Chất dẻo polime là phát minh thuộc lĩnh vực nào trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 10 có đáp án năm 2021 mới nhất

Trang trước Trang sau

  • Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX (phần 1)
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX (phần 2)
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX (phần 3)

Tải xuống

Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện ôn thi THPT Quốc gia năm 2021 môn Lịch Sử đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 10 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao.

A. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ

Câu 1:Vấn đề bùng nổ dân số, sự vơi cạn nghiêm trọng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã đặt ra cho cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật nhiệm vụ gì?

A.Chế tạo ra những nguồn tài nguyên mới.

B.Tạo ra những công cụ sản xuất mới, vật liệu mới

C.Điều chỉnh cơ cấu dân số

D.Tăng năng suất các ngành kinh tế

Lời giải:

Vấn đề bùng nổ dân số, sự vơi cạn nghiêm trọng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã đặt ra cho cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật phải giải quyết trước hết là chế tạo và tìm kiếm những công cụ sản xuất mới có kĩ thuật và năng suất cao, tạo ra những vật liệu mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2:Đâu là hạn chế cơ bản nhất trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai?

A.Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện tính chất tàn phá, hủy diệt. Nạn ô nhiễm mô trường, tai nạn, bệnh tật

B.Cách mạng khoa học kĩ thuật chế tạo vũ khí đẩy nhân loại trước một cuộc chiến tranh mới

C.Nguy cơ của cuộc chiến tranh hạt nhân

D.Nạn khủng bố, gây nên tình hình căng thẳng

Lời giải:

Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện tính chất tàn phá, hủy diệt. Nạn ô nhiễm mô trường, tai nạn, bệnh tật là hạn chế cơ bản nhất trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3:Vì sao trong cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại, khoa học lại trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp?

A.Kỹ thuật đi trước mở đường cho khoa học

B.Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học công nghệ.

C.Các nhà khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

D.Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học

Lời giải:

Khoa học lại trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại vì mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Như vậy khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, đã trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4:Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật những năm 40 của thế kỷ XX đến năm 2000?

A.Tất cả phát minh kỹ thuật luôn đi trước và mở đường trong nghiên cứu khoa học.

B.Khoa học luôn đi trước và tồn tại độc lập với kỹ thuật.

C.Thời gian tự phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất được rút ngắn.

D.Tất cả phát minh kỹ thuật đều khởi nguồn từ nước Mỹ.

Lời giải:

Trong cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay), mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất.

=> Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất được rút ngắn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5:Lí do tại sao giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại lại được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ?

A.Đã tìm ra nhiều vật liệu mới phục vụ như cầu đa dạng của đời sống con người.

B.Gắn với sự ra đời của máy tính điện tử, đưa con người đến “văn minh thông tin”.

C.Phát hiện ra những dạng năng lượng mới gắn liền với thành tựu khoa học cơ bản.

D.Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học- kĩ thuật

Lời giải:

Trong giai đoạn hai (từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng từ năm 1973 đến nay), cuộc cách mạng diễn ra chủ yếu về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học- kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cách mạng khoa học- công nghệ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6:Tại sao nói khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp?

A.Vì khoa học là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.

B.Vì tay nghề của công nhân ngày càng cao.

C.Vì sản xuất được nhiều sản phẩm hàng hóa.

D.Vì nhà máy là phòng nghiên cứu chính.

Lời giải:

Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay.

- Nếu như các phát minh lớn của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII như: máy hơi nước, máy phát điện… chủ yếu bắt nguồn từ những cải tiến về kĩ thuật, những người phát minh không phải những nhà khoa học mà là những người lao động trực tiếp.

- Thì những phát minh của khoa học - công nghệ có nguồn gốc từ nghiên cứu khoa học. Khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Đầu tư vào khoa học mang lại hiệu quả ngày càng cao. Thời gian nghiên cứu khoa học đến ứng dụng vào sản xuất được rút ngắn lại.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7:Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã làm xuất hiện xu thế nào từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX đến nay?

A.Xuất hiện xu thế toàn cầu hóa

B.Những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, lao động

C.Xuất hiện xu thế liên kết khu vực

D.Xuất hiện xu thế sáp nhập trên thế giới

Lời giải:

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã đưa tới sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa từ những năm 80 của thế kỉ XX.…

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8:Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có ý nghĩa như thế nào?

A.Những bước nhảy vọt mới của nền văn minh thế giới.

B.Có những tác động tích cực về nhiều mặt.

C.Tác động lớn đến quan hệ quốc tế từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX đến nay.

D.Gây nên những hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người.

Lời giải:

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có ý nghĩa như một bước nhảy vọt mới của nền văn minh thế giới. Với quy mô rộng lớn, nội dung sâu sắc và toàn diện, nhịp điệu vô cùng nhanh chóng,… Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đã đem lại những thành tựu kì diệu, những thay đổi to lớn trong đời sống nhân loại.

Các đáp án B, C, D là tác động không phải ý nghĩa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9:Loại vũ khí nào sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai hiện nay đã được dân sự hóa phục vụ cho cuộc sống con người?

A.Vũ khí hạt nhân

B.Vũ khí hóa học

C.Vũ khí sinh học

D.Vũ khí phóng xạ

Lời giải:

Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) Mĩ đã chế tạo thành công vũ khí hạt nhân với việc thử nghiệm hai quả bom nguyên tử ở Nhật Bản. Sau chiến tranh, hạt nhân được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, y tế, nông nghiệp…

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10:Để hạn chế những tác động tiêu cực của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay, các nước cần phải làm gì?

A.Bảo vệ môi trường.

B.Không sản xuất vũ khí hạt nhân.

C.Phát triển kinh tế.

D.Tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, hạn chế vũ khí hủy diệt.

Lời giải:

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay mang lại những tác động tiêu cực, trong đó quan trọng nhất là sự đe dọa hủy diệt của những loại vũ khí hiện đại và vấn nạn ô nhiễm môi trường. Vì thế, để hạn chế những tác động tiêu cực này, các nước cần phải tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, hạn chế vũ khí hủy diệt.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11:Cách mạng khoa học - kĩ thuật đã làm thay đổi kết cấu lao động ở các nước tư bản phát triển như thế nào?

A.Lao động trong nông nghiệp tăng lên.

B.Lao động trong ngành công nghiệp tăng lên.

C.Lao động trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp tăng lên.

D.Lao động trong các ngành dịch vụ, phi sản xuất vật chất tăng lên.

Lời giải:

Việc chế tạo ra những công cụ sản xuất mới đặc biệt là hệ thống máy tự động đã giúp thay thế sức lao động của con người trong các ngành sản xuất vật chất. Do đó cơ cấu lao động đã có sự dịch chuyển theo hướng tăng lao động trong ngành dịch vụ và phi sản xuất vật chất, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12:Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là?

A.Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.

B.Tạo ra khối lượng hàng hóa đồ sộ.

C.Đưa loài người sang nền văn minh trí tuệ.

D.Sự giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng.

Lời giải:

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có ý nghĩa như một bước nhảy vọt mới của nền văn minh thế giới. Góp phần làm thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13:Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A.Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.

B.Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật.

C.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

D.Phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn.

