Cách xét điểm học lực đại học năm 2022

Sinh viên đại học sẽ áp dụng các quy định về xếp loại học lực tại Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT. 

Đánh giá điểm học phần

Điều 9 Quy chế đào tạo trình độ đại học quy định về cách đánh giá và tính điểm học phần như sau:

Các điểm thành phần tính theo thang điểm 10

Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh giá. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10.

Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần.

Quy định về điểm thi, bảo vệ khóa luận trực tuyến

Với hình thức đánh giá trực tuyến (thi trực tuyến), khi áp dụng phải đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần.

Riêng việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

- Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 3 thành viên;

- Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và người học;

- Diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ.

Sinh viên bỏ thi phải nhận điểm 0

Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.

Cách tính và quy đổi điểm học phần

Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ.

- Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:

A: từ 8,5 đến 10,0;

B: từ 7,0 đến 8,4;

C: từ 5,5 đến 6,9;

D: từ 4,0 đến 5,4.

- Với các môn không tính vào điểm trung bình, không phân mức, yêu cầu đạt P từ: 5,0 trở lên.

- Loại không đạt F: dưới 4,0.

- Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:

I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;

X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;

R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.

Cách xét điểm học lực đại học năm 2022
Cách tính điểm và xếp loại học lực đại học (Ảnh minh họa)

Cách tính và quy đổi điểm trung bình học kỳ, năm học

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học, để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây:

- A quy đổi thành 4;

- B quy đổi thành 3;

- C quy đổi thành 2;

- D quy đổi thành 1;

- F quy đổi thành 0.

Những điểm chữ không thuộc một trong các trường hợp trên thì không được tính vào các điểm trung bình học kỳ, năm học hoặc tích lũy. Những học phần không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo không được tính vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Như vậy, đối với các trường áp dụng quy đổi điểm trung bình của học sinh theo thang điểm 4, sinh viên sẽ xét điểm thành phần và điểm trung bình học phần theo thang điểm 10, sau đó xếp loại học phần bằng điểm chữ và quy đổi tương ứng ra điểm thang 4 để tính điểm trung bình học kỳ, cả năm.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 10 cũng quy định, với các cơ sở đào tạo đang đào tạo theo niên chế và sử dụng thang điểm 10 thì tính các điểm trung bình dựa trên điểm học phần theo thang điểm 10, không quy đổi các điểm chữ về thang điểm.

Cách xếp loại học lực đại học

Tại khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo đại học quy định, sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:

Theo thang điểm 4:

- Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;

- Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;

- Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;

- Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;

- Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;

- Dưới 1,0: Kém.

Theo thang điểm 10:

- Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;

- Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;

- Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;

- Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;

- Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;

- Dưới 4,0: Kém.

Trên đây là một số quy định về cách tính điểm và xếp loại học lực đại học. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Cách tính điểm thi đại học năm 2022 có gì thay đổi so với các năm trước hay không? Có gì cần chú ý không? Hãy cùng Tiếng anh tốt tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm: Hướng dẫn đăng kí nguyện vọng đại học 2022

Cách xét điểm học lực đại học năm 2022
Cách tính điểm thi đại học 2022 rõ ràng, dễ hiểu nhất

Cách tính điểm thi đại học năm 2022 chi tiết

1. Cách tính điểm xét tuyển đại học theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT

Trường hợp 1: Những ngành không có môn nhân hệ số 2

Thông thường, đối với những ngành không có môn chính hoặc không có môn nhân hệ số trong tổ hợp xét đại học, cách tính điểm thi đại học có thể được tính đơn giản theo công thức sau:

Điểm thi đại học = Môn 1 + Môn 2 + Môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó:

  • Điểm Môn 1, Môn 2, Môn 3 là điểm của từng môn thành phần trong tổ hợp môn xét tuyển của thí sinh.
  • Điểm ưu tiên: Theo quy định của Bộ GD & ĐT và tùy các trường Đại học, Cao đẳng.

Trường hợp 2: Đối với những ngành có môn nhân hệ số 2

Một số trường áp dụng hệ số nhân cho các môn thi của một số ngành nhất định, phổ biến nhất là hệ số nhân hệ số 2 áp dụng cho các ngành năng khiếu hoặc môn chính của một số chuyên ngành nhất định. Trường hợp này, công thức tính điểm xét tuyển đại học như sau:

Điểm đại học (thang điểm 40) = Môn 1 + Môn 2 + Môn 3 x 2 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Cách tính trên áp dụng với các trường đại học xét tuyển theo ngành với thang điểm tổng 40. Đối với các trường tính theo thang điểm 30 thì cách tính điểm thi đại học quy đổi như sau:

Điểm đại học (thang điểm 30) = [Môn 1 + Môn 2 + Môn 3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên (nếu có)

Cách tính điểm thi đại học trên cũng áp dụng với các ngành thi năng khiếu tính hệ số 2 ở vài trường.

Xem thêm: Cách tra cứu điểm tốt nghiệp thpt năm 2022

2. Cách tính điểm thi đại học 2022 dựa trên học bạ THPT

Việc tính điểm xét tuyển đại học dựa trên bảng điểm học bạ đòi hỏi bạn phải đọc kỹ thông tin tuyển sinh của từng trường, vì mỗi trường sẽ có hình thức xét học bạ riêng.

