Cách tính cơ thể cơ bao nhiêu lít máu?

* Thường nữ có cân nặng # 45kg có khoảng 3000ml máu và nam #45kg có khoảng 3150ml máu. Lượng máu hiến #250ml so với lượng máu trong cơ thể mỗi người là không đáng kể.Mỗi kg trong lượng cơ thể trung bình có 70ml máu, nếu lấy 250ml máu của 3000ml máu chỉ bằng 8% số lượng máu cơ thể, Vì vậy sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Như vậy người Việt Nam trung bình có thể hiến được từ 350 - 500 ml/lần. Mỗi năm, một người khỏe mạnh bình thường có thể hiến được từ 3 - 4 lần, mỗi lần hiến máu cách nhau khoảng ba tháng.

* Sau khi hiến máu, thông thường từ 3-5 ngày toàn bộ lượng máu đã hiến sẽ được tái tạo lại bởi chính các tế bào máu tốt và trẻ do chính cơ thể sinh ra.

* Trên thực tế hàng năm có hàng chục vạn người Việt Nam đã hiến máu theo sự chỉ dẫn của bác sỹ, trên thế giới có khoảng hàng chục triệu người đã hiến máu cho đến nay chưa thấy có công bố nào về việc hiến máu đã tổn hại đến sức khỏe.

Công thức tính lượng máu trong cơ thể?

  • Tác giả:Dư Hằng
  • Tham vấn Y khoa:PGS. TS. DS. Nguyễn Huy Oánh
  • Ngày đăng:10/12/2021
  • Lần cập nhật cuối:10/12/2021
  • Số lần xem:468

Công thức tính lượng máu trong cơ thể sẽ giúp chúng ta xác định được tổng lượng máu trong cơ thể là bao nhiêu, đang thừa hay thiếu để có biện pháp xử lý phù hợp. Do đó, Genk STF sẽ giúp các bạn hiểu rõ về tổng lượng máu và công thức tính lượng máu trong cơ thể qua nội dung dưới đây, mời mọi người cùng khám phá.

Xem thêm:

  • Giải pháp giúp người phụ nữ 7 năm sống khỏe với ung thư
  • Tìm hiểu về các xét nghiệm ung thư máu phổ biến hiện nay
  • Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không ?

Nội dung bài viết

1. Lượng máu cơ thể người là bao nhiêu?

Tổng trọng lượng của cơ thể thì sẽ có khoảng 7 – 8% trong đó là máu. Tuy nhiên, phụ thuộc vào chiều cao và cân nặng của mỗi người mà lượng máu chính xác sẽ khác nhau. Thế nhưng, phụ nữ sẽ có ít hơn nam giới khoảng nửa lít máu nếu cả hai cùng cân nặng và chiều cao. Tuy nhiên, lượng máu tuần hoàn ở phụ nữ sẽ tăng lên đáng kể khi mang thai.

Cách tính cơ thể cơ bao nhiêu lít máu?
Lượng máu trong cơ thể người là bao nhiêu?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tùy theo từng độ tuổi mà tỷ lệ máu sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Đối với người trưởng thành, lượng máu so với tổng trọng lượng cơ thể chiếm khoảng 7 – 8%.
  • Đối với trẻ dưới 15 tuổi, lượng máu so với tổng trọng lượng cơ thể chiếm khoảng 8 – 9%.
  • Đối với trẻ sơ sinh, lượng máu so với tổng trọng lượng cơ thể chiếm khoảng 9 – 10%.

2. Lượng máu cần trong cơ thể người là bao nhiêu?

Đối với cơ thể người khỏe mạnh, không mắc bệnh tật thì lượng máu trung bình trong cơ thể ở mỗi độ tuổi sẽ có sự khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Đối với trẻ sơ sinh: Lượng máu sẽ là khoảng 75 – 80ml máu/1kg trọng lượng cơ thể nếu trẻ sinh đủ tháng. Tổng lượng máu trong cơ thể sẽ là khoảng 270ml nếu trẻ nặng khoảng 3,6kg.
  • Ở trẻ nhỏ: Lượng máu trong cơ thể sẽ có khoảng 2.650ml nếu trẻ nặng 36kg.
  • Ở người trưởng thành: Lượng máu trong cơ thể sẽ là khoảng 4,5  – 5,7 lít nếu cân nặng trung bình từ 65 – 80kg.
  • Phụ nữ mang thai: Khối lượng máu ở người phụ nữ mang thai sẽ tăng lên từ 30 – 50% để hỗ trợ việc nuôi dưỡng thai nhi phát triển.