Lời giải:

Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ đã đưa con người bước sang một nền văn minh mới, văn minh thông tin. Hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là làm xuất hiện xu thế toàn cầu hóa, đó là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược. Thông qua quá trình hội nhập, Việt Nam cần học hỏi trình độ quản lí, các thành tựu khoa học - kĩ thuật tiên tiến đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14:Điểm khác nhau cơ bản của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại so với cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII-XIX là

A.Mọi phát minh khoa học đều bắt nguồn từ sản xuất trực tiếp

B.Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học

C.Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất

D.Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ đòi hỏi cuộc sống

Lời giải:

Khác với cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII, trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, đã trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15:Điểm khác biệt cơ bản của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay với cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trước đây là gì?

A.Diễn ra do những đòi hỏi của cuộc sống của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.

B.Có những tác động tích cực về nhiều mặt nhưng cũng gây nên những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do chính con người tạo nên).

C.Đã thu được những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu.

D.Khoa học gắn liền với kỹ thuật, mở đường cho sản xuất và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Lời giải:

- Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần 1 (thế kỉ XVII - XVIII): các phát minh chủ yếu từ thực tiễn sản xuất.

- Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay): khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khoa học gắn liền với kỹ thuật, mở đường sản xuất và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16:Điểm giống nhau giữa cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX với cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại là

A.Khoa học đều là lực lượng sản xuất trực tiếp

B.Đều giải quyết những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất để đáp ứng nhu cầu con người

C.Đều khởi đầu ở nước Mĩ

D.Đều bắt đầu từ các ngành công nghiệp nhẹ

Lời giải:

Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX và cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại đều bắt nguồn từ những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất để đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17:Những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người là nguồn gốc của

A.Cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX.

B.Xu thế toàn cầu hóa.

C.Xu thế của thế giới sau Chiến tranh lạnh.

D.Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.

Lời giải:

Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18:Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có nguồn gốc từ đâu?

A.Những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

B.Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

C.Mọi phát minh đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

D.Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

Lời giải:

Cũng như cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19:Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đã phát triển qua mấy giai đoạn?

A.2

B.3

C.4

D.5

Lời giải:

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đã phát triển qua 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Giai đoạn thứ hai là từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20:Giai đoạn thứ hai của cuộc cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật còn được gọi là khoa học - công nghệ vì

A.bắt đầu từ sự ra đời của máy tính điện tử.

B.tìm ra được những nguồn năng lượng mới.

C.công nghệ trở thành cốt lõi.

D.chủ yếu diễn ra về công nghệ.

Lời giải:

Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai còn được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21:Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã tìm ra vật liệu mới nào dưới đây?

A.Bê tông.

B.Pôlime.

C.Sắt, thép.

D.Hợp Kim

Lời giải:

Pôlime là loại chất dẻo với nhiều loại hình khác nhau được tìm ra từ trong cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại. Với đặc tính nhẹ, bền, dẻo, giá thành rẻ, pôlime được ứng dụng phổ biến trong sản xuất để tạo ra nhựa, cao su, vải nhân tạo…

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22:Sự kiện nào dưới đây đã gây chấn động lớn trong dư luận thế giới?

A.Con người đặt trên lên Mặt Trăng

B.Tạo ra cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính.

C.Công bố “Bản đồ gen người”.

D.Giải mã hoàn chỉnh “Bản đồ gen người”.

Lời giải:

Sự kiện gây chấn động lớn trong dư luận thế giới là tháng 3-1997, các nhà khoa học đã tạo ra con cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23:Sự phát triển của công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật có tác động như thế nào đến nền văn minh nhân loại?

A.Đưa nhân loại bước sang nền “văn minh thông tin”

B.Thúc đẩy sự phát triển của “văn minh công nghiệp”

C.Hoàn thiện nền văn minh nhân loại

D.Đưa nhân loại bước sang “văn minh công nghiệp”

Lời giải:

Trong những thập niên gần đây, công nghệ thông tin đã phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ trên phạm vi toàn cầu, được ứng dụng sâu rộng trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội. Do đó, nền văn minh nhân loại đã sang một chương mới- “văn minh thông tin”.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24:Ý nào dưới đây phản ánh không đúng tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ?

A.Năng suất lao động tăng

B.Mức sống và chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao.

C.Hình thành một thị trường thế giới mới.

D.Hình thành xu hướng liên kết khu vực và quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước.

Lời giải:

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ có những tác động tích cực về nhiều mặt như: Tăng năng suất lao động, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Từ đó, dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực,… hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 25:Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại là

A.Ô nhiễm môi trường

B.Tai nạn lao động

C.Các loại dịch bệnh mới xuất hiện

D.Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt

Lời giải:

Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật gây nên nhiều hậu quả, tiêu cực nhất là việc chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26:Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay?

A.Sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất.

B.Sử dụng năng lượng nước, hơi nước để cơ giới hóa sản xuất.

C.Đạt được nhiều thành tựu nổi bật về công cụ sản xuất, nguồn năng lượng….

D.Mọi phát minh sản xuất đều xuất phát từ kỹ thuật.

Lời giải:

Từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay, cách mạng khoa học – kĩ thuật chủ yếu diễn ra về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới (thế hệ thứ ba), vật liệu mới với những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 27:Nguồn năng lượng nào sau đây không phải là nguồn năng lượng mới được tìm ra trong cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại?

A.Năng lượng gió.

B.Năng lượng dầu mỏ.

C.Năng lượng mặt trời.

D.Năng lượng nguyên tử.

Lời giải:

Trước sự vơi cạn nghiêm trọng của các nguồn tài nguyên đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đặt ra cho cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại đã tìm ra được những nguồn năng lượng mới thay thế như năng lượng mặt trời, gió, thủy triều, nguyên tử…

Đáp án cần chọn là: B

Câu 28:Loại công cụ lao động nào do cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai tạo nên được xem như “trung tâm thần kinh” kĩ thuật, thay con người trong toàn bộ quá trình sản xuất liên tục?

A.“Người máy” (Rô-bốt).

B.Máy tính điện tử.

C.Hệ thống máy tự động.

D.Máy tự động.

Lời giải:

Một thiết bị máy tính điện tử có khả năng xử lý dữ liệu nhanh chóng, chính xác, được xem như “trung tâm thần kinh kĩ thuật”. Nó chứa sẵn hoặc lưu trữ thêm dữ liệu với mức độ cao, có thể thay thế con người trong toàn bộ quá trình sản xuất liên tục.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 29:Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đầu cho kĩ thuật, đến lượt mình kĩ thuật lại mở đường cho

A.kĩ thuật.

B.khoa học.

C.công nghệ.

D.sản xuất.

Lời giải:

Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đầu cho kĩ thuật, đến lượt mình kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 30:Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX là do

A.Yêu cầu của việc chạy đua vũ trang trong thòi kì chiến tranh lạnh.

B.Bùng nổ dân số, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C.Nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

D.Kế thừa những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX.

Lời giải:

Đặt trong sự so sánh với cuộc cách mạng Khoa học - kĩ thuật lần 1, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật (KH – KT) lần hai cũng phát triển do đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất.

