toán học và vật lý học người Thụy Sĩ đã phát hiện ra rằng áp suất không khí giảm khi vận tốc tăng. Điều này buộc không khí phải được di chuyển qua một phần hạn chế của ống; không khí tăng thì áp suất giảm. Nó được phát hiện vào khoảng năm 1797 bởi một nhà vật lý người Ý tên là Giovanni Venturi.

“Nếu áp suất giảm, vận tốc tăng, nếu vận tốc giảm thì áp suất tăng”.

Nguyên lý hoạt động của Bình Xăng Con

Khi động cơ xe máy hoạt động thì lúc này bướm khí và bướm ga cùng lúc được mở ra. Khi đó, không khí sẽ được hút vào bên trong từ phía bên trên và đi qua họng khuếch tán. Do họng khuếch tán đã bị thắt giữa nên diện tích lưu thông không khí bị thu hẹp đi và giúp ngăn chặn tốc độ của dòng khí. Nhờ vậy mà áp suất bị giảm xuống và tạo được độ chân không, giúp cho bình xăng con hút nhiên liệu thông qua đường xăng chính từ buồng phao dễ dàng và lúc này chúng sẽ phun nhiên liệu ra dưới dạng tia dòng. Lúc này, nhiệt độ bên trong cũng cao hơn do đó khiến cho xăng bị phun theo dòng và được hòa trộn với luồng không khí cùng với các cơ chế bay hơi và tạo thành hỗn hợp khí cháy.

Chú thích sơ đồ:

  1. air cleaner: bộ lọc không khí
  2. choke valve: bướm gió
  3. venturi: ống tiết lưu
  4. throttle valve: bướm ga
  5. float chamber: buồng phao
  6. float: phao
  7. float valve: van phao
  8. float arm: cần phao
  9. jet: đường nhiên liệu

Chức năng chính của bộ chế hòa khí:

  • Trộn đều xăng gió để đốt cháy nhiện liệu
  • Điều chỉnh lượng gió dựa vào dung tích của máy
  • Đưa nhiên liệu dựa theo lượng gió và công suất của máy

Đến đây, bạn đã hiểu khá nhiều về những gì một bộ chế hòa khí làm và cách nó hoạt động.

Các bộ phận của bộ chế hòa khí:

Cấu tạo của bộ chế hòa khí xe máy bao gồm các thành phần sau: bướm khí, vòi xăng chính, hạt khuếch tán, buồng phao, bướm ga, bàn đạp ga, kim van xăng từ bơm tới … Đa số các bộ phận này đều được thiết kế theo một quy định chuẩn mực để nó có thể hoạt động một cách thống nhất và kết hợp hài hòa với nhau để đạt được hiệu quả trong việc trộn nhiên liệu với không khí cho ra tỷ lệ phù hợp.

Bên trong của bộ chế hoà khí có một bộ phận cực kỳ quan trọng đó là lọc khuếch tán hay còn gọi là buồng hòa khí. Chi tiết này được thiết kế giống như một đoạn ống, nhưng nó lại bị thắt lại ở đoạn giữa ống và từ đó nó được thiết kế thêm một ống phun cho đường xăng chính nữa.

Vật màu đen ở đây là chiếc phao, và nối với nó là chiếc kim. Phao xăng nằm trong phần bát chứa bên dưới của bộ chế hòa khí. Nhiên liệu (xăng) từ bình xăng lớn chảy vào bát chứa của bộ chế hòa khí qua một van kim phao. Chiếc van kim này được kích hoạt bởi chính phao xăng. Khi lượng xăng thấp, không đủ, phao hạ xuống, van kim mở ra để xăng chảy vào. Khi lượng nhiên liệu đã đủ, phao nâng lên theo mực xăng, van kim đóng lại, ngưng việc nạp nhiên liệu.

Đót kim được kéo lên và xuống bởi khối trượt hay còn gọi là trái ga. Việc trượt lên xuống của trái ga phù hợp với vị trí mở của bướm ga. Có 02 kiểu điều khiển trượt cơ bản cho trái ga:

1- Loại có thể điều khiển bởi dây cáp kéo với kiểu trái ga phẳng / dẹp.