3. Lượng máu cơ thể tạo ra mỗi ngày

Mỗi giây trong cơ thể người sẽ tạo ra số lượng tế bào hồng cầu mới là khoảng 2 triệu. Những tế bào này được sản xuất chủ yếu từ những tế bào gốc trong tủy xương. Trong suốt cuộc đời mỗi con người, sự hình thành và thay thế các tế bào máu này diễn ra liên tục.

Máu gồm 4 thành phần chủ yếu là hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Đặc điểm của từng thành phần như sau:

  • Hồng cầu: Tế bào hồng cầu chiếm gần ½ tổng lượng máu trong cơ thể. Nhiệm vụ của hồng cầu là mang oxy từ phổi đến các mô của cơ thể và mang trở lại phổi lượng carbon dioxide.
  • Bạch cầu: Bạch cầu chỉ chiếm dưới 1% tổng lượng máu trong cơ thể. Những tế bào bạch cầu tham gia vào hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, bệnh tật.
  • Tiểu cầu: Tiểu cầu là những tế bào nhỏ nhất trong các loại tế bào thành phần của máu. Chức năng chính của tiểu cầu là cầm máu và tế bào này có tuổi thọ khoảng 9 – 12 ngày. Tiểu cầu chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong tổng lượng máu là khoảng dưới 1%.
  • Huyết tương: Huyết tương chứa tất cả các tế bào máu và là chất lỏng màu vàng nhạt của máu. Theo đó, hơn ½ tổng lượng máu là huyết tương. Chức năng của huyết tương là giúp mang khoáng chất, nước, dinh dưỡng, thuốc và hormone đi đến khắp các cơ quan mà máu đi đến. Ngoài ra, các chất thải cũng nhờ huyết tương mà mang đến thận và được lọc bỏ ra bên ngoài qua đường bài tiết.

4. Tìm hiểu công thức tính lượng máu trong cơ thể?

Công thức tính lượng máu trong cơ thể bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:

4.1. Dựa trên lý thuyết

Theo lý thuyết, lượng máu trung bình so với tổng trọng lượng của cơ thể sẽ khác nhau ở mỗi độ tuổi đã được bật mí ở phía trên. Đó là người trưởng thành, trẻ dưới 15 tuổi và trẻ sơ sinh. 

Cách tính cơ thể cơ bao nhiêu lít máu?
Tìm hiểu công thức tính lượng máu trong cơ thể

Vì thế, ta sẽ căn cứ vào từng độ tuổi và trọng lượng của người đó để tính công  thức lượng máu trong cơ thể.

Chẳng hạn đối với người trưởng thành có trọng lượng là 50kg và lượng máu chiếm 7 – 8% trọng lượng của cơ thể. Như vậy, công thức máu sẽ được tính là 60 x 0,07 = 4,2 lít – đây là lượng máu tối thiểu. Còn lượng máu tối đa sẽ là 60 x 0,08 = 4,8 lít.

Đây là công thức tính đơn giản và nhanh nhất so với các công thức tính lượng máu trong cơ thể.

4.2. Sử dụng đồng vị phóng xạ

Với cách sử dụng đồng vị phóng xạ thì người ta sẽ tiêm vào huyết tương một đồng vị phóng xạ nhân tạo. Sau đó, sẽ đếm số lượng hồng cầu trong đồng vị xem là bao nhiêu. Từ đó tính được lượng máu lưu thông dựa trên lượng phóng xạ của nó đếm được..

4.3. Tương phản

Người ta sẽ tiêm vào huyết tương một loại thuốc nhuộm vô hại đặc biệt và loại thuốc này được gọi là tương phản. Sau khi hệ tuần hoàn được phân bố đều loại thuốc này thì bác sĩ sẽ lấy máu để xác định nồng độ thuốc nhuộm và sao đó phân tích. Lượng máu của một người sẽ được tính toán dựa trên số liệu về nồng độ thuốc nhuộm thu được.

5. Hệ tuần hoàn máu khỏe mạnh có tầm quan trọng như thế nào? 

Để phát hiện các bệnh khác nhau, người ta thường dựa vào tổng thể tích máu đo được trong cơ thể một người nào đó. Lý do là thể tích máu lưu thông sẽ có những thay đổi khi có một bệnh lý nào đó phát triển.

Đối với chức năng của từng cơ quan của cơ thể thì tuần hoàn máu đóng vai trò quan trọng. Tim có nhiệm vụ bơm máu để đem máu nuôi toàn bộ cơ thể thông qua các hệ mạch máu. Bên cạnh đó, tim cũng làm nhiệm vụ vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể lượng oxy thông qua các tế bào hồng cầu. Nhờ đó, các cơ quan được cung cấp năng lượng để thực hiện các công việc hàng ngày.

Quá trình lưu thông máu tốt, hiệu quả sẽ giúp hệ tim mạch khỏe mạnh và các cơ quan khác làm việc hiệu quả nhờ được cung cấp đầy đủ năng lượng. Để hiểu rõ hơn về lợi ích của tuần hoàn máu, các bạn hãy cùng khám phá dưới đây:

  • Làn da sẽ được khỏe mạnh, căng tràn sức sống nhờ quá trình lưu thông máu tốt. Đồng thời, chống lại vi khuẩn gây hại được hiệu quả hơn.
  • Các hoạt động và chức năng của những cơ quan sẽ được thúc đẩy tăng cường tốt hơn khi quá trình tuần hoàn máu diễn ra thuận lợi.
  • Cơ tim sẽ được thư giãn khi hoạt động ở trạng thái tốt nhất. Nhờ đó, đảm bảo sự ổn định ở cả nhịp tim và huyết áp.

6. Tính mạng sẽ bị nguy hiểm khi mất bao nhiêu máu?

Sức khỏe của con người sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu như chúng ta bị mất quá nhiều máu do chấn thương hay bệnh tật.

6.1. Nguy cơ mất máu

Máu có nhiệm vụ chính là mang oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết đi nuôi tim, các mô, cơ quan trong cơ thể. Do đó, hoạt động của những cơ quan này sẽ bị gián đoạn, ảnh hưởng nếu như cơ thể mất một lượng máu đáng kể. Nếu mất lượng máu quá lớn sẽ dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

Cơ thể của một người trưởng thành sẽ có khoảng 5 lít máu. Thế nhưng, bản thân sẽ không hề bị gây hại ngay cả khi chúng ta mất đi một phần máu. Chẳng hạn, bạn có thể hiến khoảng 450ml máu mà không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

6.2. Thể tích và tính chất của việc mất máu

Thể tích máu mất đi và tính chất của máu sẽ ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cũng như tính mạng của một người. Do đó, nếu tình trạng chảy máu nhanh sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng con người. 

Dưới đây là mức độ nguy hiểm của từng thể tích máu bị mất đi đối với sức khỏe con người, mời các bạn cùng tìm hiểu:

  • Cơ thể mất khoảng 1 lít máu, tương ứng với khoảng 20% tổng lượng máu trong cơ thể thì tim sẽ bị gián đoạn hoạt động hoặc tim sẽ ngừng nhận đủ lượng máu để lưu thông. Lúc này, sẽ giảm mạnh mức độ huyết áp và nhịp tim. Tuy nhiên, tính mạng của con người sẽ không đe dọa đáng kể nếu như cầm máu được ngay ở giai đoạn này. Kết hợp với đó là chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng đầy đủ và khoa học thì sẽ giúp cơ thể dần phục hồi được lượng máu đã mất.