-Trong cách mạng KH - KT lần 1, so ở nước Anh nhu cầu sử dụng các sản phẩm dệt tăng cao, yêu cầu cần sáng tạo ra một loại máy làm cho năng suất dệt cao hơn. Vì thế, máy dệt bằng hơi nước và máy kéo sợi Gienni đã ra đời, năng suất nhiều hơn so với dệt bằng tay.

-Đến những năm 40 của thế kỉ XX, do nhu cầu của cuộc sống con người ngày càng tăng cao, con người không chỉ muốn có nhiều quần áo nữa mà cần có cả các sản phẩm sạch, máy móc tiên nghi trên mọi lĩnh vực. Xuất phát từ yêu cầu này mà trong cuôc cách mạng KH - KT lần 2, con người đạt đươc nhiều thàng tựu khoa học trên nhiều lĩnh vực: sinh học, hóa học, vật lí,... cùng với đó là nguyên liệu mới, vật liệu mới, máy tính điện tử,...

Đáp án cần chọn là: C

Câu 31:Sự khác nhau cơ bản giữa 2 giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật là gì

A.Trong giai đoạn 1, tập trung phát triển về các khoa học cơ bản.

B.Trong giai đoạn 1, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ những cải tiến kĩ thuật

C.Từ giai đoạn 2, khoa học đã đi trước, mở đường cho kĩ thuật phát triển.

D.Giai đoạn 2, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật diễn ra theo chiều sâu, tập trung trên lĩnh vực công nghệ.

Lời giải:

Điểm khác biệt cơ bản của giai đoạn thứ 2 so với giai đoạn thứ nhất đó là: cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ, với sự ra đời của hàng loạt các thành tựu có ý nghĩa to lớn. Đưa đến những biến đổi sâu sắc của nền văn minh nhân loại.

Đáp án cần chọn là: D

B. XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ

Câu 1:“Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới” là bản chất của quá trình nào?

A.Quốc tế hóa

B.Khu vực hóa

C.Toàn cầu hóa

D.Quốc hữu hóa

Lời giải:

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện từ khi nào?

A.Từ những năm 70 của thế kỉ XX.

B.Từ những năm 80 của thế kỉ XX.

C.Từ những năm 90 của thế kỉ XX.

D.Xuất hiện cùng lúc với cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.

Lời giải:

Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, xu thế toàn cầu hóa xuất hiện trên thế giới, là một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3:Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX là hệ quả của

A.Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế

B.Sự sáp nhập các công ty thành những tập đoàn lớn

C.Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia

D.Cách mạng khoa học- công nghệ

Lời giải:

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4:Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX là hệ quả của

A.Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế

B.Sự sáp nhập các công ty thành những tập đoàn lớn

C.Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia

D.Cách mạng khoa học- công nghệ

Lời giải:

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5:Nội dung nào sau đây là tác động tích cực của xu thế toàn cầu hóa?

A.Phân hóa giàu nghèo giữa các nước trên thế giới và trong xã hội.

B.Kém an toàn về kinh tế, tài chính, chính trị.

C.Tạo ta nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.

D.Thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất

Lời giải:

Về mặt tích cực, toàn cầu hóa thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao.

Còn các đáp án: A, B, C là tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6:Một trong những tác động tích cực của xu thế toàn cầu hóa là

A.Sự tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới

B.Sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mại quốc tế

C.Sự thúc đẩy nhanh, mạnh việc phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất

D.Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại quốc tế và khu vực

Lời giải:

- Các đáp án A, B, D: là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.

- Đáp án C: Xu thế toàn cầu hóa về mặt tích cực đã thúc đẩy rất mạnh, sự phát triển và xã hội hóa sản xuất, đem lại sự tăng trưởng cao.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7:Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

A.Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, quân sự quốc tế và khu vực

B.Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế

C.Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn

D.Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia

Lời giải:

Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay bao gồm:

1- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế

2- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia

3- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn

4- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực

Còn đáp án A: Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, quân sự quốc tế và khu vực không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8:Sự xuất hiện của ngân hàng thế giới, Liên minh châu Âu, diễn đàn hợp tác Á - Âu là biểu hiện của xu thế nào?

A.Toàn cầu hóa.

B.Đa dạng hóa.

C.Nhất thể hóa.

D.Đa phương hóa.

Lời giải:

Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa xuất hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX là sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

=> Sự xuất hiện của ngân hàng thế giới, Liên minh châu Âu, diễn đàn hợp tác Á – Âu là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9:Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế phản ánh điều gì trong mối quan hệ giữa các nước trên thế giới?

A.Mối quan hệ lỏng lẻo

B.Mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau

C.Không có mối liên hệ nào giữa các nước

D.Sự suy giảm mối liên hệ

Lời giải:

Thương mại quốc tế phát triển có nghĩa là nền kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10:Sự xuất hiện của ngân hàng thế giới, Liên minh châu Âu, diễn đàn hợp tác Á - Âu là biểu hiện của xu thế nào?

A.Toàn cầu hóa.

B.Đa dạng hóa.

C.Nhất thể hóa

D.Đa phương hóa.

Lời giải:

Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa xuất hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX là sư ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

=> Sự xuất hiện của ngân hàng thế giới, Liên minh châu Âu, diễn đàn hợp tác Á – Âu là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11:Tại sao vào những năm cuối thế kỉ XX làn sóng sáp nhập, hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn lại tăng lên nhanh chóng?

A.Do tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế

B.Do nhu cầu của thị trường ngày càng lớn

C.Do sự xuất hiện của hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé”

D.Do nhu cầu tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

Lời giải:

Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn nhất là các công ty khoa học- kĩ thuật nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Công ty càng lớn thì càng có cơ sở tài chính vững mạnh, không dễ bị lật đổ như các công tư nhân nhỏ và có sức cạnh tranh hơn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12:Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế tăng cao, điều này có nghĩa là

A.nền kinh tế các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau.

B.sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

C.sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế.

D.sự sáp nhập và hợp nhất của các công ty thành những tập đoàn lớn.

Lời giải:

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập kỉ 90, giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế tăng cao (12 lần). Điều này có nghĩa là nền kinh tế các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13:Tổ chức nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

A.Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA)

B.Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM)

C.Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)

D.Hiệp định thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA)

Lời giải:

Trong xu thế toàn cầu hóa, kinh tế - thương mại- tài chính quốc tế là lĩnh vực liên kết chủ đạo. Do đó các tổ chức liên kết quốc tế và khu vực ra đời do tác động của xu thế toàn cầu hóa đều nằm trong các lĩnh vực này.

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là liên minh quân sự nhằm chống lại Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu nên không nằm trong xu thế này.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14:Vì sao toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không đảo ngược?

A.Do nhu cầu liên kết của các quốc gia

B.Do sự phát triển của lực lượng sản xuất

C.Do sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật

D.Do tác động của các vấn đề toàn cầu

Lời giải:

Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất nên toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Lực lượng sản xuất càng phát triển thì nhu cầu liên kết giữa các quốc gia, khu vực càng được mở rộng.

=> Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được là do sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15:Trong xu thế toàn cầu hóa, các nước đang phát triển có thể rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước, chủ yếu là do

A.Khai thác hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật công nghệ từ bên ngoài.

B.Sự giúp đỡ của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế.

C.Sự hợp tác, đối thoại, sự trợ giúp của các nước phát triển.

D.Khai thác được nguồn nhân công phong phú và rẻ mạt.

