Cạnh tranh trong nội bộ ngành là gì

Đề bài:

a. Là sự ganh đua về kinh tế trong các ngành sản xuất khác nhau.

b. Là sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành hàng .

c. Là sự ganh đua về kinh tế của các tập đoàn kinh tế lớn.

d. Là sự ganh đua về kinh tế của các đơn vị sản xuất trong nước.

Xem đáp án
Cạnh tranh là gì luôn là vấn đề được tất cả mọi người quan tâm. Có thể nói cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển nền kinh tế xã hội. Trong mọi phương diện của cuộc sống ý thức vươn lên luôn là yếu tố chủ đạo hướng suy nghĩ và hành động của con người. Vậy cụ thể khái niệm này ra sao, hãy cùng công ty kế toán bePro.vn tìm hiểu bài viết sau! 

 

Cạnh tranh là gì?

Cạnh tranh là khái niệm rất rộng, xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, thể thao… Và có khá nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau về cạnh tranh.

Định nghĩa cạnh tranh trong doanh nghiệp

Trong kinh tế học, khái niệm cạnh tranh (tiếng Anh là Competition). Được định nghĩa là một quá trình đấu tranh qua lại giữa các chủ thể kinh tế. Trong quá trình đó, mục tiêu chính đó là chiếm lĩnh thị phần khách hàng, tăng mức tiêu thụ, tăng lợi nhuận cho DN. Đây là một quá trình khốc liệt đòi hỏi các DN phải có chiến lược cụ thể, nếu không sẽ bị đào thải khỏi thị trường. 

Nói một cách đơn giản, cạnh tranh chính là toàn bộ nỗ lực của DN để cố gắng giành lấy khách hàng. Bằng cách cung cấp các sản phẩm khác nhau, giao dịch tốt hơn, chất lượng phục vụ tốt hơn…

 

Cạnh tranh trong nội bộ ngành là gì

Cạnh tranh là gì và phân loại các loại hình cạnh tranh

 

Khái niệm sức cạnh tranh là gì

Một sản phẩm muốn có vị trí vững chắc trên thị trường và muốn thị trường của nó ngày càng mở rộng. Thì nó phải có điểm mạnh và có khả năng để nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường đó. Sức cạnh tranh của hàng hoá được hiểu là tất cả các đặc điểm, yếu tố, tiềm năng. Mà sản phẩm đó có thể duy trì và phát triển vị trí của mình trên thương trường cạnh tranh một các lâu dài và có ý nghĩa.

Để đánh giá được một sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh hay không thì cần dựa vào các nhân tố sau:

– Giá thành sản phẩm và lợi thế về chi phí (khả năng giảm chi phí đến mức tối đa).

– Chất lượng sản phẩm và khả năng đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

– Các dịch vụ đi kèm sản phẩm.

 

Các loại hình cạnh tranh

Bên cạnh việc trả lời câu hỏi: “Cạnh tranh là gì?”. Thì chúng ta cần quan tâm đến loại hình để hiểu về cạnh tranh một cách rõ ràng hơn.

1. Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường

Cạnh tranh giữa người mua và người bán

Người mua muốn mua hàng hóa với giá thấp nhất. Còn người bán lại muốn bán hàng hóa của mình với giá cao nhất. Sau khi thương lượng giữa hai bên, giá cuối cùng sẽ được hình thành.

Cạnh tranh giữa người mua với người mua

Tùy thuộc vào mức độ cung cầu trên thị trường, mức độ cạnh tranh sẽ thay đổi. Khi lượng cung nhỏ hơn lượng cầu, giá cả hàng hóa sẽ tăng, cạnh tranh trở nên gay gắt. Người mua phải chấp nhận giá cao hơn để mua được thứ mà họ cần.

Cạnh tranh giữa người bán và người bán

Đây là cuộc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp hàng hóa để tranh giành KH và chiếm thị trường. Dẫn đến giá cả hàng hóa sẽ giảm xuống có lợi cho người mua.

 

Cạnh tranh trong nội bộ ngành là gì

Cạnh tranh là gì và phân loại các loại hình cạnh tranh

 

2. Căn cứ vào phạm vi các ngành kinh tế 

Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất hoặc tiêu thụ một loại hàng hóa. Nhằm giành giật điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất để thu được lợi nhuận siêu ngạch.

Ví dụ: Coca cola và Pepsi được coi là cạnh tranh trong nội bộ ngành nước giải khát có ga. Hay như Samsung và Apple là các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành di động thông minh.

Cạnh tranh giữa các ngành với nhau

Các DN ở các ngành kinh tế cạnh tranh với nhau với mục đích thu lợi nhuận cao nhất về mình. Sự phân bổ vốn đầu tư giữa các ngành kinh tế một cách tự nhiên sẽ hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.

 

3. Căn cứ vào tính chất của việc cạnh tranh

Cạnh tranh hoàn hảo

Cạnh tranh hoàn hảo xảy ra khi có nhiều người bán cùng một loại sản phẩm. Không có sự khác biệt về mẫu mã, công dụng cạnh tranh với nhau. Nhưng không có ai đủ khả năng khống chế giá hàng hóa trên thị trường. Để có thể dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh hoàn hảo này, người bán sẽ phải giảm giá. Hoặc tìm ra sự khác biệt trong sản phẩm của mình so với những người bán khác.

Cạnh tranh không hoàn hảo

Là cuộc cạnh tranh giữa những người bán có sản phẩm không hoàn toàn giống nhau.

Cạnh tranh độc quyền

Cạnh tranh độc quyền xảy ra khi trong thị trường có rất ít người bán hàng hóa, dịch vụ đó. Giá cả của sản phẩm sẽ do chính người bán quyết định. Không dựa vào mối quan hệ cung – cầu.

 

Cạnh tranh trong nội bộ ngành là gì

Khái niệm và phân loại các loại hình cạnh tranh

 

4. Căn cứ vào thủ đoạn cạnh tranh

Cạnh tranh lành mạnh

Là cuộc cạnh tranh không vi phạm pháp luật, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Diễn ra một cách công khai và công bằng với đôi bên.

Cạnh tranh không lành mạnh

Là cuộc cạnh tranh trái với luật pháp, dựa vào những kẽ hở của pháp luật và bị xã hội lên án. Ví dụ: trốn thuế, buôn bán lậu,…

 

Kết luận: 

Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về cạnh tranh là gì và phân loại các loại hình cạnh tranh. Hy vọng bài viết mang lại nguồn thông tin phù hợp với bạn.

Cạnh tranh trong nội bộ nhằm mục đích gì?

Khái niệm cạnh tranh nội bộ Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hoá, nhằm giành những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch.

Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến kết quả gì?

Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành nên giá trị thị trường của hàng hóa(giá trị xã hội của hàng hóa).

Cạnh tranh khác ngành là gì?

Cạnh tranh giữa các ngành: cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình này có sự phận bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành, kết quả hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.

Cạnh tranh giữa các ngành có mục đích gì?

Cạnh tranh giữa các ngành: Là sự cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp trong ngành kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất.