Cầu hỏi về hiệu ứng Bullwhip

Nếu đang học tập và làm việc liên quan đến quản lý chuỗi cung ứng, chắc chắn các bạn đã nghe tới thuật ngữ Bullwhip effect. Trong bài viết này, chúng ta sẽ giải đáp thắc mắc Bullwhip effect là gì và những nội dung xoay quanh thuật ngữ này. Xem ngay nhé!

1. Giải đáp Bullwhip effect là gì? 

Bullwhip effect là hiện tượng một sản phẩm bị khuyếch đại về nhu cầu trên thị trường, trong khi nhu cầu thực tế lại không thể đạt được tới mức đó. Điều này sẽ gây ra khó khăn cho những người kinh doanh trong việc thiết lập hàng tồn kho cũng như các chính sách liên quan đến giá. Đây là điều bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không hề mong muốn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. 

Cầu hỏi về hiệu ứng Bullwhip
Bullwhip effect là hiện tượng một sản phẩm bị khuếch đại nhu cầu

Người ta còn gọi Bullwhip effect với cái tên là hiệu ứng roi da. Bởi khi chúng ta chỉ cần chuyển động nhẹ ở phần đầu của roi da thì ở phần cuối chiếc roi da đó sẽ chuyển động nhiều hơn. Giống như việc trên thị trường chỉ có nhu cầu là 1, nhưng bị khuếch đại thành 3, 4 khiến cho doanh nghiệp phải tích lũy, sản xuất ra nhiều hàng hóa để phục vụ nhu cầu cho người tiêu dùng. 

Để chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp thường dựa trên khả năng tiêu thụ của thị trường trong kỳ trước đó, thực hiện các cuộc nghiên cứu trên thị trường hoặc đôi khi chỉ dựa trên bối cảnh thị trường để đưa ra những dự đoán về nhu cầu người tiêu dùng. 

Việc đưa ra trước những dự đoán giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch cụ thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, khai thác tiềm năng kinh doanh hướng tới đúng đối tượng mục tiêu. 

Cầu hỏi về hiệu ứng Bullwhip
Đưa ra dự đoán về nhu cầu giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch tốt về cung ứng sản phẩm

Tuy nhiên, đôi khi vì những lý do chủ quan từ bản thân doanh nghiệp hoặc thị trường mà kết quả dự đoán sai, gây ra hiệu ứng Bullwhip, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho doanh nghiệp về doanh số, kế hoạch sản xuất, công tác bảo quản, vận tải,...

2. Nguyên nhân và tác động của hiệu ứng Bullwhip

2.1. Nguyên nhân của Bullwhip effect

2.1.1. Sai lệch thông tin

Trong quá trình nghiên cứu thị trường, người thực hiện nghiên cứu có thể thu thập được những thông tin sai lệch khiến cho kết quả dự đoán về nhu cầu sử dụng bị sai lệch. Sau đây là một ví dụ về sự sai lệch thông tin: 

Doanh nghiệp A kinh doanh sản phẩm tã bỉm trẻ em và có mong muốn mở rộng thị trường tới một trong các thành phố B, C, D. Thành phố nào có nhu cầu cao nhất thì sẽ kinh doanh sản phẩm tại đó. Khi nhân viên thực hiện nghiên cứu thị trường về số lượng trẻ em ở dưới 5 tuổi đã xác định sai số lượng trẻ em đã xác định sai thông tin, khiến phóng đại nhu cầu trên thị trường B, trong khi vốn dĩ thị trường có có nhu cầu thấp nhất.

Cầu hỏi về hiệu ứng Bullwhip
Sai lệch thông tin trong quá trình nghiên cứu thị trường

2.1.2. Tăng dung lượng đơn hàng

Một doanh nghiệp lớn không đồng nghĩa với việc khả năng tiêu thụ sản phẩm lớn. Ảo tưởng về khả năng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ đứng trước rủi ro trong việc tồn kho hàng hóa. 

Một số doanh nghiệp lại muốn nhập hàng hóa với số lượng lớn cùng lúc để tiết kiệm chi phí (chiết khấu lớn hơn, tiết kiệm vận chuyển,...). Tuy nhiên, nếu lượng hàng hóa quá lớn so với nhu cầu thì chắc chắn sẽ không thể tiết kiệm được, đôi khi còn gia tăng chi phí cho việc lưu kho hàng hóa. 

2.1.3. Biến động giá thành

Giá thành cũng tác động lớn tới nhu cầu trên thị trường. Giá cả càng tăng thì sẽ càng làm giảm bớt nhu cầu và ngược lại. Ví dụ minh họa: 

- Doanh nghiệp tăng giá sản phẩm: Doanh nghiệp A kinh doanh cây cảnh dự đoán nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng trong dịp tết nguyên đán 2021 trong nội thành thành phố là 1.000 sản phẩm (năm 2020 vào khoảng 800 sản phẩm). Tuy nhiên, doanh nghiệp đã tăng giá  sản phẩm so với năm 2020 là 500 nghìn đồng. 