Lời giải:

Toàn cầu hóa là kết quả của quá trình tăng tiến của lực lượng sản xuất, tao điều kiện cho các quốc gia rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước bằng cách khai thác có hiệu quả vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ từ bên ngoài.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16:Cơ hội lớn nhất mà xu thế toàn cầu hóa tạo ra cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới là gì?

A.Tranh thủ được nguồn vốn

B.Chuyển giao khoa học kĩ thuật

C.Mở rộng thị trường

D.Rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển

Lời giải:

Xu thế toàn cầu hóa tạo cơ hội để các nước phát triển mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư, tận dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật để nâng cao năng suất, hạ già thành sản phẩ, tăng chất lượng mẫu mã => tăng khả năng cạnh tranh trên thị trưởng. Từ đó rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17:Thách thức nghiêm trọng về mặt chính trị mà xu thế toàn cầu hóa tạo ra cho các nước là gì?

A.Vấn đề sinh thái, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.

B.Sự phân hóa giàu nghèo càng ngày càng lớn.

C.Những tệ nạn xã hội và tội phạm mang tính quốc tế.

D.Vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Lời giải:

Bên cạnh những tác động về mặt kinh tế - xã hội, xu thế toàn cầu hóa còn đặt ra thách thức to lớn về mặt chính trị đối với các quốc gia đó là vấn đề chủ quyền quốc gia.

Điều này được lý giải bằng sự tác động của kinh tế đối với chính trị. Sự hội nhập về kinh tế tăng lên sẽ kéo theo sự hội nhập về chính trị. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, người ta thường nói về sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia dân tộc hơn là đề cập đến sự độc lập hoàn toàn của các quốc gia đó. Có thể nói, không có và không thể có một quốc gia đứng độc lập hoàn toàn tách biệt khỏi với thế giới trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18:Các tập đoàn như: Apple, Samsung, Microsoft, Facebook… cho ta thấy biểu hiện nào của xu thế toàn cầu hóa?

A.Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

B.Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

C.Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

D.Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính khu vực và quốc tế.

Lời giải:

Sự xuất hiện của các tập đoàn như: Apple, Samsung, Microsoft, Facebook, …nhắc đến biểu hiện sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia của xu thế toàn cầu hóa.

Ví dụ như tập đoàn apple là một tập đoàn công nghệ máy tính của Mỹ có trụ sở chính đặt tại Califoria. Với lượng sản phẩm bán ra toàn cầu hàng năm là 13,9 tỷ đô la Mỹ (2005), 74 triệu thiết bị iPhone được bán ra chỉ trong một quý 4 năm 2014 và có hơn 98.000 nhân viên ở nhiều quốc gia, sản phẩm là máy tính cá nhân, phần mềm, phần cứng, thiết bị nghe nhạc và nhiều thiết bị đa phương tiện khác. Sản phẩm nổi tiếng nhất là máy tính máy nghe nhạc iPod (2001), chương trình nghe nhạc Itunes, điện thoại iphone (2007), máy tính bảng ipad (2010) và đồng hồ thông minh Apple Watch (2014-2015) hoạt động trên nhiều quốc gia trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19:Để vươn lên phát triển trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam cần phải làm gì?

A.Ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ.

B.Mở cửa để hội nhập sâu rộng với bên ngoài.

C.Tận dụng các nguồn vốn đầu tư bên ngoài.

D.Hoàn thành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.

Lời giải:

Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Đứng trước xu thế đó, Việt Nam cần mở cửa để hội nhập sâu rộng với bên ngoài, tận dụng những thời cơ mà xu thế này mang lại, đặc biệt là học hỏi trình độ quản lí, thành tựu khoa học kĩ thuật và thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài => Mục đích nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20:Trước xu thế toàn cầu hóa, tại văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định Việt Nam cần

A.Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta.

B.Bỏ qua cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta.

C.Bỏ qua cơ hội, bỏ qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta.

D.Nắm bắt cơ hội, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta.

Lời giải:

Toàn cầu hóa là thời cơ lịch sử, là cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo ra những thách thức to lớn. Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Do vậy “Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta”.Thực tế qua hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, làm thay đổi bộ mặt đất nước ở nhiều phương diện.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21:Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa, các nước trên thế giới đã và đang

A.Tận dụng nguồn vốn và kĩ thuật bên ngoài để phát triển kinh tế.

B.Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

C.Nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức.

D.Tiếp tục công cuộc đổi mới, ứng dụng thành tựu khoa học- kỹ thuật của thế giới.

Lời giải:

Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa, các nước trên thế giới đã và đang nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức, coi đây là vấn đề quan trọng có tác động to lớn đến sự phát triển của từng nước.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 22:Trong xu thế hoà bình ổn định, hợp tác và phát triển, Việt Nam có được những thời cơ thuận lợi gì?

A.Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hoá.

B.Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.

C.Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học kĩ thuật.

D.Ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

Lời giải:

Trong xu thế hòa bình và hợp tác phát triển, Việt Nam có những thời cơ thuận lợi sau:

- Hợp tác kinh tế: trên nhiều lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp đến ngoại thương với các dự án từ nhỏ đến lớn, hợp tác về kinh tế là động lực quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

- Thu hút vốn đấu tư nước ngoài: vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nếu sử dụng hợp lí sẽ làn nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế. Thực tế Việt Nam hiện nay, vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm vị trí qua trọng, trong đó có vốn đầu tư không hoàn lại.

- Ứng dụng khoa học – kĩ thuật: Khoa học – kĩ thuật có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, thay đối các nhân tố sản xuất (tư liệu sản xuất, người lao động).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23:Trong xu thế toàn cầu hóa, thời cơ chủ yếu của Việt Nam là

A.Tiếp thu kinh nghiệm quản lí tiên tiến từ các nước phát triển.

B.Thu hút được nhiều nguồn viện trợ không hoàn lại từ nước ngoài.

C.Nhập khẩu loại hàng hóa với giá thấp.

D.Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Lời giải:

Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ từ những năm 80 của thế kỉ XX đã tạo ra nhiều thời cơ đối với các dân tộc, trong đó có Việt Nam. Trong xu thế này, Việt Nam có thể tiếp thu không chỉ thành tựu khoa học – kĩ thuật tiên tiến mà còn có kinh nghiệm quản lí từ các nước đang phát triển. Đó chính là nhân tố quan trọng để Việt Nam thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường thế giới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: "Đến năm 2000, nước ta có quan hệ thương mại với hơn 140 nước quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ”.Trích sách giáo khoa Lịch sử 12 NXB Giáo dục Việt Nam H.2015. Tr 215. Nội dung trên là minh chứng cho biểu hiện nào của xu thế toàn cầu hóa?

A.Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

B.Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế - tài chính quốc tế và khu vực.

C.Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

D.Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

Lời giải:

“Đến năm 2000, nước ta có quan hệ thương mại với hơn 140 nước quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ” đã thể hiện sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế, tăng cường sự trao đổi thương mại, tính phụ thuộc và mối quan hệ chặt chẽ của nền kinh tế Việt Nam đối với nền kinh tế thế giới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 25:Yếu tố nào quyết định xu hướng liên kết khu vực của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A.Yêu cầu giải quyết các vấn đề toàn cầu.

