Chất lượng của nghiên cứu là gì

Xác định khách thể nghiên cứu là một bước vô cùng quan trọng khi thực hiện nghiên cứu khoa học. Việc nhận biết đúng khách thể sẽ giúp cho người nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn, tập trung khám phá vấn đề cụ thể . Để hiểu rõ hơn khách thể nghiên cứu là gì, cùng Luận Văn Việt tham khảo bài viết dưới đây.

Chất lượng của nghiên cứu là gì
Khách thể nghiên cứu là gì?

  • 1. Khái niệm khách thể nghiên cứu
  • 2. Phân biệt đối tượng nghiên cứu – khách thể nghiên cứu – đối tượng khảo sát
  • 3. Ví dụ về khách thể nghiên cứu
  • Tài liệu tham khảo:

Khách thể nghiên cứu là hệ thống sự vật tồn tại khách quan trong các mối liên hệ mà người nghiên cứu cần khám phá, là vật mang đối tượng nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu chính là nơi chứa đựng những câu hỏi xung quanh đối tượng nghiên cứu mà người nghiên cứu cần tìm câu trả lời.(Nguyễn Văn Tuấn (2007). Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh)

  • Khách thể nghiên cứu có bao hàm đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là bản chất cốt lõi của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong đề tài nghiên cứu. 

Có thể hiểu đơn giản, đối tượng nghiên cứu trả lời cho câu hỏi “cái gì?” và  khách thể nghiên cứu trả lời cho câu hỏi “chúng ta nghiên cứu ai?”. Sinh viên, giáo viên, người cao tuổi, tầng lớp lao động thu nhập thấp…những người tham gia hoặc mang những đặc tính liên quan đến đối tượng nghiên cứu.

  • Khách thể nghiên cứu thường được xem xét trong một giới hạn nhất định về quy mô, không gian, khu vực và thời gian (hay còn gọi là phạm vi nghiên cứu).
  • Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu có mối quan hệ mật thiết trong nghiên cứu khoa học, chúng có thể chuyển hóa cho nhau.

Khách thể của một đề tài nhỏ có thể trở thành đối tượng nghiên cứu của một đề tài lớn hơn. Và ngược lại, đối tượng nghiên cứu của một đề tài lớn hơn cũng có thể trở thành khách thể cho một đề tài nhỏ.

Trong một bài luận văn, tiểu luận, bài nghiên cứu khoa học, khách thể nghiên cứu cần được trình bày một cách ngắn gọn, rõ ràng, đảm bảo đầy đủ nội dung, thông tin này cần được xuất hiện ngay từ lúc ta đưa ra tên đề tài và xuất hiện ở trang đầu tiên ngoài cùng của báo cáo nghiên cứu.

Chất lượng của nghiên cứu là gì
Xác định khách thể chính là trả lời câu hỏi chúng ta đang nghiên cứu ai

2. Phân biệt đối tượng nghiên cứu – khách thể nghiên cứu – đối tượng khảo sát

Dựa trên khái niệm khách thể nghiên cứu là gì , ta cần phân biệt nó với đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát để đem lại kết quả quá trình nghiên cứu đáp ứng được đúng mục tiêu đã đề ra.

  • Đối tượng nghiên cứu thường được xác định trên cơ sở của vấn đề nghiên cứu hay mục tiêu nghiên cứu, là bản chất hoặc sự vật hiện tượng cần được xem xét, làm rõ.
  • Khách thể nghiên cứu là hệ thống sự vật tồn tại khách quan trong các mối liên hệ người nghiên cứu cần khám phá. 
  • Đối tượng khảo sát là một bộ phận đủ đại diện của khách thể nghiên cứu được người nghiên cứu lựa chọn để xem xét. Quỹ thời gian và kinh phí dành cho một nghiên cứu là có hạn, do đó người nghiên cứu khó có thể thực hiện khảo sát trên toàn bộ các khách thể. ( Khoa sau đại học, đại học Nha Trang. hướng dẫn xây dựng đề cương nghiên cứu đề tài luận văn, thạc sĩ)

Từ vấn đề cần giải quyết, mục tiêu nghiên cứu ban đầu, người nghiên cứu sẽ xác định được đối tượng nghiên cứu trên một khách thể nhất định. Rồi sau đó, sẽ lựa chọn ra những đối tượng khảo sát tiêu biểu, đáp ứng yêu cầu để tiến hành nghiên cứu. 