2- Hoặc loại sử dụng áp suất tạo ra bởi luồng không khí đi qua bướm ga hút trái ga đi lên khi lượng khí tăng. Loại này trái ga thường kiểu hình trụ tròn. Cấu tạo phức tạp hơn khi liên kết với một màng cao su phía trên để nhận sự tác động của áp suất.

Đây là một kiểu van bướm. Nhiều bộ chế hòa khí đời đầu sử dụng thiết kế van này. Trục đĩa được gắn trên quay 90 độ. Vị trí này sẽ là bướm ga lớn nhất.

Vít chỉnh xăng và vít chỉnh gió (ga-ren-ti)

Trên các loại chế hòa khí cơ bản, sẽ có 2 vít để điều chỉnh dành cho kim xăng phụ. Việc này cho phép thay đổi tỉ lệ hòa khí để phù hợp chế độ hoạt động không tải, hoặc với sự thay đổi tương đối về nhiệt độ, môi trường, mà không cần phải thay đổi gíc-lơ phụ. Vít chỉnh xăng / Vít xăng thường nằm về phía động cơ hoặc bướm ga trên chế hòa khí. Vít có dạng điều chỉnh bởi tua vít dẹt. Thường nằm sát với thân bình xăng con. Vít gió thường nằm về phí họng gió (phía bình xăng con lắp với lọc gió). Vít cũng có dạng đầu chỉnh tua vít dẹt. Tuy nhiên, vít thường nổi bên ngoài và liên kết với một lò xo. Với các hãng khác nhau, vít có thể chỉnh bằng tay, hoặc được bọc núm để vặn chỉnh.

Kim xăng:

 Gíc-lơ chính / Gíc-lơ phụ (Main Jet / Pilot Jet) Việc hút xăng từ buồng phao để hòa trộn không khí thông thường được thực hiện qua 02 kim xăng. Kim xăng chính / Gíc-lơ chính / Gíc-lơ xăng (Main Jet) và Kim xăng phụ / Gíc-lơ phụ / Gíc-lơ gió (Pilot Jet). Kim xăng phụ thường nhỏ hơn kim xăng chính.

 Kim xăng phụ (Gíc-lơ phụ / gió)

 Kim xăng phụ sẽ xử lý cho hỗn hợp hòa khí cho động cơ hoạt động ở chế độ không tải / Ga-ren-ti cho đến độ mở 15 – 20% của bướm ga. Không khí đi vào từ cửa nạp / họng gió của CHK (phần nối với lọc gió). Luồng khí tạo ra áp suất khi đi ngang mạch của Gíc-lơ phụ, và hút xăng qua Gíc-lơ phụ. Hỗn hợp hòa khí này với lượng nhiên liệu thấp hơn, bởi chế độ hoạt động cầm chừng của động cơ không cần nhiều năng lượng

Kim xăng chính (Gíc-lơ chính / xăng)

 Kim xăng chính với kích thước to hơn nằm kế bên kim xăng phụ. Kim xăng chính cung cấp nhiên liệu ở mức 50% đến độ mở bướm ga hoàn toàn. Gíc-lơ chính được lắp dạng ren vít vào kim phun / vòi phun nằm phía trên. Lượng xăng được hút lên đi qua kim phun và thoát ra khoang chính của CHK. Vòi phun quản lý lượng nhiên liệu cho hỗn hợp hòa khí ở mức 15 đến 60% độ mở của bướm.

Van gió – Choke (trường hợp đề không nổ người ta hay dung đến nó và gọi là ‘’kéo e”)

 Ở chế độ khởi động, nếu động cơ đang nguội, hoặc khó khởi động vào sáng sớm, cần một lượng hòa khí giàu xăng để việc khởi động dễ dàng. Và công việc này do van gió – Choke đảm nhận. Choke có thể được điều chỉnh trực tiếp bằng nút kéo trên bình xăng con. Hoặc một số loại xe cho phép chỉnh thông qua tay kéo lắp trên ghi đông phía bên trái. Với những bộ chế hòa khí đời cũ, van gió cấu tạo như bướm ga đặt vị trí họng CHK phía trước. Khi kéo Choke, van đóng lại, giảm lượng không khí đi vào khoang chính CHK. Trong lúc đó, lượng nhiên liệu được hút qua Gíc-lơ phụ vẫn không đổi. Như vậy, hỗn hợp trở nên giàu xăng hơn.