B.Sự phát triển của lực lượng sản xuất.

C.Phát huy tối đa những lợi thế về chính trị xã hội.

D.Yêu cầu tạo thế cân bằng với Liên Xô và Đông Âu.

Lời giải:

Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến xu thế toàn cầu hóa. Một trong những biểu hiện quan trọng của xu thế toàn cầu hóa là sự xuất hiện các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

=> Yếu tố dẫn đến các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết khu vực sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26:Trước xu thế tất yếu, khách quan không thể đảo ngược của toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải

A.Nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức

B.Sử dụng hiệu quả nguồn vốn và kĩ thuật bên ngoài

C.Ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học kĩ thuật

D.Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Lời giải:

Trước xu thế tất yếu, khách quan không thể đảo ngược của xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải “nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức,phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới. Đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta”.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 27:Xu thế khách quan, không thể đảo ngược của xu thế toàn cầu hóa có tác động như thế nào đến các nước đang phát triển?

A.Tạo nguồn động lực mạnh mẽ cho các nước phát triển kinh tế.

B.Tạo ra những thách thức lớn lao cho các nước.

C.Có tác động trên cả mặt tích cực và tiêu cực.

D.Thúc đẩy nhanh, mạnh sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất.

Lời giải:

Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, không thể đảo ngược. Nó có những tác động tích cực và tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28:Ý nào được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới?

A.Các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài.

B.Sự xung đột và giao thoa giữa các nền văn hóa trên thế giới.

C.Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế thương mại, tài chính ở các khu vực.

D.Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

Lời giải:

- Đáp án A: trong xu thế toàn cầu hóa, mối quan hệ giữa các nước được tăng cường, hợp tác cùng nhau phát triển, nhất là đối với các nước đang phát triển thì toàn cầu hóa là thời cơ để các nước này thu hút vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ của nước ngoài, kinh nghiệm quan lí của các nước phát triển.

- Đáp án B: sự xung đột giữa các nền văn hóa là một trong những vấn đề cản trở sự giao lưu giữa các nước, không phải là thời cơ của xu thế toàn cầu hóa.

- Đáp án C, D: biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 29:Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Toàn cầu hóa là thời cơ lịch sử, là cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo ra những thách thức to lớn. Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Do vậy, “nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta”.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là:

A.Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn.

B.Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

C.Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

D.Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu.

Lời giải:

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: C

Bài giảng: Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Cô Phạm Phương Linh (Giáo viên Tôi)

Tải xuống

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 12 chọn lọc, có đáp án khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 12 có đáp án năm 2021 mới nhất

Trang trước Trang sau

Tải xuống

Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Lịch Sử lớp 9 năm 2021 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 12 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao.

BÀI 12: NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ THUẬT SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.

Câu 1 Năm 1997, thành tựu sinh học nào gây chấn động lớn dư luận thế giới?

A.Các nhà khoa học công bố “Bản đồ gen người”

B.Công nghệ ezim ra đời

C.Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính

D.Các nhà khoa học đã công bố công nghệ “đột biến gen”

Lời giải

Cừu Dolly (hay còn gọi là cừu nhân bản) (5 tháng 7 năm 1996 - 14 tháng 2 năm 2003) là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới. Nó được tạo ra bởi Ian Wilmut, Keith Campbell và các cộng sự tại Viện Roslin ở Edinburgh, Scotland. Dolly là động vật nhân bản vô tính đầu tiên được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng trưởng thành áp dụng phương pháp chuyển nhân. Việc tạo ra Dolly đã chứng tỏ rằng một tế bào được lấy từ những bộ phận cơ thể đặc biệt có thể tái tạo được cả một cơ thể hoàn chỉnh.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2 “Bản đồ gen người” được giải mã hoàn chỉnh vào thời gian nào?

A.1947

B.1961

C.2000

D.2003

Lời giải

Tháng 6 – 2000, sau 10 năm hợp tác nghiên cứu, các nhà khoa học của các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc đã công bố “Bản đồ gen người”. Đến tháng 3 – 2003, bản đồ này mới được giải mã hoàn chỉnh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3 Nguồn năng lượng mới nào được tìm ra từ cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?

A.Năng lượng mặt trời

B.Năng lượng điện

C.Năng lượng than đá

D.Năng lượng dầu mỏ

Lời giải

Những nguồn năng lượng mới trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai là: năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nhất là năng lượng nguyên tử.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4 Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã tìm ra vật liệu mới nào dưới đây?

A.Bê tông.

B.Pôlime.

C.Sắt, thép.

D.Hợp Kim.

Lời giải

Pôlime là loại chất dẻo với nhiều loại hình khác nhau được tìm ra từ trong cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại. Với đặc tính nhẹ, bền, dẻo, giá thành rẻ, pôlime được ứng dụng phổ biến trong sản xuất để tạo ra nhựa, cao su, vải nhân tạo…

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5 Thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?

A.Sáng chế những vật liệu mới

B.Khoa học công nghệ

C.Cuộc “cách mạng xanh”

D.Tạo ra công cụ lao động mới

Lời giải

Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp với những biện pháp cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa và những biện pháp lai tạo giống mới, chống sâu bệnh đã khắc phục nạn thiếu lương thực và thực phẩm ở nhiều quốc gia.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6 Đâu là một trong những thành tựu kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX?

A.Máy tính điện tử

B.Giải mã bản đồ gen

C.Tạo ra phương pháp sinh sản vô tính

D.Tìm ra những nguồn năng lượng mới

Lời giải

Máy tính điện tử được đánh giá là một trong những thành tựu kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX. Vì nó có thể thực hiện công việc tính toán chính xác và nhanh chóng hơn rất nhiều lần so với con người; lưu trữ được khối lượng thông tin khổng lồ…Giải phóng sức lao động của con người.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7 Cách mạng khoa học – kĩ thuật có tác động như thế nào đến cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của các nước phát triển cao?

A.Lao động trong lĩnh vực công nghiệp tăng lên

B.Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm xuống

C.Lao động trong lĩnh vực dịch vụ giảm xuống

D.Lao động trong nông nghiệp, công nghiệp giảm xuống, dịch vụ tăng lên

Lời giải

Sự thay đổi của các nhân tố sản xuất đã đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động ở các nước tư bản phát triển với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên, đặc biệt là đối với các nước phát triển cao.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8 Quốc gia nào là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?

A.Anh

B.Mĩ

C.Pháp

D.Nhật Bản

Lời giải

Từ những năm 40 của thế kỉ XX, trên thế giới đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, khởi đầu từ nước Mĩ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9 Năm 1969, con người đã đạt được thành tựu gì trong công cuộc chinh phục vũ trũ?

A.Phóng thành công vệ tinh nhân tạo

B.Đưa con người bay vào vũ trụ

C.Đưa con người lên mặt trăng

D.Đưa con người lên sao Hỏa

Lời giải

Năm 1969, Mỹ trở thành nước đầu tiên trên thế giới đưa được con người lên Mặt trăng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10 Đâu không phải là các yếu tố ảnh hưởng đến sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại?