Lúc này, người tiêu dùng sẽ đưa ra lựa chọn sản phẩm thay thế khác cho ngôi nhà của mình với mức giá rẻ hơn. Do đó, tiềm năng tiêu thụ của thị trường rất có thể sẽ bị giảm xuống.

Cầu hỏi về hiệu ứng Bullwhip
Sự biến đổi của giá thành sản phẩm làm thay đổi hành vi mua của khách hàng

- Đối thủ cạnh tranh giảm giá sản phẩm: Mức giá của đối thủ cạnh tranh cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới tiềm năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu hai sản phẩm là tương đương nhau nhưng đối thủ cạnh tranh lại đưa ra mức giá rẻ hơn, lượng sản phẩm tiêu thụ dự đoán ban đầu của doanh nghiệp sẽ bị giảm xuống. 

2.1.4. Sự khan hiếm giả

Khi doanh nghiệp có số lượng hàng hóa cung cấp ra thị trường thấp hơn nhiều so với nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng. Lúc này, người tiêu dùng sẽ tạo ra sự khan hiếm giả rằng trên thị trường đang rất cần sản phẩm này.
Người tiêu dùng có thể đặt trước sản phẩm ở rất nhiều doanh nghiệp khác nhau, làm cho tất cả các doanh nghiệp “ảo tưởng” về số lượng người mua hàng. Tuy nhiên, người mua lại chỉ nhận một đơn hàng cung cấp sớm nhất và hủy các đơn hàng sau đó. 

Như vậy, mỗi một cá nhân người mua đã khuếch đại nhu cầu của mình gấp lên 2, 3, thậm chí là nhiều lần khiến cho các doanh nghiệp nhầm tưởng về nhu cầu cũng như sự khan hiếm trên thị trường.

Cầu hỏi về hiệu ứng Bullwhip
Sự khan hiếm giả trên thị trường gây ảo tưởng về nhu cầu hàng hóa

2.2. Tác động - ảnh hưởng

Bullwhip effect có những tác động tiêu cực đến hoạt động cung ứng sản phẩm của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều chi phí hơn cho việc lưu kho sản phẩm bao gồm chi phí thuê mặt bằng, trang thiết bị trong kho, nhân viên quản lý kho, vận hành kho… Đôi khi sản phẩm còn bị ảnh hưởng chất lượng nếu như lưu kho quá lâu. 

Ngoài ra, doanh nghiệp còn bị tiêu hao nguồn lực cho các hoạt động quảng cáo, giảm giá hay bán lỗ khi sản phẩm dư thừa quá nhiều, muốn đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm để giảm thiểu rủi ro.

Xem thêm: Tư vấn quản lý dự án xây dựng là gì?

3. Giảm thiểu rủi ro từ Bullwhip effect

Để giảm thiểu rủi ro từ hiệu ứng roi da, các doanh nghiệp nên thực hiện việc nghiên cứu nhu cầu trong thời gian cụ thể để có căn cứ chính xác về hoạt động cung ứng sản phẩm. Mức giá sản phẩm cũng nên được duy trì ở mức ổn định để người tiêu dùng dễ dàng đưa ra lựa chọn hơn. Trong hoạt động kinh doanh, đôi khi đưa ra các chính sách xúc tiến bán như giảm giá cũng làm kích cầu tiêu dùng. Đặc biệt, chú trọng với người tiêu dùng cuối cùng thay vì những nhu cầu ảo, giảm thiểu rủi ro đến từ sự khan hiếm giả trên thị trường. 

Cầu hỏi về hiệu ứng Bullwhip
Mức giá nên được duy trì ở mức ổn định trên thị trường

Hiện nay, có rất nhiều các phần mềm quản lý chuỗi cung ứng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thể quản lý hiệu quả hoạt động cung ứng sản phẩm của mình. Các phần mềm này với những tính năng vô cùng ưu việt, chắc chắn sẽ giúp cho các hoạt động trong doanh nghiệp nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm hơn. Nếu đang là nhà quản trị doanh nghiệp, các bạn có thể tham khảo các phần mềm này để hoạt động quản lý chuỗi cung ứng trở nên dễ dàng hơn, tối giản nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. 

Trên đây là toàn bộ nội dung để giải đáp Bullwhip effect là gì. Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã tìm kiếm được những thông tin hữu ích trong hoạt động cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp mình. Chúc các bạn thành công.

Chuỗi cung ứng là gì? Tối ưu quy trình vận hành chuỗi

Bạn hiểu gì về chuỗi cung ứng? Hãy click ngay vào link dưới đây để biết quy trình vận hành chuỗi cung ứng.

Chuỗi cung ứng là gì

Từ khóa liên quan

Chuyên mục