Cách xử lý kịch bản

Một kịch bản MC sự kiện tốt bao gồm rất nhiều yếu tố. Người xây dựng kịch bản MC sự kiện cần phải có đầu óc tổ chức, cũng như sự linh hoạt chuyên nghiệp. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho các bạn cách xây dựng kịch bản cho MC sự kiện chi tiết và đầy đủ nhất để làm mc chuyên nghiệp.

MC sự kiện là gì?

MC sự kiện là người đảm nhiệm vai trò dẫn chương trình xuyên suốt từ đầu đến cuối một chương trình, một bữa tiệc hoặc một buổi biểu diễn. Người MC không chỉ là người truyền tải thông điệp chương trình, thông tin liên quan đến sự kiện mà còn là người mang lại không khí sôi động, dẫn dắt mọi người tương tác và hòa nhập vào sự kiện đó. 

Cách xử lý kịch bản

MC sự kiện là gì?

Một sự kiện có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng dẫn dắt, điều hướng chương trình của người MC. Người MC chuyên nghiệp, tài giỏi là người biết dẫn dắt khắn giả, đưa mạch cảm xúc của khán giả qua nhiều cung bậc và trạng thái khác nhau. Ngoài ra, họ cần phải là người tinh ý và khéo léo trong việc xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình làm MC của mình.  

Nếu bạn muốn trở thành một MC chuyên nghiệp, bạn cần đảm bảo các yếu tố sau:

- Có vốn kiến thức sâu rộng, am hiểu về các lĩnh vực khác nhau.

- Giọng nói truyền cảm, mạch lạc, dễ nghe

- Không nói ngọng, nói lắp hoặc giọng địa phượng.

- Ngoại hình ưa nhìn, vóc dáng cân đối.

- Linh hoạt, nhạy bén trong cách xử lý tình huống.

- Có khả năng điều phối chương trình và điều khiển cảm xúc của khán giả.

- Có sự đam mê, chủ động và cầu tiến trong công việc.

- Biết Tiếng Anh là một lợi thế. 

Nguyên tắc xây dựng kịch bản MC sự kiện

Mỗi loại sự kiện khác nhau sẽ có một kịch bản dẫn chương trình tương ứng. Một sự kiện buổi tối sẽ không giống với kịch bản sự kiện vào ban ngày. Chính vì vậy, khi lên kịch bản MC dẫn chương trình sự kiện cần phải phù hợp với tính chất của chương trình.

Cách xử lý kịch bản

Mỗi loại sự kiện khác nhau sẽ có một kịch bản chương trình tương ứng

Kịch bản sự kiện cũng nên chia được 2 loại hình, đó là kịch bản tổng quát và kịch bản chi tiết. Kịch bản tổng quát sẽ bao hàm hết những công việc chung của một chương trình. Đây là loại kịch bản dành cho phía khách hàng để họ quản ký lịch trình sự kiện. Kịch bản tổng thể sẽ bao gồm số thứ tự, thời gian, nội dung, phụ trách và ghi chú, mục đích để ghi lại những hoạt động chính và diễn giải sơ lược.

Kịch bản chi tiết hay còn được gọi là kịch bản MC chương trình. Loại kịch bản này sẽ kèm lời dẫn của MC và phần phân công công việc cho đội ngũ tổ chức sự kiện. Kịch bản chi tiết sẽ bao gồm số thứ tự, thời gian, nội dung, chi tiết công việc, phụ trách, lời dẫn của MC và ghi chú. Kịch bản này thường được dùng trong nội bộ và có người phụ trách rõ ràng.

Tùy thuộc vào tính chất của mỗi sự kiện mà bạn phải biến đổi kịch bản sao cho phù hợp. Tuy nhiên, kịch bản xây dựng càng chi tiết sẽ giúp cho sự kiện tránh được những sai sót không đáng có. Để thu hút được khán giả theo dõi cả chương trình thì kết cấu chương trình cần phải đa dạng. MC sự kiện sẽ chia thành các phần, giữa mỗi phần này sẽ có nội dung mang tính chất giải lao như văn nghệ, bốc thăm trúng thưởng…

Lời dẫn MC sự kiện để lại được dấu ấn trong lòng khán giả thì cần phải có phần mở đầu ấn tượng và kết thúc lắng đọng. Khán giả cần ổn định, nên phần mở đầu MC sẽ không trình bày những nội dung trọng tâm. Tuy nhiên, nó cần phải đầy đủ và hấp dẫn để có thể thu hút được khán giả ngay từ những giây đầu tiên.