Với những bình xăng con loại mới, lưu lượng không khí và nhiên liệu không đổi. Thiết kế Choke khác đi. Có một mạch được làm riêng cho van gió. Cửa mạch được điều khiển bởi van choke, là một lỗ nhỏ vị trí phía trước họng gió. Mạch này dẫn trực tiếp đến lượng nhiên liệu tại buồng phao. Khi kéo Choke, van tại cửa mạch được mở ra, cho phép một lượng không khí đi vào mạch. Và luồng không khí tạo ra áp suất, hút một lượng nhiên liệu tại buồng phao. Cung cấp cho hỗn hợp hòa khí trên khoang chính của CHK trước khi nạp vào buồng đốt. Lượng nhiên liệu do mạch Choke cung cấp làm giàu thêm hỗn hợp hòa khí giúp việc đốt cháy được dễ dàng hơn. Khi động cơ đã khởi động, đóng Choke lại, chỉ còn kim xăng phụ làm nhiệm vụ cấp nhiên liệu. Lúc này hỗn hợp hòa khí trở lại với tỉ lệ bình thường để động cơ hoạt động ở chế độ không tải.

Lò xo:

Có chức năng tạo lực đối trọng với lực nâng của da bơm. Khi 2 lực này cân bằng thì cục ga sẽ đứng yên một chỗ tương ứng với việc ta giữ ga ở một mức cố định nào đó. Khi nhả ga ra, lò xo này sẽ đẩy cục ga đi xuống thu hẹp họng gió.

Cách chỉnh chế hòa khí xe máy:

ốc bên trái (vít gió), ốc bên phải (ga -lăng-ti)

Đối với xe máy thì cách chỉnh chế hòa khí xe máy Yamaha, Honda, hay các loại xe hãng khác nếu khá giống nhau. Cụ thể các nước thực hiện như sau: 

Cách điều chỉnh bộ chế hòa khí xe máy

Bước 1: Bạn dựng chân chống giữa của xe lên để xe được cân bằng và tìm vị trí của bình xăng con/ bộ chế hòa khí. Ở đây sẽ có 2 ốc vít giống như ô tô gọi là ốc gió và ốc xăng. Ốc xăng hay còn gọi là ốc ga -lăng-ti. 

Bước 2: Dùng tua vít vặn hết tất cả 2 ốc siết chặt cho đến khi ốc siết chặt lại.

Bước 3: Nới lỏng ốc xăng khoảng 1,5 – 2 vòng và tiến hành nổ máy xe và giữ nguyên như thế cho đến khi tiếng nổ lịm dần thì tiến hành nới lỏng ốc gió. Nới từ từ cho đến khi tiếng nổ tròn, đều là được được.

Cách xả xăng ở bộ chế hòa khí:

Cách xả xăng ở bộ chế hòa khí rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng tua vít vặn mở vít xả xăng ở bên dưới là có thể đẩy hết được xăng cặn bên trong bình ra ngoài. 

ốc xả xăng trên bộ chế hòa khí của xe Honda Blade

Vệ sinh bộ Chế Hòa Khí

Như vậy, qua các nhiệm vụ của bộ chế hòa khí trên đây bạn có thể thấy đây thực sự là một bộ phận quan trọng không thể thiếu, đặc biệt là xe máy. Chế hòa khí cũng như những bộ phận khác của xe, sau thời gian sử dụng thường bị bẩn, cặn, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất làm việc của động cơ. Chính vì vậy, bạn cần phải thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ để bộ chế hòa khí hoạt động luôn ổn định tránh tình trạng như: bình xăng con bị chảy xăng dư…Để đạt hiệu quả cao trong việc viên sinh thì nên sử dụng nước rửa chế hòa khí xe máy. Dung dịch này sẽ giúp lấy đi các bụi bẩn, cặn mạt sắt tích tụ ở những khe nhỏ hay ở những ống dẫn khí, dẫn xăng.


Video liên quan

Chủ đề