  • Đối tượng khảo sát chính là chính là một phần giới hạn đối tượng nghiên cứu cộng với một phần giới hạn của khách thể. 
  • Một khách thể nghiên cứu hoặc một đối tượng khảo sát có thể phục vụ cho nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau.

Ví dụ: Trong đề tài về cải cách hành chính, thì khách thể nghiên cứu là tất cả các cơ quan hành chính, đối tượng khảo sát gồm đối tượng nghiên cứu (khâu hành chính cần cải cách) và một phần khách thể nghiên cứu ( một số cơ quan hành chính nào đó đủ mang tính đại diện). 

Chất lượng của nghiên cứu là gì
Quy mô của đối tượng quan sát luôn nhỏ hơn quy mô của khách thể

Cùng phân biệt rõ hơn đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và đối tượng khảo sát qua một số ví dụ sau: 

Đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu

Đối tượng khảo sát

Nghiên cứu những tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến vấn đề cơ hội việc làm của thanh niên nông thôn

Thanh niên tìm việc làm tại nông thôn

Thanh niên tìm việc làm tại khu vực nông thôn tại các tỉnh thành: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh

Nhận diện cơ cấu cây trồng, vật nuôi vùng đồng bằng sông Hồng

Cây trồng, vật nuôi vùng đồng bằng sông Hồng

Các loại cây trồng, vật nuôi mang tính đại diện được nuôi, trồng tại đồng bằng Sông Hồng

Nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi trong những năm gần đây

Người cao tuổi gặp phải tình trạng mất ngủ

Người cao tuổi gặp phải tình trạng mất ngủ đang sinh sống tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Đánh giá năng lực tự học của sinh viên đại học A

Sinh viên các khối ngành của đại học A

500 sinh viên được lựa chọn ngẫu nhiên trong tổng số sinh viên đại học A

3. Ví dụ về khách thể nghiên cứu

Chúng ta cùng theo dõi một ví dụ cụ thể hơn về khách thể nghiên cứu qua đề tài nghiên cứu khoa học: “Quản lý hoạt động của tổ bộ môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông Yên Hòa, phường Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

  • Mục đích nghiên cứu của đề tài : Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tổ bộ môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông Yên Hòa, phường Cầu Giấy, thành phố Hà Nội nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ bộ môn Tiếng Anh và hoạt động dạy – học môn Tiếng Anh ở nhà trường. 
  • Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động tổ bộ môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông 

Từ đó ta xác định được:

  • Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động tổ bộ môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông
  • Khách thể nghiên cứu: Hoạt động tổ bộ môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông. 
  • Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên tổ bộ môn Hóa học và học sinh trường trung học phổ thông Yên Hòa, phường Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.  

Các phương pháp nghiên cứu về sau của đề tài đều tập trung xoay quanh nhóm khách thể nghiên cứu này. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh câu hỏi khách thể nghiên cứu là gì và những ví dụ minh họa dễ hiểu cho khách thể nghiên cứu. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có được cho mình những hiểu biết thật vững vàng để quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn, tiểu luận được thành công tốt đẹp nhất.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm những kiến thức liên quan đến rất nhiều các lĩnh vực khác thông qua các bài viết được chia sẻ website của Luận Văn Việt Liên hệ ngay đến số 0915.686.099 hoặc email để nhận ngay được sự hỗ trợ tuyệt vời nhất cho bài luận văn, tiểu luận của bạn

Tài liệu tham khảo:

  1. Khoa sau đại học. Hướng dẫn xây dựng đề cương nghiên cứu đề tài luận văn, thạc sĩ. Đại học Nha Trang,
  2. Nguyễn Văn Tuấn (2007). Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh)
  3. Website trường đại học Kinh tế – Luật, đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh: https://qlkh.uel.edu.vn/goc-nckh/nghien-cuu-khoa-hoc-la-gi-, truy cập ngày 05/08/2021

Chất lượng của nghiên cứu là gì

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!

Post Views: 14.134