Card rời chạy thế nào khi chạy game nặng năm 2024

Bạn có đang thắc mắc, liệu rằng chơi game không cần sử dụng card đồ họa rời thì có được không? Card đồ họa có vai trò như thế nào đối với các PC Gaming? Hãy cùng Techzones giải đáp những thắc mắc đó thông qua bài viết này nhé.

Chức năng của card đồ họa

Card đồ họa (Graphics Card) là một phận có chức năng xử lý các tác vụ liên quan đến đồ họa như màu sắc, chi tiết độ phân giải, độ tương phản hình ảnh. Được xem là một bộ phận quan trọng dành riêng để xử lý các vấn đề về hình ảnh của máy, nếu không có card đồ họa, người dùng không thể nhận được thông tin mà CPU đã tính toán.

Tuy nhiên, thiết bị vẫn có thể xử lý được các tác vụ đồ họa nếu CPU có tích hợp GPU xử lý đồ họa. Đây gọi là những card đồ họa Onboard. Đối với những dòng CPU không tích hợp sẵn iGPU thì người dùng bắt buộc phải trang bị thêm card màn hình rời để xử lý và xuất thông tin hình ảnh.

Một số dòng CPU không được tích hợp card đồ họa, ví dụ như: CPU Intel Core i3-9100F, hay AMD Ryzen 3 3200...

Trang bị card đồ họa rời chơi game

Tuỳ vào từng tựa game mà yêu cầu hiệu năng của GPU khác nhau. Một số trò chơi có thể chạy tốt mà chỉ cần GPU onboard như Liên minh huyền thoại, Fifa online 4, PUBG Mobile, LMHT, DOTA 2, Apex Legends...

Các tựa game nặng, yêu cầu đồ họa cao thì hiệu năng của GPU Onboard không thể đáp ứng được như PUBG PC, BattleField V, COD: Warzone... Lúc này, người dùng phải trang bị thêm một card màn hình rời chất lượng để chơi.

Tại thời điểm hiện tại ở phân khúc CPU chơi game tốt tích hợp sẵn iGPU thì AMD đang có phần chiếm ưu thế hơn so với Intel. Những cái tên được AMD phát triển với hiệu năng chơi game tốt có thể kể đến Vega 3, Vega 8, Vega 11 được trang bị trên Athlon 200GE, Ryzen 3 3200G hay Ryzen 5 2400G.

Với Intel thì các mẫu CPU tích hợp sẵn iGPU không được nhà sản xuất tối ưu cho nhu cầu chơi game. Intel hướng đến các đối tượng yêu cầu về xử lý đồ họa chuyên dụng hơn. Một số CPU có iGPU của Intel như: Intel Pentium G5400, Core i5-9400, Core i7-9700, Core i9-9900, Core i5-10400...

Lợi ích của PC chơi game không cần card đồ họa rời

Những bộ máy tính PC Gaming không trang bị card màn hình rời có chi phí thấp hơn rất nhiều. Người dùng không cần phải mua những VGA rời đắt đỏ mà vẫn có thể chiến game tốt. Tuy sẽ có hạn chế về trải nghiệm chơi game ở một số tựa game, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt ở một số game tầm trung.

Không có card màn hình có chơi game được không?

Đối với các tựa game AAA luôn hướng đến cốt truyện và chất lượng đồ họa, vấn đề GPU là quan trọng nhất. Với những chiếc card đồ họa tích hợp, bạn có thể chiến các tựa game AAA ở mức FPS > 60, nhưng khi muốn chơi game ở độ phân giải cao thì bắt buộc phải đầu tư linh kiện càng cao càng tốt, để mang đến trải nghiệm chơi game đỉnh cao.

Vậy nên, với nhu cầu chơi game AAA thì nên hướng đến card đồ họa rời để cho ra những hình ảnh hiển thị ở độ phân giải cao.

Hy vọng, qua bài viết này sẽ giải đáp được thắc mắc của bạn về việc có nên đầu tư một card đồ họa rời chơi game hay không. Nếu có nhu cầu muốn mua các sản phẩm card màn hình chất lượng thì hãy tham khảo tại Techzones bạn nhé.