Cách tính cơ thể cơ bao nhiêu lít máu?
Cơ thể mất máu sẽ gây nguy hiểm thế nào đến sức khỏe và tính mạng

  • Cơ thể mất khoảng 1 – 1,5 lít máu, tương ứng với khoảng 20 – 30% tổng lượng máu trong cơ thể ở người trưởng thành. Lúc này, cơ thể sẽ khát nước, tăng tiết mồ hôi và kèm theo hiện tượng buồn nôn và nôn mửa. Ở giai đoạn này, việc tự phục hồi thể tích máu đã mất ngay cả khi máu đã ngừng chảy thường rất khó mà buộc người bệnh cần phải được truyền máu.
  • Cơ thể mất 2 lít máu, tương đương 40% tổng lượng máu trong cơ thể một cách nhanh chóng. Lúc này, da của con người sẽ nhợt nhạt rõ rệt, chuyển sang màu hơi xanh ở mặt và tay chân. Ở những trường hợp này, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái hôn mê, mất ý thức. Lúc này, để cứu sống người bệnh cần phải truyền máu tức thời.
  • Nếu cơ thể mất từ 50% tổng lượng máu trở lên một cách nhanh chóng thì được coi là tử vong.
  • Trường hợp cơ thể mất máu một cách từ từ thì cơ thể sẽ dần dần thích nghi với tình hình này. Do đó, cơ thể có thể chịu đựng được việc mất đi một lượng máu đáng kể sau khi được can thiệp kịp thời.

7. Biện pháp duy trì sự ổn định lượng máu trong cơ thể

Để thực hiện tốt các biện pháp duy trì ổn định lượng máu trong cơ thể thì chúng ta cần nắm được đâu là những cơ quan làm nhiệm vụ này. Bao gồm:

  • Thận: Cơ quan này có tác dụng điều chỉnh nồng độ chất lỏng trong cơ thể được cân bằng.
  • Hệ thống xương: Tủy xương làm nhiệm vụ sản xuất hầu hết các tế bào máu.
  • Hệ thần kinh: Làm nhiệm vụ điều khiển các cơ quan thực hiện tốt công việc của chúng.

Do đó, các bạn cần đảm bảo các cơ quan trên khỏe mạnh thì việc duy trì lượng máu ổn định trong cơ thể mới được thực hiện hiệu quả. Lượng máu trong cơ thể sẽ bị thay đổi khi có bất cứ vấn đề xảy ra với một trong những cơ quan trên. 

Các bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ để được làm các xét nghiệm về máu cơ bản. Như vậy, sẽ sớm phát hiện những bệnh lý về máu hay căn bệnh liên quan đến máu để được điều trị kịp thời nhằm đảm bảo sức khỏe.

8. Có rủi ro gì khi thực hiện hiến máu không?

Hiến máu là một trong những nghĩa cử cao đẹp. Mỗi lần hiến máu xong, chúng ta cần một thời gian nhất định để cơ thể tái tạo đủ lượng máu đã hiến. Do đó, không nên hiến máu liên tục mà cần nắm rõ một số nguyên tắc sau:

  • Nếu bạn hiến khối hồng cầu gạn tách hoặc máu toán phần thì thời gian để thực hiện lần hiến tiếp theo là khoảng 12 tuần.
  • Nếu bạn hiến tiểu cầu bằng gạn tách hoặc huyết tương thì lần hiến tiếp theo với thời gian tối thiểu là 2 tuần.
  • Nếu bạn hiến tế bào gốc gạn tách máu ngoại vi hoặc bạch cầu trung tính thì khoảng cách hiến ở lần tiếp theo là 7 ngày.

Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp nhưng cũng tiềm ẩn một số rủi ro như nhiễm trùng hoặc viêm do kim đâm không được sát khuẩn. Một số trường hợp kim tiêm đâm vào tĩnh mạch khiến chỗ kim đâm xuất hiện vết bầm…

Kết luận

Bài viết đã giúp các bạn tìm hiểu được công thức tính lượng máu trong cơ thể cũng như một số thông tin cơ thể về máu của con người. Hy vọng các bạn sẽ được cung cấp những kiến thức hữu ích để có kế hoạch chăm sóc bản thân được tốt hơn.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị,

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK

Đặt hàng ngayMiễn phí vận chuyển

Thông tin liên hệ

Gửi đi

GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)

Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)

GenK Tea (600.000đ/hộp)

GenK Plus (1.890.000đ/hộp)

Đặt hàng ngay

Cách tính cơ thể cơ bao nhiêu lít máu?

