Cách xử lý lạc mốc

Phơi, luộc không có tác dụng

Ngoài việc gây ngộ độc cấp tính (liều gây chết người khoảng 10mg), độc tố Aflatoxin còn được xem là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan. 

Nếu nghi ngờ mốc, chớm mốc đều phải kiên quyết hủy bỏ, không được tiếc rẻ và để dùng.

Theo PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà (phòng Công nghệ Sinh học Môi trường, Viện Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam), nhiều gia đình thấy lạc, đậu bị mốc, tiếc của không bỏ đi mà sảy qua rồi phơi khô để ăn tiếp với suy nghĩ rằng đã hết độc. Nhưng thực chất không phải vậy.

PGS.TS Đinh Duy Kháng, trưởng phòng Vi sinh vật Phân tử (Viện Công nghệ Sinh học) cũng cho rằng sử dụng lại số lạc, đậu bị mốc đó sau khi chỉ chà sát và phơi khô là việc làm sai khoa học, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. "Đấy là vấn đề mà nhiều gia đình hiện nay chưa nắm được. Họ chỉ suy nghĩ đơn giản là trông đã sạch nấm mốc là đã hết độc".

Theo tài liệu của Cục Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ, độc tố aflatoxin rất bền với nhiệt. Khi đem lạc mốc rang lên, dù ở nhiệt độ rất cao, các bào tử nấm mốc bị tiêu diệt, nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn. Các nghiên cứu cho thấy rang lạc ở 150độC trong 30 phút, Aflatoxin B1 giảm trung bình 80% và Aflatoxin B2 giảm 60%. Như vậy, lạc mốc dù được chế biến ở nhiệt độ cao, ăn vào vẫn có thể gây nguy hiểm.

Khi đem lạc mốc rang lên, dù ở nhiệt độ rất cao, các bào tử nấm mốc bị tiêu diệt, nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn.

- Aflatoxin được biết đến là một trong những chất gây ung thư gan mạnh nhất tác động qua đường miệng - nếu hấp thu một tổng lượng 2,5mg Aflatoxin trong thời gian 89 ngày có thể dẫn đến ung thư gan hơn 1 năm sau.

- Theo các chuyên gia, lương thực thực phẩm khô như lạc, đậu… dễ ẩm mốc do hút ẩm nhiều, do đó nên phơi khô, giữ nguyên vỏ và đựng trong hộp kín. Nếu phát hiện đã thấy nấm mốc tốt nhất nên loại bỏ, không ăn tới. Trường hợp cần xử lý nên rang, bung hoặc sấy ở nhiệt độ trên nhiệt độ sôi, tức từ 1500C trở lên.

PGS.TS Đinh Duy Kháng cũng chung quan điểm này, ông cho rằng, chất Aflatoxin không chỉ độc vì có nhiều trong thực phẩm khô, gây nên bệnh ung thư gan mà còn độc ở sự tồn tại dai dẳng của nó. Nó được sinh ra dưới dạng là chất hóa học, vì thế chất Aflatoxin không bị mất đi khi xử lý ở nhiệt độ nóng hay thậm chí là nhiệt độ sôi (100độC).

"Để loại bỏ chất độc này cần nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi, tuy nhiên, việc đó cũng chỉ giúp hạn chế một phần nào chứ không loại bỏ được hoàn toàn. Cụ thể, với nhiệt độ rang, sấy từ 150 đến hơn 200độC sẽ loại bỏ được một phần nấm mốc", PGS.TS Đinh Duy Kháng cho hay.

Không được tiếc rẻ để dùng

Ðể phát triển, nấm mốc cần phải có môi trường phù hợp với chúng, đó là độ ẩm cao và nhiệt độ nóng ấm thích hợp. Các nghiên cứu cho thấy, Aspergillus flavus chủ yếu xâm nhập khi hạt lạc còn chứa 15 - 20% hàm lượng nước, nếu dưới 9% nước thì loại nấm mốc này không thể nào phát triển được.

Với gạo, hàm lượng nước dưới 12%, mốc sẽ không phát triển được. Vì vậy, theo các chuyên gia, muốn bảo quản và dự trữ lạc, chúng ta cần phải phơi khô, loại bỏ hết những hạt giập vỡ, hạt nhăn nheo, hạt nghi mốc. Nếu trong quá trình bảo quản có những hạt chớm mốc thì những bào tử mốc sẽ nhanh chóng lây lan sang những hạt lạc lành. Gạo cũng cần bảo quản nơi khô ráo, kho bảo quản phải thông thoáng.