Hầu như game thủ nào cũng lo lắng việc chiếc card đồ họa đắt tiền của mình sẽ xuống cấp, hư hỏng sau một thời gian sử dụng, hoặc khi chạy game nặng. Liệu lo lắng này có cơ sở hay không? Điều gì xảy ra khi bạn cho chiếc card đồ họa gánh game khủng suốt một thời gian dài?

Dĩ nhiên là card đồ họa sẽ hỏng khi bị bào quá sức - nếu không thì tại sao chúng ta lại ngại ngần khi mua những món hàng secondhand mang tiếng là hàng đào coin, và chỉ tìm mua đồ game thủ sử dụng? Nhưng đằng sau kết luận đơn giản này lại có nhiều điều thú vị mà Sforum tin rằng bạn sẽ muốn biết đấy.

Đúng, nhưng còn tùy…

Để biết được khả năng hư hỏng của card đồ họa cao đến mức nào trong điều kiện bình thường, Sforum đã lang thang trên mạng để tìm hiểu thông tin và bắt gặp báo cáo từ một hãng bán lẻ Đức. Theo số liệu của họ, game thủ cần phải rất xui mới gặp phải card đồ họa hỏng: chỉ 2% đến 5% số card đồ họa là phải trả về sửa chữa hay bảo hành. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể yên tâm là một chiếc card đồ họa được gamer sử dụng (không phải đào coin) sẽ tồn tại rất lâu. Không phải ngẫu nhiên mà NVIDIA vẫn cập nhật driver mới đều đặn cho các dòng sản phẩm GTX 600 đã ra mắt từ cả thập kỷ trước.

Nhưng card đồ họa cũng là sản phẩm vật lý và cần tuân theo các quy tắc của Newton. Mỗi chiếc card màn hình được tạo ra từ vô số linh kiện khác nhau, và xài càng nhiều thì khả năng một linh kiện nào đó bị hư hỏng, khiến card không còn chạy được sẽ tăng lên. Nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm mức độ sử dụng, nhiệt độ của card, số lần bật và tắt nguồn cũng như mức độ bụi bặm, ẩm thấp của môi trường hoạt động. Mỗi linh kiện lại có thể hư hỏng theo những cách khác nhau, chẳng hạn như…

Quạt tản nhiệt hi sinh đầu tiên

Trong tất cả các bộ phận của card đồ họa thì thứ có khả năng bị hỏng trước tiên là quạt - bộ phận chuyển động vật lý duy nhất. Quạt giữ cho GPU của bạn mát bằng cách di chuyển không khí nóng ra khỏi chip GPU để nó có thể tiếp tục hoạt động. Theo thời gian, quạt làm mát thường bám đầy bụi, làm giảm khả năng thổi không khí hoặc có thể hỏng hoàn toàn nếu hợp chất bôi trơn bên trong bị hỏng. Các hư hỏng này sẽ làm tăng nhiệt độ của GPU, có thể dẫn đến sụt giảm hiệu năng hoặc nặng hơn là cháy card.

Mọi GPU đều được trang bị tính năng tự bảo vệ mình khỏi quá nhiệt bằng cách giảm hiệu suất. Vì vậy, nếu GPU của bạn đột nhiên bắt quạt quay nhanh hơn (ồn hơn bình thường) hoặc hoạt động kém hơn (số khung hình giảm xuống), hãy làm sạch kỹ lưỡng quạt làm mát và tản nhiệt của GPU bằng khí nén. May mắn là ngay cả khi quạt hỏng hoàn toàn, bạn thường có thể thay thế nó một cách khá dễ dàng, hoặc thay hẳn tản nhiệt nước.

Đôi khi vấn đề không nằm ở chiếc quạt mà là do keo tản nhiệt bị khô, nứt và không còn dẫn nhiệt tốt nữa. Bạn chỉ cần tháo quạt và tra lại keo tản nhiệt, nhưng nếu không rành thì nên mang ra trung tâm bảo hành của nhà sản xuất để tránh hỏng hóc.