A.Sự bùng nổ dân số

B.Sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên

C.Ô nhiễm môi trường

D.Sản xuất vũ khí để chống lại chủ nghĩa khủng bố

Lời giải

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại diễn ra nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của cuộc sống con người, nhất là trong tình trạng bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11 Quốc gia đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ là

A.Liên Xô

B.Mĩ

C.Trung Quốc

D.Ấn Độ

Lời giải

Năm 1957, Liên Xô là nước phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào khoảng không vũ trụ, mở ra một kỉ nguyên chinh phục vũ trụ cho loài người.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12 Đâu là tác động tích cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đến nhân loại?

A.Làm thay đổi cơ bản các yếu tố của sản xuất, tạo ra bước ngoặt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động.

B.Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người bay vào vũ trụ trở thành hoạt động thường niên của các quốc gia.

C.Năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều được sử dụng phổ biến.

D.Chế tạo các vũ khí quân sư, vũ khí hủy diệt có sức công phá lớn chưa từng thấy.

Lời giải

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã làm thay đổi các nhân tố sản bao gồm: công cụ sản xuất (máy móc, thiết bị) và lực lượng sản xuất (người lao động). Từ đó cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13 Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

A.Ô nhiễm môi trường

B.Tai nạn lao động

C.Các loại dịch bệnh mới xuất hiện

D.Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt

Lời giải

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật gây nên nhiều hậu quả, tiêu cực nhất là việc chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14 Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại có tác động như thế nào đến văn minh nhân loại?

A.Đưa loài người bước sang văn minh hậu công nghiệp

B.Thúc đẩy sự phát triển của văn minh công nghiệp

C.Hoàn thiện nền văn minh nhân loại

D.Đưa con người bước sang văn minh công nghiệp

Lời giải

Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại, đặc biệt là giai đoạn 2 - khi công nghệ thông tin đã phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ trên phạm vi toàn cầu, được ứng dụng sâu rộng trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội. Do đó, nền văn minh nhân loại đã sang một chương mới - văn minh hậu công nghiệp- “văn minh thông tin”.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15 Động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là

A.Yêu cầu giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.

B.Yêu cầu phục vụ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

C.Do kế thừa những thành tựu KHKT cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

D.Do những đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất.

Lời giải

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại nổ ra nhằm đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất ngày càng cao của con người. Đây là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. Nếu không có nhu cầu, đòi hỏi của cuộc sống thì sẽ không có sự bùng nổ cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16 Loại vũ khí nào sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai hiện nay đã được dân sự hóa phục vụ cho cuộc sống con người?

A.Vũ khí hạt nhân

B.Vũ khí hóa học

C.Vũ khí sinh học

D.Vũ khí phóng xạ

Lời giải

Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) Mĩ đã chế tạo thành công vũ khí hạt nhân với việc thử nghiệm hai quả bom nguyên tử ở Nhật Bản. Sau chiến tranh, hạt nhân được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, y tế, nông nghiệp…

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17 Điểm khác nhau cơ bản giữa cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII-XIX với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là

A.Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

B.Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học

C.Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất

D.Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ đòi hỏi cuộc sống

Lời giải

Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX là mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất. Trong khi đó đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học- kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18 Ai là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ?

A.Phạm Tuân

B.Phạm Hùng

C.Phạm Tuyên

D.Phạm Văn Lanh

Lời giải

Phạm Tuân là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ trên con tàu Liên hợp 37 của Liên Xô vào năm 1980.

Đáp án cần chọn là: A

Tải xuống

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 9 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Lịch Sử 9 khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Những thành tựa chủ yếu và ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 29 trang )


TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
NGUYỄN KHUYẾN

Lương Nguyễn Minh Châu
Phan Nguyễn Hoàng My
Nguyễn Lê Ngọc Châu
Phạm Bảo Nguyên
Nguyễn Vũ Minh Thư
Đà Nẵng, tháng 12 / 2014
TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU MỚI
I. Giới thiệu chung
1. Trong cuộc sống
2. Trong công nghiệp
II. Những vật liệu mới từ năm 1945 đến nay
1. Giới thiệu về vật liệu mới
2. Lịch sử hình thành
3. Tính chất hoá học của Polime
3.1. Phân loại Polime
3.1.1 Chất dẻo
3.1.2 Tơ
3.1.3 Cao su
3.2. Sơ đồ thành phần của Polime
3.3. Tìm hiểu về thành phần chung
3.4. Tìm hiểu về ứng dụng
3.4.1 Chất dẻo
3.4.1.1 Phân loại chất dẻo
3.4.1.2 Ưu điểm của chất dẻo
3.4.2 Tơ
3.4.2.1 Phân loại tơ
3.4.2.2 Ưu điểm của tơ hoá học


3.4.3 Cao su
3.4.3.1 Phân loại cao su
3.4.3.2 Ưu điểm của cao su
4. Tìm hiểu về kim loại Titan
5. Tìm hiểu về vật liệu Composite
5.1 Vật liệu Composite là gì?
5.2 Thành phần cấu tạo
5.3 Ứng dụng
6. Tìm hiểu về sợi Cacbon
6.1 Sợi Cacbon là gì ?
6.2 Cấu tạo
6.3 Ưu và nhược điểm của sợi Cacbon
6.4 Ứng dụng




I. Giới thiệu
- Trong tình hình các vật liệu tự nhiên đang cạn dần trong thiên
nhiên, con người đã sáng chế ra những vật liệu mới để đáp ứng
những nhu cầu trong đời sống hàng này cũng như trong công nghiệp.
- Đã có rất nhiều vật liệu mới được sử dụng rộng rãi từ những năm
40 của thế kỉ XX đến nay.
Trong cuộc sống:
Trong công nghiệp:
Đá nhân
Polycell
Polime
Đá nhân tạo
Trong công nghiệp:


Composite
Gỗ công nghiệp
Đá nhân tạo

Những vật liệu mới
từ năm 1940 đến nay
Vật liệu
Kim loại (Sắt, Nhôm, Thép, Titan)
Polyme (Cao su, Nhựa Polyme
Nanocomposite, Polyme Composite)
Composite
Vật liệu khác (Giấy, gốm, ngói, thuỷ
tinh, xi măng, đá, vải sợi, lụa, than, )
Vật liệu sinh học
Composite
Polyme
Kim loại Sắt
Vật liệu sinh học
Vật liệu Gốm
Vật liệu Ngói
Việc phát minh ra chất Polime (hay còn
được gọi là chất dẻo) là một bước ngoặt
lớn trong sự đóng góp vào thành tựu
khoa học kĩ thuật ngày nay.
1. Lịch sử hình thành:
 1938: polyamide đầu tiên tổng hợp
("nylon") được sản xuất bởi W. Carothers
(Of DuPont de Nemours).
 1942: P. Flory và M. Huggins đề xuất lý
thuyết đầu tiên về hành vi của polyme