Trong điều kiện gia đình, khi sử dụng lương thực, thực phẩm cần kiểm tra kỹ, nếu nghi ngờ mốc, chớm mốc đều phải kiên quyết hủy bỏ, không được tiếc rẻ để dùng. Các loại bánh chớm mốc dù chưa bị chua cũng nên loại bỏ.


Theo Bee.net.vn

thuhuyen

Theo Sohu, vào giữa tháng 8 vừa qua, một cặp vợ chồng sống ở TP Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã nhập bệnh viện cấp cứu tại BV Chữ thập đỏ trong tình trạng sốc, hạ huyết áp… Sau một ngày điều trị, người vợ đã không qua khỏi.

Theo thông tin ban đầu, người chồng tên là Hu, 44 tuổi cho biết trong đêm hôm trước vợ chồng anh đã ăn lạc dù đã bị mốc chút ít nhưng do tiếc tiền nên họ đã ăn hết số lạc ấy.

Qua thăm khám, các bác sĩ của bệnh viện chẩn đoán anh Hu đã bị ngộ độc thực phẩm, tuy vẫn chưa chắc chắn về nguồn gây ngộ độc nhưng theo các bác sĩ thì khả năng vợ chồng anh Hu nhập bệnh viện trong tình trạng nguy kịch do ăn nhiều lạc mốc.

Theo bác sĩ, trong lạc mốc có thể chứa aflatoxin, là một chất cực độc. Độc tính của aflatoxin cao gấp 68 lần so với thạch tín và 10 lần so với kali xyanua, phá hủy mô gan nghiêm trọng. "Chỉ 1 mg aflatoxin cũng đủ để gây ung thư, 20 mg đủ để gây tử vong. Aflatoxin chính là một sát thủ giấu mặt mà nhiều người không thể ngờ tới" - bác sĩ nói.


Trong lạc mốc có thể chứa aflatoxin, là một chất cực độc, chỉ 20 mg cũng đủ để gây tử vong cho người dùng. Ảnh: Dailymail

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia (Việt Nam), độc tố aflatoxin rất khó bị phân hủy bởi nhiệt độ cao hay hóa chất, không những thế nó còn có thể tích lũy trong cơ thể người và động vật. Người ta đã thấy lạc rang ở nhiệt độ 150 độ C, các bào tử nấm đều bị diệt nhưng độc tố của chúng không bị phá hủy hoàn toàn, vì vậy ăn vào vẫn nguy hiểm. Một số người có thói quen tiếc rẻ những thực phẩm bị chớm mốc vẫn dùng làm thức ăn hãy coi chừng.

Người ta ước tính có khoảng gần 40% số loài nấm mốc đã được biết đến có thể sản sinh ra độc tố, tuy khác nhau nhưng ít nhiều đều nguy hiểm cho sức khỏe con người. Các độc tố nấm đều độc, mức độ độc của chúng cũng khác nhau, vì vậy khi xâm nhập vào cơ thể chúng gây bệnh không giống nhau.

Với những loại ít độc hoặc một liều lượng nhỏ độc tố nấm chỉ gây ngộ độc nhẹ, người bệnh bị nôn mửa, tiêu chảy, choáng váng… Những độc tố vi nấm tích lũy dần trong cơ thể lâu dần dẫn đến bệnh hiểm nghèo nguy hiểm như ung thư gan do aflatoxin, suy thận do ochratoxin, ung thư buồng trứng do fumonisins…

Viện Dinh dưỡng cũng lưu ý người tiêu dùng, khi nhận thấy hình dạng, màu sắc, mùi vị của thực phẩm bị biến dạng (so với đặc trưng của thực phẩm) hoặc nghi ngờ thực phẩm không đảm bảo an toàn thì cần vứt bỏ.

Để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc do ăn phải độc tố của vi nấm, cần áp dụng các biện pháp đề phòng như:

- Không mua và sử dụng các loại lương thực, thực phẩm đã bị mốc như lạc, đậu nành, gạo, ngô, bánh ngọt, mứt...

- Không được đãi, rửa các lương thực, thực phẩm đã bị mốc để sử dụng trở lại vì độc tố sẽ còn lại bên trong.