  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị

Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK

Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016

Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng

Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB

Chuyên gia tư vấn 24/7

Bài viết khác

  • Cách tính cơ thể cơ bao nhiêu lít máu?

    Trào ngược dạ dày thực quản gây đau lưng phải làm sao?

    Nhưng trào ngược dạ dày thực quản gây đau lưng ít người bị hơn và không phải ai cũng biết cách khắc phục tình trạng này.

  • Cách tính cơ thể cơ bao nhiêu lít máu?

    Trào ngược dạ dày thực quản gây khó nuốt có nguy hiểm không?

    Trào ngược dạ dày thực quản gây khó nuốt là rắc rối mà nhiều người gặp, nhưng không phải ai cũng biết rõ mức độ nguy ...

  • Cách tính cơ thể cơ bao nhiêu lít máu?

    Uống tinh bột nghệ chữa viêm loét dạ dày có tác dụng phụ không?

    Uống tinh bột nghệ chữa viêm loét dạ dày có tác dụng phụ không là câu hỏi nhiều người quan tâm hiện nay.

  • Cách tính cơ thể cơ bao nhiêu lít máu?

    Chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng nghệ an toàn tại nhà

    Chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng nghệ là phương pháp đơn giản, được nhiều người áp dụng tại nhà.

  • Cách tính cơ thể cơ bao nhiêu lít máu?

    Bà bầu bị xuất huyết dạ dày phải làm sao?

    Xuất huyết dạ dày ở phụ nữ mang thai rất nguy hiểm vì có thể đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. ...

  • Cách tính cơ thể cơ bao nhiêu lít máu?

    [Mách bạn] Xuất huyết dạ dày có uống được sữa không?

    Chế độ dinh dưỡng phù hợp rất quan trọng giúp người bị xuất huyết dạ dày nhanh chóng hồi phục. Vậy xuất huyết dạ dày có ...

  • Cách tính cơ thể cơ bao nhiêu lít máu?

    Tư vấn: Xuất huyết dạ dày có phải nằm viện không?

    Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được mức độ nguy hiểm của bệnh và chưa rõ xuất huyết dạ dày có phải nằm viện ...

  • Cách tính cơ thể cơ bao nhiêu lít máu?

    Đau dạ dày là bệnh cấp tính hay mãn tính?

    Đau dạ dày là tình trạng phổ biến hiện nay, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đau ...

    Tính cơ thể có bao nhiêu lít máu?

    Trẻ sơ sinh: Trẻ sinh đủ tháng có khoảng 75ml máu trên mỗi kg cân nặng, vậy trẻ sinh cân nặng khoảng 3.6 kg sẽ có khoảng 270 ml máu. Trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ có cân nặng là 36 kg trung bình trong cơ thể có khoảng 2.65 l máu. Người trưởng thành: Người trưởng thành nặng từ 65 - 80 kg thì cơ thể có từ 4.5 - 8 lít máu.

    Tỷ lệ máu trong cơ thể người là bao nhiêu?

    Lượng máu có trong cơ thể người Lượng máu tỷ lệ thuận với trọng lượng cơ thể, mỗi người có trung bình từ 70 - 80ml máu/kg cân nặng. Lượng máu tương đối ổn định nhờ cơ chế điều hòa giữa lượng máu sinh ra ở tủy xương và lượng máu bị mất đi hàng ngày.

    Người 50 kg bao nhiêu lít máu?

    Điều này đồng nghĩa, ở một người sở hữu cân nặng 54kg, máu trong cơ thể họ chiếm khoảng 4,4 – 5,4kg. Một người trưởng thành trung bình có khoảng 4,5 – 5,5 lít máu lưu thông bên trong cơ thể họ. Vào lúc 5 – 6 tuổi, trẻ em đã có lượng máu tương đương của người trưởng thành.

    1 kg có bao nhiêu lít máu?

    Mỗi kg trong lượng cơ thể trung bình có 70ml máu, nếu lấy 250ml máu của 3000ml máu chỉ bằng 8% số lượng máu cơ thể, Vì vậy sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.