trong dung dịch.
 1943: Gia đình polyurethan được phát
hiện bởi O. Bayer.
Polyurethan
Polyamide
 1947: T. Alfrey và C. Gia đề xuất lý
thuyết về chuỗi.
 1953: K. Ziegler polymer hóa ethylene
dưới áp suất thấp.
Ethylene
 1954: G. Natta phát hiện ra polypropene isotactic.
Polypropene isotactic
Polypropene isotactic
 1956: Phát hiện "sống" trùng hợp bởi M. Szwarc.
 1957: monocrystals polymer đầu tiên
thu được bởi A. Keller.
 1959: Phát triển sắc ký loại trừ kích
thước của J. Moore.
 1960: Phát hiện chất đàn hồi nhựa
nhiệt dẻo bắt đầu từ copolyme khối.
monocrystals polymer
Copolymer khối
 1970-1980: Phát triển về quy mô và khái niệm của các chuỗi
polymer trong trạng thái nóng chảy bởi PG. de Gennes, Maine-
et-Loire.
 1974: Các polyamit thermal được
phát triển bởi công ty DuPont de
Nemours.
 1975: Thành lập một mối quan hệ
giữa thời gian thư giãn của các chuỗi


polymer và các biến thể ở nhiệt độ
chuyển tiếp thủy tinh của M.
Williams, R. Landel và J. Ferry.
Polyamit thermal
 1980 : W. Kaminsky và H. Sinn sử dụng sự kết hợp
aluminoxanes / metallocenes cho trùng hợp olefin.
Aluminoxanes
 1982: T. Otsu giới thiệu các khái niệm về trùng hợp cực
đoan kiểm soát
 1986: Các dendrimer đầu tiên được
tổng hợp bởi D. Tomalia.
 1994: Trùng triệt để kiểm soát bằng
cách chuyển giao nguyên tử, được
phát triển bởi ông Sawamoto và K.
Matyjaszewski.
Dendrimer
 2000: H. Shirakawa, AJ. Heeger và AG. McDiarmid được
giải Nobel Hóa học cho công việc của họ trên polyme dẫn
điện bên trong.
H. Shirakawa, A.J Heeger và A.G McDiarmid
 2005: Giải thưởng Nobel Hóa học được trao cho Y.
Chauvin, R. Grubbs và R. Schrock, cho công việc của họ
về phản ứng của Hoán đổi và ứng dụng của polyme.
Y. Chauvin, R. Grubbs và R. Schrock
2. Tính chất hoá học của Polime
1. Thường là chất rắn, không
bay hơi.
2. Hầu hết Polime không tan
trong nước hoặc các dung
môi thông thường.


3. Có khả năng bị biến dạng
khi chịu tác dụng của
nhiệt, áp suất và vẫn giữ
được sự biến dạng đó khi
thôi tác dụng.

Polime
Theo hiệu ứng
với nhiệt độ
Nhựa nhiệt
dẻo
Nhựa nhiệt
rắn
Vật liệu đàn
hồi
Theo ứng
dụng
Nhựa chuyên
dụng
Nhựa kỹ thuật
Theo mạch
chính hoá học
Polime dị
mạch
Polime mạch C
Polime vô cơ
Phân
Sơ đồ thành phần của polime
Polime
Thành phần


cơ bản
Chất dẻo
Chất độn
Phụ gia
Thành phần
- Thành phần cơ bản: là 1 polyme
nào đó. Ví dụ thành phần chính của
êbônit là cao su, của xenluloit là
xenlulozơ nitrat, của bakelit là
phenolfomanđehit.
Bakelit
- Chất hoá dẻo: để tăng tính dẻo cho
polime, hạ nhiệt độ chảy và độ nhớt
của polime. Ví dụ đibutylphtalate,…
Chất hoá dẻo Phthalate
- Chất độn: để tiết kiệm nguyên liệu,
tăng cường một số tính chất. Ví dụ
amiăng để tăng tính chịu nhiệt.
Chất độn Amiang
- Chất phụ: chất tạo màu, chất chống
oxi hoá, chất gây mùi thơm.
Chất tạo màu
Ứng dụng
Polime
Polime được ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật dưới các dạng
khác nhau, phổ biến là chất dẻo, tơ, cao su.
1. Chất dẻo
- Là một loại vật liệu chế tạo từ polime và có tính dẻo.
- Chất dẻo được phân loại theo
thành phần hoá học mạch


chính:
• Polime mạch cacbon
• Polime dị mạch
• Polime vô cơ
- Chất dẻo được phân
loại theo hiệu ứng của
polime và nhiệt độ gồm:
• Nhựa nhiệt dẻo
• Nhựa nhiệt rắn
• Vật liệu đàn hồi
• Nhựa thông dụng
• Nhựa kỹ thuật
• Nhựa chuyên dụng
P
• Nhẹ (d = 1,05; 1,5). Có loại xốp, rất nhẹ.
• Phần lớn bền về mặt cơ học, có thể thay thế kim loại.
• Cách nhiệt, cách điện, cách âm tốt.
• Nguyên liệu rẻ.
Ưu điểm của chất dẻo
Chất dẻo đã và đang đóng một vai trò rất quan trọng trong
lĩnh vực Khoa học - Kĩ thuật và đời sống:
tự nhi
Làm dụng cụ gia đình
Sản xuất pin mặt trời
Làm dụng cụ kĩ thuật
2. Tơ
- Tơ là những polime thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch
thẳng và có thể kéo dài thành sợi.

Vd: Sợi bông, sợi đay, tơ tằm, tơ nilon,


- Sản phẩm làm từ tơ tằm rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp mềm
mại, sang trọng mà quý phái của chúng.
Dựa vào nguồn gốc và quá trình chế tạo, tơ được phân
loại theo sơ đồ sau:

TƠ THIÊN NHIÊN
Có sẵn trong tự nhiên
Vd: Tơ tằm, sợi bông,
sợi đay,
TƠ HOÁ HỌC
P
TƠ TỔNG HỢP
Chế tạo từ các chất
đơn giản như tơ
nilon – 6,6; tơ
capron.
TƠ NHÂN TẠO
Chế biến hoá học
từ các polime thiên
nhiên như tơ
visco, tơ axetat.
+ Tơ tổng hợp: thu được từ các polime tổng hợp gồm:
• Tơ clorin
• Tơ capron
• Tơ nilon
• Tơ enan


Phân loại Tơ
Tơ clorin


Sợi nilon
- Tơ hóa học có nhiều ưu điểm hơn tơ thiên nhiên, chúng
thường bền, đẹp, khi giặt dễ sạch, phơi mau khô
3. Cao su
- Cao su là polime (thiên nhiên hay tổng
hợp) có tính đàn hồi.
- Cao su gồm 2 loại:
• Cao su thiên nhiên được lấy từ mủ
cao su
• Cao su tổng hợp được chế tạo từ
các chất đơn giản như rượu etylic,
sản phẩm công nghiệp chế biến dầu
mỏ.
Khai thác mủ cao su
Nệm cao su
Ứng dụng
- Ưu điểm của cao su:
• Tính đàn hồi
• Không thấm nước
• Không thấm khí
• Chịu mài mòn
• Cách điện
Cao su được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống.
Làm bánh máy bay
Sản xuất lốp xe
Vỏ bọc điện thoại
Thành phần áo mưa
Kim loại Titan
- Titan là một kim loại chuyển tiếp màu
trắng bạc. Titan được dùng trong các hợp