Có hai phương thức đánh giá kết quả học bạ phổ biến:

Phương thức 1: Xét điểm 5 học kỳ (HK1 lớp 10 – HK1 lớp 12) với tổng điểm 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển. Hoặc 3 học kỳ (cả năm lớp 11, HK1 lớp 12). Hoặc chỉ 2 kì lớp 12 (một số trường có số kỳ và mốc kỳ học xét khác nhau)

Phương thức 2: Đánh giá Thành tích Học tập (Điểm tổng kết học tập)

Đối với mỗi hình thức, tôi sẽ có một ví dụ để bạn hiểu.

Ví dụ: Trường ĐH Kinh tế TP.HCM 2022 áp dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT các tổ hợp A00, A01, D01 và D07.

Xét học bạ theo hình thức điểm trung bình cộng của từng tổ hợp môn (A00, A01, D01, hoặc D07) ở các lớp 10, 11 và 12 của chương trình học THPT.

Ở đây, đối với xét tuyển đại học theo tổ hợp môn, chúng ta sẽ có một công thức tính điểm thi THPT tương tự như sau:

  • Với các ngành không có môn nhân hệ số: Điểm thi đại học = Môn 1 + Môn 2 + Môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có) 
  • Với các ngành có môn nhân hệ số 2: Điểm đại học (thang điểm 30) = [Môn 1 + Môn 2 + Môn 3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên (nếu có)

Cụ thể:

Điểm M1 = (Điểm TB cả năm lớp 10 môn 1 + Điểm TB cả năm lớp 11 môn 1 + Điểm TB HK1 lớp 12 môn 1)/3 hoặc với một số trường tính Điểm M1 = (Điểm TB HK1 lớp 10 môn 1 + Điểm TB HK2 lớp 10 môn 1 + Điểm TB HK1 lớp 11 môn 1 + Điểm TB HK2 lớp 11 môn 1 + Điểm TB HK1 lớp 12 môn 1)/5.

Điểm M2 và M3 tính tương tự với 2 môn còn lại của tổ hợp xét tuyển

  • Môn 1 = (Điểm trung bình cả năm 10 môn 1 + Điểm trung bình cả năm lớp 11 + Điểm trung bình cả năm 12 môn 1) / 3, Hoặc Môn 1 = (Điểm trung bình kì 1 lớp 10 môn 1 + Điểm trung bình kì 2 lớp 10 môn 1 + Điểm trung bình kì 1 lớp 11 môn 1 + Điểm trung bình kì 2 lớp 11 môn 1 + Điểm trung bình kì 1 lớp 12 môn 1) / 5.
  • Điểm M2 và M3 được tính tương tự đối với 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển.

Ví dụ cụ thể: Bạn Phạm Văn A xét khối A01 ngành Quản trị nhân lực trường Đại học Kinh tế TPHCM. A thuộc nhóm ưu tiên 2 (được +1 điểm).

Điểm học bạ của A như sau:

Lớp Điểm TB môn Toán Điểm TB môn Lý Điểm TB môn Anh
Lớp 10 7.5 8.0 8.4
Lớp 11 8.4 7.6 8.6
HK1 lớp 12 8.5 8.4 9.1

Dựa vào bảng trên, ta có thể tính điểm xét học bạ của Phạm Văn A khối A01 ngành Quản trị nhân lực vào Đại học Kinh tế TPHCM như sau:

  • Điểm trung bình môn Toán = (7.5 + 8.4 + 8.5)/3 = 8.1
  • Điểm trung bình môn Vật lý = (8.0 + 7.6 + 8.4)/3 = 8
  • Điểm trung bình môn tiếng Anh = (8.4 + 8.6 + 9.1)/3 = 8.7

=> Điểm xét học bạ = 8.1 + 8 + 8.7 + 1.0 = 24.8 điểm

Ví dụ: Trong trường hợp trên, nếu trường Đại học Kinh tế TPHCM thông báo tuyển sinh xét học bạ là xét điểm tổng kết các năm của thí sinh và điểm học tập của Phạm Văn A thig tính như sau:

  • Điểm trung bình các môn cả năm lớp 10: 8.5
  • Điểm trung bình các môn cả năm lớp 11: 8.1
  • Điểm trung bình các môn HK1 lớp 12: 8.2

=> Điểm xét học bạ = 8.5 + 8.1 + 8.2 + 1.0 = 25.8 điểm

Lưu ý: Điểm trung bình môn học ở đây là điểm trung bình chung của tất cả các môn học đối với học sinh phổ thông.

Ngoài hai cách tính trên còn có một số cách tính đặc biệt, cách tính cụ thể tùy theo quy định của từng trường. Các phương thức này bao gồm: xét điểm thi đánh giá năng lực, xét tổ hợp điểm thi và điểm chuyển cấp chứng chỉ quốc tế…

3. Cách tính điểm thi đại học dựa trên kết quả của bài kiểm tra đánh giá tư duy

Nhiều trường ở miền Bắc và miền Trung đang sử dụng kết quả bài thi ĐGNL của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội làm phương thức xét tuyển đại học năm 2022.