Khi sử dụng thực phẩm có biểu hiện của nhiễm độc, ngộ độc thức ăn hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thì nhất thiết phải đình chỉ việc sử dụng thức ăn đó và giữ toàn bộ thức ăn thừa, chất nôn, phân, nước tiểu… để gửi đi xét nghiệm, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để điều tra, xác minh và kịp thời tổ chức cấp cứu người ngộ độc.

Xử trí cấp cứu trước tiên là phải làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết chất đã ăn vào, ngăn cản sự hấp thu của ruột với chất độc, phá hủy độc tính đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày.

n cơm xong được nửa tiếng, bà Bảy thấy bụng đau dữ dội, đau quằn quại từng cơn, buồn nôn và nôn ra toàn nước. Bác sĩ cho biết bà bị ngộ độc do ăn lạc mốc.

Bà Nguyễn Thị Bảy, 67 tuổi (Hà Nam) ở một mình vì con cái đi làm định cư ở xa. Có một mình nên bà ăn uống đơn giản qua loa, thường rang vừng, lạc ăn cùng cơm. Một hôm thấy gói lạc bị mốc, vứt đi thì tiếc nên bà rửa sạch, lấy một ít nấu canh mướp, còn lại rang lên với mắm đường. Ăn cơm xong được nửa tiếng, bà thấy bụng đau dữ dội, đau quằn quại từng cơn, buồn nôn và nôn ra toàn nước. Đến chiều bà đi ngoài phân lỏng nhiều lần, chân tay lạnh toát, miệng khô, mắt trũng, người mệt lả. Mệt quá bà gọi hàng xóm nhờ đưa đi viện. Các bác sĩ cho biết bà bị ngộ độc do ăn lạc bị mốc, chỉ cần truyền dịch, tiêm và uống thuốc vài ngày là khỏi.

Lời bàn: BS Đỗ , Phòng khám Dinh dưỡng, Trung tâm Y tế dự phòng Sở Y tế Hà Nội cho biết, mốc phát triển ở hạt lạc là loại nấm mốc rất độc có tên là aspergillusflavus. Loài vi khuẩn này sống thích nghi trong các loại lương thực và thực phẩm, đặc biệt là lạc bị ẩm. Nếu ăn phải nấm mốc này sẽ gây ngộ độc cấp tính, rối loạn tiêu hoá như bà Bảy. Nếu ăn phải độc tố kéo dài, mỗi ngày một ít thì sẽ có thể gây ung thư gan, ung thư đường mật. Qua trường hợp bà Bảy, mọi người cần chú ý không nên ăn những thức ăn ôi thiu, thức ăn để quá lâu ngày vì có nhiều loại nấm mốc rất nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu bảo quản không tốt, đậu phộng rất dễ bị mốc sinh ra chất aflatoxin là một độc tố có khả năng gây ung thư gan rất mạnh. Dù được luộc hay rang, chất aflatoxin không bị hủy hoàn toàn nên vẫn gây độc hại cho cơ thể. Do đó khi ăn cần kiểm tra kỹ, nếu thấy có dấu hiệu mốc hoặc chớm mốc, bị mốc, đều phải dứt khoát loại bỏ.

Xin nhớ, ngay cả khi chúng ta đun nấu trong nhiệt độ cao, aflatoxin có trong lạc mốc cũng không biến mất hay phân hủy dưới tác dụng của nhiệt mà sẽ trực tiếp được đưa vào cơ thể qua đường ăn uống. Vì vậy, khi lạc xuất hiện tình trạng mốc hay hư hỏng chúng ta nên lập tức hủy bỏ tránh để người thân trong gia đình ăn phải aflatoxin.

Nhiều người có thói quen chà sạch nấm mốc ở đậu phộng, đậu, phơi khô rồi đem dùng lại. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, cách làm này không giúp loại bỏ độc tố và dễ gây ung thư cho người sử dụng.

Aflatoxin được biết đến là một trong những chất gây ung thư gan mạnh nhất tác động qua đường miệng - nếu hấp thụ một tổng lượng 2,5mg Aflatoxin trong thời gian 89 ngày có thể dẫn đến ung thư gan hơn 1 năm sau.

Sử dụng lại số lạc, đậu bị mốc đó sau khi chỉ chà xát và phơi khô là việc làm sai khoa học, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Đây là vấn đề mà nhiều gia đình hiện nay chưa nắm được. Họ chỉ suy nghĩ đơn giản là trông đã sạch nấm mốc là đã hết độc. 