Tụ điện chết la liệt

Trên mỗi card đồ họa thường được trang bị rất nhiều tụ điện, và số lượng lớn khiến tỉ lệ hỏng hóc cũng cao. Tụ điện nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ thường xuyên và một số bị lỗi ngay khi rời khỏi dây chuyền sản xuất. Nếu bạn đủ khả năng để khắc phục sự cố tụ điện, bạn có thể thay thế các tụ điện kém trên GPU nếu bạn có thể tìm thấy các linh kiện thay thế tương đương. Nhưng với game thủ bình thường thì mang đi bảo hành là tiện nhất.

Ngoài ra, mối hàn liên kết các chip và linh kiện với bảng mạch của card GPU của bạn có thể bị lão hóa và nứt theo thời gian do thay đổi nhiệt độ thường xuyên, va chạm, bảo quản không đúng cách hoặc chạy quá nóng. Vì vậy, Sforum xin xác nhận rằng việc sử dụng GPU cho các tác vụ nặng, game khủng có thể làm tăng nguy cơ hỏng mối hàn. Việc sửa chữa các mối hàn là hoàn toàn khả thi.

Chip GPU, RAM hỏng hóc

Liệu một con chip GPU có thể bị hao mòn do sử dụng nhiều không? Trên lý thuyết thì có, nhưng thường các thành phần khác trên card sẽ trở chứng từ rất lâu trước khi chip bị hỏng.

Chip GPU trên card đồ họa của bạn chứa hàng triệu hoặc hàng tỷ bóng bán dẫn (transistor), được “khắc” vào một miếng silicon. Bóng bán dẫn già đi theo thời gian, ảnh hưởng đến hiệu suất của chúng. Khi đủ số lượng bóng bán dẫn bị hỏng, chip sẽ bị lỗi. Một trong các lý do chính khiến bóng bán dẫn gặp trục trặc theo thời gian là nhiệt và tỉ lệ lỗi tăng lên khi kích thước chip càng nhỏ.

Một số chuyên gia nghi ngờ những con chip máy tính được sản xuất ngày nay sẽ không tồn tại lâu như những con chip được sản xuất vào những năm 1990. Tuy nhiên việc dự đoán tuổi thọ chính xác vẫn chỉ là phỏng đoán vì công nghệ vi mạch của chúng ta còn quá mới.

Hiện tại, NVIDIA không công bố ước tính MTBF (thời gian trung bình giữa các lần hỏng hóc) cho các card đồ họa dành cho game thủ, nhưng lại công bố số liệu này cho các card nhắm đến doanh nghiệp. Ví dụ họ cho rằng card Tesla K20X tồn tại được 14.7 năm đối với “môi trường không được kiểm soát” và 23.8 năm đối với “môi trường được kiểm soát”. Lưu ý rằng nói chung thì card đồ họa công nghiệp tồn tại lâu hơn so với card đồ họa cho game thủ.

Điều thú vị là chúng ta có thể so sánh con số lý thuyết này với dữ liệu thực tế. Sforum có số liệu từ nghiên cứu về tuổi thọ của GPU được công bố hồi năm 2020 có tiêu đề “Tuổi thọ GPU trên Siêu máy tính Titan: Phân tích sự sống còn và độ tin cậy” do Phòng Thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge viết. Theo báo cáo này thì 18,688 card đồ họa Tesla K20X được sử dụng trong siêu máy tính Cray XK7 Titan có tuổi thọ trung bình khoảng 3 năm, trong đó những card nóng nhất đặt ở khu vực trung tâm hỏng đầu tiên.

Lời kết

Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng việc “vắt” sức mạnh của card đồ họa trong các tựa game khủng có thể khiến chúng hao mòn nhanh hơn, hỏng hóc sớm hơn, nhưng chủ yếu là do nhiệt. Nếu bạn có một giải pháp tản nhiệt hợp lý và bộ nguồn tốt, card đồ họa hoàn toàn có thể tồn tại lâu dài. Bạn mua card để dùng và hoàn toàn không cần phải lo lắng về chuyện nhiệt độ, hãy cứ "xõa" với những tựa game đỉnh. Trên kinh nghiệm cá nhân của tác giả, cả 5 chiếc card đồ họa từng sử dụng đều sống khỏe 3-4 năm trời cho đến khi được bán đi và thay thế bằng một sản phẩm mới mạnh hơn.

Chủ đề