Chạy xe máy bị tê tay

Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Khắc Khôi Nguyên - Bác sĩ chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Khi lái xe đạp hoặc xe máy, nhiều người bắt đầu cảm thấy tê mỏi và yếu ở bàn tay. Theo thời gian, các triệu chứng này có thể trở nên rõ rệt và xảy ra sớm hơn, đòi hỏi người lái xe phải thường xuyên dừng lại và thay đổi tư thế cầm lái. Vậy chứng tê tay khi lái xe máy có nguy hiểm hay không?

1. Nguyên nhân gây tê tay

Tê bàn tay xảy ra do áp lực quá mức lên dây thần kinh ở vùng cổ tay. Khi bàn tay của bạn bị gập lúc cầm lái trong thời gian dài gây áp lực lên khu vực cổ tay. Từ đó dẫn đến hiện tượng tê bì, đau mỏi và yếu ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và một nửa ngón đeo nhẫn. Hiện tượng này gây nên sự chèn ép thần kinh giữa đi qua đoạn cổ tay mà các bác sĩ thường gọi là hội chứng ống cổ tay.

Chạy xe máy bị tê tay

Đau mỏi các ngón tay là dấu hiệu của tê bàn tay

2. Hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm hay không?

Hội chứng ống cổ tay là một bệnh lý phổ biến, gây đau mỏi, tê nhức ở cổ tay và bàn tay. Ước tính có khoảng 4% và 5% số người bị hội chứng ống cổ tay trên toàn thế giới. Dân số dễ mắc bệnh nhất là những người trung niên từ 40 đến 60 tuổi. Bệnh cũng phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Trong đó bệnh nhân nữ chiếm từ 65% đến 75% trong tất cả các trường hợp mắc hội chứng ống cổ tay.

Những người dễ có nguy cơ bị hội chứng ống cổ tay bao gồm béo phì, hoạt động cổ tay trong một tư thế kéo dài (như lái xe máy), mang thai, di truyền và viêm khớp dạng thấp. Các triệu chứng có thể khác nhau giữa các bệnh nhân. Theo đó, hội chứng ống cổ tay được phân loại khác nhau thành các mức độ nhẹ, trung bình và nghiêm trọng. Cảm giác đau có thể dẫn đến giảm sức mạnh cầm nắm và chức năng tay. Sự chèn ép thần kinh giữa trong hội chứng ống cổ tay nếu diễn ta trong một thời gian dài sẽ gây teo cơ ở ngón tay cái. Trong khi ngón tay cái đóng vai trò chức năng quan trọng nhất của cả bàn tay.

Chạy xe máy bị tê tay

Những người béo phì tăng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay

3. Điều trị hội chứng ống cổ tay như thế nào?

Điều đáng mừng là hơn 80% những người mắc hội chứng ống cổ tay có đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị không phẫu thuật. Tuy nhiên, 80% trường hợp có khả năng tái phát các triệu chứng trong vòng một năm. Các phương pháp điều trị không phẫu thuật bao gồm vật lý trị liệu, mang nẹp cổ tay, thuốc, thay đổi thói quen sinh hoạt không tốt, tiêm thuốc vào cổ tay. Các bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật khi các biện pháp điều trị khác thất bại hoặc mức độ bệnh từ trung bình - nặng. Sau đây là những lý do các bác sĩ khuyên bạn nên phẫu thuật sau khi thất bại với các liệu pháp không phẫu thuật.

  • Đầu tiên, phương pháp điều trị không phẫu thuật cho hội chứng ống cổ tay thường không làm giảm sưng và đau lâu dài.
  • Thứ hai, bác sĩ phẫu thuật tiến hành kiểm tra điện sinh lý của dây thần kinh giữa để xem bệnh nhân có mắc hội chứng ống cổ tay mức độ trung bình - nặng hay không.
  • Thứ ba, khi có hiện tượng teo cơ vùng bàn tay nhất là vùng ngón tay cái, sức cầm nắm bị suy giảm chứng tỏ có sự chèn ép nghiêm trọng dây thần kinh giữa.

Chạy xe máy bị tê tay

Phẫu thuật là cách điều trị hội chứng ống cổ tay hiệu quả nhất

Cuối cùng, các bác sĩ khuyên có thể khuyên người bệnh nên thực hiện phẫu thuật khi các triệu chứng kéo dài hơn sáu tháng mà không giảm bớt.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã triển khai phẫu thuật hội chứng ống cổ tay với đường mổ nhỏ. Đặc biệt, với sự chỉ dẫn, thực hiện phẫu thuật từ đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm, có nhiều năm công tác phẫu thuật chỉnh hình sẽ giúp người bệnh có thể phục hồi sớm và hạn chế tối đa biến chứng trong và sau quá trình phẫu thuật.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

XEM THÊM:

  • Hướng dẫn trực quan về hội chứng ống cổ tay
  • Vẫn tê cổ tay và khó co lắc sau phẫu thuật hội chứng ống cổ tay 2,5 tháng có sao không?
  • Viêm dạ dày có làm tê chân tay, nhịp tim tăng lên không?

Trong quá trình di chuyển, nguyên nhân dẫn tới đi xe máy bị tê tay là bệnh gì? Khi bị tê tay các triệu chứng này càng ngày càng trở nên dễ cảm nhận hơn và xảy ra thường xuyên hơn làm cho người điều khiển thấy rất khó chịu, bất lợi và phải đổi nhiều tư thế để tay đỡ tê hơn. Vậy bệnh này có gây ra nguy hiểm không, cách khắc phục ra sao.