Dưới đây là cách tính điểm thi đại học thông qua bài thi đánh giá tư duy năm 2022 của Đại học Bách Khoa Hà Nội:

  • Tổng điểm tối đa: 30
  • Phần Toán: 15 điểm (gồm 25 câu trắc nghiệm 10 điểm và 2 câu tự luận 5 điểm)
  • Đọc hiểu: 5 điểm (35 câu trắc nghiệm)
  • Phần Khoa học Tự nhiên: 10 điểm (45 câu trắc nghiệm)
  • Phần tiếng Anh: 10 điểm (gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm 7 điểm và 1 câu tự luận 3 điểm)

Các thí sinh phải thực hiện phần thi Toán và Đọc hiểu. Ở phần thi tự chọn, thí sinh có thể chọn phần Khoa học tự nhiên hoặc phần tiếng Anh.

Điểm xét tuyển  = ĐIểm Toán + Điểm Đọc hiểu + Điểm Khoa học tự nhiên

hoặc

Điểm xét tuyển = điểm kiểm tra toán + Điểm đọc hiểu + Điểm tiếng Anh

4. Cách tính điểm thi đại học theo điểm thi đánh giá năng lực

Điểm thi Đánh giá năng khiếu của Đại học Quốc gia cũng nằm trong số những lựa chọn hàng đầu để xét tuyển đại học năm 2022. Có gần 70 trường đại học có cách tính điểm thi đại học sử dụng kết quả thi ĐGNL.

Trường hợp 1: Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội

  • Tổng điểm tối đa: 150
  • Phần Tư duy định lượng: 50 điểm (bao gồm 50 câu hỏi và 70 phút làm bài)
  • Phần Tư duy định tính: 50 điểm (bao gồm 50 câu hỏi và làm trong 60 phút)
  • Phần Khoa học (khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội tùy chọn): 50 điểm (gồm 50 câu hỏi và 60 phút làm bài)

Bài thi được thực hiện trên máy tính, mỗi câu trả lời đúng được một điểm và câu trả lời sai không tính điểm.

Điểm kiểm tra đầu vào = Điểm kiểm tra tư duy định lượng + Điểm kiểm tra tư duy định tính + Điểm kiểm tra Khoa học tự nhiên/ Khoa học xã hội

Đối với một số trường sử dụng điểm thi này của ĐHQGHN sẽ tính theo thang điểm 30. Công thức quy đổi cụ thể như dưới đây:

Điểm chuyển đổi (30 điểm) = Điểm đánh giá năng lực x 30/150

Trường hợp 2: Kết quả thi ĐGNL của Đại học Quốc gia TP HCM

  • Tổng điểm tối đa: 1200
  • Sử dụng ngôn ngữ: 400 điểm (bao gồm 40 câu)
  • Toán học, Tư duy logic và Phân tích dữ liệu: 300 điểm (30 câu hỏi)
  • Giải quyết vấn đề: 500 điểm (50 câu hỏi)

Lưu ý: Mỗi câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và tính phân biệt của từng câu hỏi.

Điểm xét tuyển = Tổng điểm 3 phần + Điểm ưu tiên (theo quy định từng trường)

Đối với một số trường sử dụng điểm thi này của Đại học Quốc gia TP HCM sẽ tính theo thang điểm 30. Công thức quy đổi  cách tính điểm thi đại học cụ thể như dưới đây:

Điểm quy đổi (thang 30) = Kết quả thi đánh giá năng lực x 30/1200

5. Cách tính điểm đại học vào trường Công an

Năm 2022, thí sinh đăng ký vào các trường khối công an sẽ phải tham gia kỳ thi tuyển sinh đầu vào của Bộ Công an.

Điểm thi đầu vào của trường CAND = Tổng điểm 3 môn đại học (40%) + Điểm thi Bộ Công an (60%)

Điểm xét tuyển được quy đổi theo thang điểm 30 và làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Nếu có cộng với điểm ưu tiên, điểm thưởng theo quy định.

Công thức tính điểm cụ thể như sau:

Điểm xét vào trường CAND = (Môn 1 + Môn 2 + Môn 3) x2 / 5 + Điểm thi BCA x 3/5 + Điểm ưu tiên (Đối tượng, theo khu vực) + Điểm thưởng

Trong đó:

  • Môn 1, Môn 2, Môn 3 là 3 môn tổ hợp xét tuyển của các trường CAND
  • Ưu tiên môn học và lĩnh vực cần theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Điểm thưởng: Theo quy định của Bộ Công an được trao cho các thí sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia hoặc cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia.

 6. Cách tính điểm thi đại học vào các trường Quân đội

Điểm trúng tuyển các trường quân đội năm 2022 được tính theo công thức chung với các trường đại học khác như sau:

Điểm xét tuyển trường quân đội = Môn 1 + Môn 2 + Môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Điểm cộng trong tính điểm xét tuyển đại học