Chất Aflatoxin không chỉ độc vì có nhiều trong thực phẩm khô, gây nên bệnh ung thư gan mà còn độc ở sự tồn tại dai dẳng của nó. Nó được sinh ra dưới dạng là chất hóa học, vì thế chất Aflatoxin không bị mất đi khi xử lý ở nhiệt độ nóng hay thậm chí là nhiệt độ sôi (1000C). Để loại bỏ chất độc này cần nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi, tuy nhiên, việc đó cũng chỉ giúp hạn chế một phần nào chứ không loại bỏ được hoàn toàn. Cụ thể, với nhiệt độ rang, sấy từ 1500 độ C đến hơn 2000 độ C sẽ loại bỏ được một phần nấm mốc.

Ðể phát triển, nấm mốc cần phải có môi trường phù hợp với chúng, đó là độ ẩm cao và nhiệt độ nóng ấm thích hợp. Các nghiên cứu cho thấy, Aspergillus flavus chủ yếu xâm nhập khi hạt lạc còn chứa 15 - 20% hàm lượng nước, nếu dưới 9% nước thì loại nấm mốc này không thể nào phát triển được. Với gạo, hàm lượng nước dưới 12%, mốc sẽ không phát triển được. Vì vậy, theo các chuyên gia, muốn bảo quản và dự trữ lạc, chúng ta cần phải phơi khô, loại bỏ hết những hạt dập vỡ, hạt nhăn nheo, hạt nghi mốc. Nếu trong quá trình bảo quản có những hạt chớm mốc thì những bào tử mốc sẽ nhanh chóng lây lan sang những hạt lạc lành. Gạo cũng cần bảo quản nơi khô ráo, kho bảo quản phải thông thoáng.

Trong gia đình, khi sử dụng lương thực, thực phẩm cần kiểm tra kỹ, nếu nghi ngờ mốc, chớm mốc đều phải kiên quyết hủy bỏ, không được tiếc rẻ để dùng. Các loại bánh chớm mốc dù chưa bị hư nhưng cũng nên loại bỏ.

Độc tố Aflatoxin thường có trong các thực phẩm khô đã lên mốc. Aflatoxin là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài Aspergillus, là một loại nấm mốc, đáng chú ý nhất là Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. Ngoài việc gây ngộ độc cấp tính (liều gây chết người khoảng 10mg), độc tố Aflatoxin còn được xem là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan.

2. Khoai tây xuất hiện đốm đen

Khi khoai tây có dấu hiệu biến dạng, mốc và xuất hiện đốm đen có nghĩa là khoai tây đã hỏng và bị nhiễm khuẩn. Sau khi ăn phải sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc thức ăn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao thậm chí là hen suyễn và co giật. Bên cạnh đó, việc ăn loại khoai tây này trong một thời gian dài có khả năng dẫn đến suy gan nghiêm trọng do vi khuẩn từ khoai tây xâm nhập phá hoại các tế bào trong cơ thể.

3. Khoai tây mọc mầm

Khoai tây mọc mầm chứa rất nhiều solanine - một chất cực độc. Chúng ta có thể bị ngộ độc sau khi ăn và có các triệu chứng như đau bụng, chóng mặt, buồn nôn. Ngay cả khi chúng ta loại bỏ các mầm trên củ khoai, solanine vẫn còn trong khoai tây và khiến chúng ta ngộ độc như thường.

4. Thực phẩm muối chua và thực phẩm có chất bảo quản

Thịt xông khói, xúc xích, kimchi, dưa muối và các loại thực phẩm khác thường được ưa thích vì có hương vị thơm ngon và dễ dàng bảo quản. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này có chứa nitrat và nitrit, nếu thường xuyên sử dụng sẽ dẫn đến nguy cơ mắc ung thư cao.

5. Đồ ăn để qua đêm

Nhiều người có thói quen tiết kiệm, thường bảo quản thức ăn dư thừa trong tủ lạnh và tái sử dụng vào ngày hôm sau. Điều này vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của chúng ta. Trong thức ăn dư thừa chứa nhiều nitrit, nếu được sử dụng quá nhiều dễ dẫn đến ung thư, đặc biệt là các chế phẩm từ thịt và rau.

6. Đỗ xanh chưa nấu chín

Đỗ xanh sống chứa saponin, phytohemagglutinin và các chất khác. Việc ăn đỗ xanh chưa nấu chín sẽ khiến chúng ta khó chịu trong cơ thể và có các biểu hiện như nôn mửa, ngộ độc.

Tổng hợp

Video liên quan

Chủ đề