- Titan có tính chống ăn mòn tốt, có thể chịu
được sự mỏi kim loại nên được ứng dụng rộng
rãi trong cuộc sống:
Miếng Titan
trong lọ thuỷ tinh
P
Airbus A380 dùng hợp
kim của titan làm vỏ và
động cơ
Bảo tàng Guggenheim
được bao bọc bởi các
tấm titan
Đồng hồ mạ titan
Titan được sử dụng
làm răng giả
Tượng Yuri
Gagarin được
Xe bọc thép của Mĩ
có thành phần là
Titan
Vật liệu Composite
- Vật liệu composite là vật liệu tổng hơp từ
hai hay nhiều vật liệu khác nhau tạo lên vật
liệu mới có tính năng hơn hẳn các vật liệu
ban đầu.
- Những vật liệu composit đơn giản đã có từ rấ
t xa
xưa, khoảng 5000 năm trước Công nguyên.
Tượng đài cao 45m của


Yuri Gagarin được làm
từ titan
- Ngành khoa học về vật liệu composite
đã phát
triển trên toàn thế giới từ những năm 1950.
Composite
Thuật ngữ "Vật liệu mới" trong cuộc cải cách Khoa
học - Kĩ thuật chính là "Vật liệu Composite".
Thành phần cấu tạo
Sợi thuỷ tinh
Sợi Bazan
Sợi hữu cơ
Sợi Bor
Sợi Cacbon
Sợi Cacbua Silic
Sợi kim loại
Sợi ngắn và
các hạt phân tán
Cốt vải
Thành phần cốt
Sợi Bazan
Sợi Bor
Sợi thuỷ tinh
Sợi kim loại
Sợi hữu cơ
Sợi Cacbon
Một số sản phẩm từ vật liệu Composite
``````````````````````````````````````
Mô hình đồ chơi trẻ em
Trang trí nội thất


Thùng rác công cộng
Vỏ tên lửa, máy bay, tàu
vũ trụ
Bình chịu áp lực cao
Lốp xe ô tô, xe
TRONG VẬT LIỆU COMPOSITE, CHẤT LIỆU SỢI CACBON LÀ MỘT
TRONG NHỮNG CHẤT LIỆU TIỂU BIỂU.
Sợi
- Sợi carbon là một trong những vật liệu
nhân tạo vĩ đại nhất của nhân loại.
- Với đặc tính nhẹ, rất bền so với hầu hết
kim loại nên việc sử dụng sợi carbon trở
thành một cuộc cách mạng trong công
nghiệp như
hàng không vũ trụ,
Sợi Cacbon
chân tay giả
xe và siêu xe,

Chiếc siêu xe có vỏ
làm bằng sợi Cacbon
Máy bay có vỏ
làm từ sợi Cacbon
Bộ la-zăng làm từ sợi
Cacbon sẽ nhẹ hơn
40%-50%
Chân giả
làm từ sợi cacbon
- Edison chế tạo sợi cacbon dựa trên
chất xenlulozo, còn sợi cacbon ngày


nay làm từ dầu mỏ.
- Thomas Edison đã mất 40 giờ đốt
cháy liên tục vật chất nhằm loại bỏ
oxy, nitơ, hidro và chỉ giữ lại cacbon
để tạo ra những sợi cacbon đầu tiên
trên thế giới.
Phương pháp chế tạo trên được gọi
là “nhiệt phân”.
Cấu tạo
Cellulose
Sợi cacbon
C
arbon nhiệt phân
bay lên trên nam
Thomas Edison
- Đến tận những năm 1950 khả năng kéo
giãn của sợi carbon mới được khám phá.
Sợi polyacrylonitrile
- Sợi cacbon được sản xuất bởi một vật
liệu có tên là polyacrylonitrile (PAN)

Mục lục

  • 1 Thành phần
  • 2 Phân loại
    • 2.1 Phân loại theo hiệu ứng của polyme với nhiệt độ
    • 2.2 Phân loại theo ứng dụng
  • 3 Các loại chất dẻo
    • 3.1 Các loại chất dẻo phổ biến
    • 3.2 Nhựa chuyên dụng
  • 4 Lịch sử
    • 4.1 Parkesine
  • 5 Công nghiệp nhựa
    • 5.1 Tiêu chuẩn công nghiệp
  • 6 Phụ gia
    • 6.1 Chất ổn định
    • 6.2 Chất làm đầy
    • 6.3 Chất hóa dẻo
    • 6.4 Phẩm màu
  • 7 Độc tính
  • 8 Xem thêm
  • 9 Tham khảo
  • 10 Xem thêm
  • 11 Liên kết ngoài

Hãy cho biết nội dung ở cột bên trái thuộc lĩnh vực nào ? đánh dấu X vào các cột trống ở bên phải cho phù hợp

Khoa học cơ bảnNhững vật liệu mớiGiao thông vận tảiChinh phục vũ trụ
1. Tháng 4-2003, “tìm ra bản đồ gen người”
2. Tìm ra chất dẻo (polime)
3. Chế tạo máy bay siêu ẩn khổng lồ, tàu hoả tốc độ cao.
4. Con người bay vào vũ trụ và đăt chân lên Mặt Trăng.

Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học - kĩ thuật

Mục 1

1. Nguồn gốc

- Yêu cầu của cuộc sống, của sản xuất

- Nhân loại đang đứng trước những vấn đề to lớn: bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường.=> Đặt ra những yêu cầu mới: công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới) đối với khoa học, kĩ thuật.

Mục 2

2. Thành tựu chủ yếu

- Khoa học cơ bản:Thu được những thành tựu hết sức to lớn ở các ngành Toán học, Vật lí, Tin học, Hoá học, Sinh học.

-Công cụ sản xuất:Máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động, rôbốt.

-Năng lượng mới:Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, năng lượng gió,...

-Vật liệu sản xuất mới:Polime (chất dẻo)

-“Cách mạng xanh”:Tìm ra được phương hướng khắc phục nạn thiếu lương thực và thực phẩm.

-Giao thông vận tải và thông tin liên lạc:Máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao, tàu biển trọng tải triệu tấn, hệ thống vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình hiện đại.

-Chinh phục vũ trụ:Tàu vũ trụ, tàu con thoi, con người đặt chân lên Mặt Trăng.

Cừu Đô-li được ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính

ND chính

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật: nguồn gốc và những thành tựu chủ yếu.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duynhững thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học - kĩ thuật

Loigiaihay.com

  • Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật

    Tóm tắt mục II. Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật

  • Lý thuyết Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kĩ thuật

    Lý thuyết Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kĩ thuật

  • Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trong thời gian gần đây có những thành tựu nào quan trọng đáng chú ý?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 51 SGK Lịch sử 9

  • Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động như thế nào đối với cuộc sống của con người?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 52 SGK Lịch sử 9

  • Hãy nêu những tiến bộ về khoa học - kĩ thuật và những hạn chế của việc áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất (như môi trường bị ô nhiễm, tai nạn lao động, dịch bệnh v.v...)

    Giải bài tập trang 52 SGK Lịch sử 9

  • Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và "Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam có điểm gì giống và khác nhau?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 142 SGK Lịch sử 9

  • Vì sao thực dân Pháp và phát xít Nhật thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 82 SGK Lịch sử 9

  • Mặt trận Việt Minh ra đời (19 - 5 - 1941)

    Tóm tắt mục I. Mặt trận Việt Minh ra đời (19 - 5 - 1941)

  • Phong trào “Đồng khởi" (1959 - 1960) nổ ra trong hoàn cảnh lịch sử nào ? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của nó?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 135 SGK Lịch sử 9

Video liên quan

Chủ đề