Cách xử lý kịch bản

Kịch bản MC sự kiện để lại được dấu ấn trong lòng khán giả thì cần phải có phần mở đầu ấn tượng

Đó cũng chính là lý do vì sao phần mở đầu thường là những tiết mục văn nghệ. Còn khi kết thúc chương trình MC dẫn chương trình sự kiện cần phải nhắc lại một lần nữa ý nghĩa, thông điệp của sự kiện/chương trình, vì đây chính là thời khắc gần nhất với trí nhớ của khán giản. Chính vì vậy, MC cần phải “khắc cốt ghi tâm” vấn đề này để “khắc sâu” những ấn tượng của sự kiện trong trái tim của khán giả. Ví dụ, trong lời tạm biệt, cảm ơn đến khán giả, MC có thể trình bày như sau:

“Kính thưa quý vị quan khách, mọi người có hài lòng với sự kiện ngày hôm nay không ạ? Rất cảm ơn những lời góp ý, động viên chân thành nhất của quý vị dành cho công ty. Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm và phát triển tốt hơn trong tương lai. Vâng! Cuộc vui nào cũng phải đến hồi kết, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất vì sự có mặt của quý vị trong sự kiện ngày hôm nay. Thay mặt chương trình, chúng tôi xin gửi đến quý vị và gia đình lời chúc tốt đẹp nhất. Xin chân thành cảm ơn!”

Khi xây dựng kịch bản MC sự kiện, bạn cần phải lưu ý đến các yếu tố về thời gian. Cần phải đảm bảo kỹ lưỡng, cẩn trọng từng phần nội dung để chương trình diễn ra theo đúng tiến độ, logic và tạo được sự hấp dẫn cho từng phần. 

Ngoài ra bạn cũng có thể chuẩn bị Script MC sự kiện. MC script là gì? chính là ‘vũ khí’ của MC để dẫn dắt chương trình trong các sự kiện. Và nếu như MC Scripts không được chuẩn bị chu đáo, rất dễ có thể xảy ra nhiều trở ngại cho MC, dẫn đến những lỗ hỏng đáng tiếc trong chương trình. 

>> Kỹ năng làm MC chuyên nghiệp được nhiều người tìm kiếm

Cách xây dựng kịch bản cho MC sự kiện

MC giới thiệu chương trình

Đầu tiên, MC sẽ gửi lời chào đến toàn thể các đại biểu và khách mời tham dự sự kiện. Sau đó, sử dụng câu mở đầu cho sự kiện, ví dụ như: “chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cùng chương trình… trong ngày hôm nay” và gửi lời chúc may mắn, thành công đến sự kiện.

Tiếp theo, MC sẽ giới thiệu sơ qua về tình hình hiện tại, những vấn đề xung quanh liên quan đến sự kiện. MC sẽ dẫn dắt đại biểu và khách mời đến với nội dung chính của sự kiện, lý do của sự kiện ngày hôm nay.

Cách xử lý kịch bản

MC giới thiệu chương trình

Giới thiệu đại biểu

Khi xây dựng kịch bản MC sự kiện hoặc kịch bản MC Workshop đều sẽ giới thiệu các đại biểu có mặt, đến tham dự với sự kiện gồm có sự hiện diện của các vị… Ngoài ra, công ty còn vinh dự chào đón các khách mời đặc biệt đã bớt chút thời gian tham dự sự kiện ngày hôm nay… Danh sách đại biểu sẽ dựa theo chức vụ, đại diện và đơn vị… Sau đó, MC sẽ giới thiệu, mời quan khách hướng về màn hình theo dõi các hoạt động để hiểu qua về chương trình.

Mời đại diện lên phát biểu

Và sau đây, tôi xin kính mời đại diện công ty… lên trình bày chi tiết về kế hoạch, cũng như mục tiêu trong thời gian tới. Khi đại diện lên đọc diễn văn khai mạc chương trình cần trình chiếu phim, video về sự kiện. Sau đó, cảm ơn lời phát biểu của đại diện.

Cách xử lý kịch bản

MC giới thiệu các đại biểu có mặt

Chương trình văn nghệ, giải trí

Để tiếp nối chương trình, sau đây là phần thể hiện ca khúc… của ca sĩ…Xin mời quý vị cùng thưởng thức! Vâng, một phần trình diễn vô cùng tuyệt vời, gác lại phần trình diễn sôi động vừa rồi, chúng ta sẽ trở lại với bầu không khí bình yên qua phần biểu diễn của nhóm múa…

Lời tạm biệt và cảm ơn khách mời

Bạn có thể tham khảo lời tạm biệt và cảm ơn khách mời như ví dụ mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Lời chào kết có thể thay đổi tùy theo tính chất và nội dung của sự kiện.

Vậy nên để trở thành một MC tài năng bạn cần có nhiều kiến thức cũng như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp tốt để hoàn tất công việc của mình. Bạn đọc tham khảo thêm khoá học kỹ năng thuyết trình online các chuyên gia sẽ giúp bạn nắm chắc những kiến thức.

Như vậy, trong bài viết trên, UNICA đã chia sẻ cho các bạn nguyên tắc xây dựng kịch bản MC sự kiện. Việc tham gia các hoạt động dẫn chương trình cho các sự kiện sẽ giúp bạn rèn luyện sự tự tin trước đám đông. 

Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "MC Pro - Toả sáng trên sân khấu chỉ với 30 ngày học"

XEM TOÀN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY

>> 4 lý do khiến bạn không thể bỏ lỡ khóa học “Trở thành MC sự kiện chuyên nghiệp trong 30 ngày”

Tags: MC