Nguyên nhân dẫn tới việc đi xe máy bị tê tay là bệnh gì?

Chạy xe máy bị tê tay
Tê tay do điều khiển xe máy
  • Ta biết rằng khi bàn tay bị tê là do áp lực quá mức lên dây thần kinh ở vùng cổ tay khi điều khiển xe. Do bàn tay của bạn bị gập ngay lúc cầm lái trong thời gian lâu dài khiến áp lực gây ra lên khu vực cổ tay lớn. Do đó mà tay thường bị tê bì, yếu cơ và cũng như nhức mỏi, gây ra việc chèn ép thần kinh giữa đi qua đoạn cổ tay mà người ta thường hay gọi là chứng ống cổ tay phổ biến.
  • Khi xảy ra hội chúng ống cổ tay thường biết rằng đây là bệnh lý khá phổ biến làm đau mỏi, tê nhức ở phần bàn tay và cổ tay. Nhằm ước tính khoảng trên 3,5% tới 5,5% người thường có các hội chứng này. Mà chủ yếu người có độ tuổi cao từ 50 trở lên, thường rớt vào phụ nữ hơn là nam giới. Chiếm khoảng 70% số người bị.
  • Tùy theo từng người mà có các triệu chứng khác nhau để phân loại thành bệnh nhẹ, nặng hay trung bình. Do khi bị cảm giác đau khiến sức cầm nắm tay lái giảm đi đáng kể. Khi bị chèn ép các dây thần kinh giữa trong hội chứng ống cổ tay diễn ra trong khoảng thời gian lâu dài làm cho teo cơ ở ngón tay cái khá nguy hiểm.

Cách khắc phục bệnh tê tay do lái xe:

Cần lựa chọn loại xe phù hợp:

Chạy xe máy bị tê tay
Điều khiển xe máy bị tê tay thường do nguyên nhân nào?
  • Khi ta có một chiếc xe không phù hợp với chiều cao của mình, vóc dáng nữa nó có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau nhức cổ tay và bàn tay.
  • Khi người có thói quen ngồi chồm người về phía trước của xe máy khiến áp lực trên bàn tay dễ được gia tăng và lên cả cổ tay nữa. Ngay cả yên xe bị cao làm cho việc không cân đối về trọng lượng cơ thể khi tiến hành ngồi trên xe máy. Do vậy việc bạn sở hữu một chiếc xe phù hợp cũng góp phần hạn chế đi sự tê bì tay khi điều khiển.
>> Xem thêm: Cách chỉnh bình xăng con xe máy đạt được hiệu quả cao

Mang găng tay cũng là biện pháp tốt:

  • Việc mang găng tay bảo hộ giúp bạn cảm thấy tốt hơn khi di chuyển. Nó làm cho việc tạo sự mềm mại khi cầm nắm tay lái, tao khoảng cách tiếp xúc trực tiếp giữa bàn tay và tay lái. Làm giảm đi độ ma sát khiến bạn dễ bị tê tay, do vậy việc đeo bao tay là hết sức cần thiết khi điều khiển giúp bạn hạn chế được tối đa bệnh lý về tê tay.
  • Điều bạn cần làm là lựa chọn một loại găng tay phù hợp với tay của mình không chật quá cũng không lỏng quá. Chật thì khiến tay khó chịu việc điều khiển sẽ khó khăn hơn, còn quá lỏng khiến bạn phải điều chỉnh khó khăn.

Có thể có thêm các miếng đệm tay lái:

  • Đây cũng là lựa chọn khá hoàn hảo trong việc bảo vệ tay của bạn. Các miếng đệm được gắn vào tay lái làm cho bạn có cảm giác êm dịu hơn, dễ chịu hơn khi điều khiển. Giảm đi độ ma sát, khiến việc tê tay khó diễn ra hơn.
  • Các miếng đệm còn có công dụng bảo vệ tay lái tốt hơn trong các điều kiện thời tiết làm cho việc tập trung điều khiển của bạn trở nên tốt hơn. Nhưng lưu ý là tay phanh phải còn tốt nhé.

Giảm đi độ rung lắc từ xe điều khiển:

Khi giảm được độ rung lắc từ xe khiến bạn cũng dễ dàng khắc phục đi hiện tượng tê bì tay khi điều khiển xe. Do vậy hệ thống phuộc nhún trên chiếc xe của bạn cần phải được điều chỉnh cùng với áp suất lốp xe sẽ khiến bạn giảm đi độ rung nhún rất nhiều.

Việc điều chỉnh tay của bạn cũng góp phần làm giàm đi xe máy bị tê tay thường là bệnh gì?

Chạy xe máy bị tê tay
Cách khắc phục đi xe máy bị tê tay hiệu quả
  • Trong khi di chuyển liên tục bạn có thể đội vị trí của các bàn tay sao cho có cảm giác dễ chịu nhất, phần cổ tay làm sao đó cho ít áp lực tạo ra nhất. Cần thư giãn khuỷu tay khi tiến hành lái. Vì khi khuỷu tay được thư giãn sẽ giảm đi độ dẫn truyền rung lắc từ cổ lái lên 2 tay điều khiển. Cần phải tập trung khi lái xe để cảm nhận được sự khó chịu ở đâu thì điều chỉnh lại tư thế cho cảm giác dễ chịu nhất là được.
  • Ngoài ra khi bạn bị hư hỏng gì về xe không nên tự ý sửa chữa. Cần tới các tiệm sửa xe nơi có bàn nâng xe máy âm nền cùng các thiết bị hiện dại khác để giúp bạn tốt hơn trong quá trình sửa chữa xe.