Chế độ chính sách của Nhà nước đối với sinh viên hiện này

Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý các cơ sởgiáo dục đại học rà soát các đối tượng sinh viên thuộc diện đối tượnghưởng cácchế độ, chính sách trong giáo dục, bảo đảm các chính sách cho sinh viên, kể cả trong thời gian học trực tuyến; chủ động ứng dụng công nghệ trong việc xác nhận hồ sơ cho sinh viên, đặc biệt đối với sinh viên mới nhập học để sinh viên làm các thủ tục được vay vốn và thụ hưởng các chính sách trợ cấp, ưu đãi của Nhà nước; duy trì các chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, chế độ học bổng chosinh viên.

Các cơ sở giáo dục cần bảo đảm chính sách cho sinh viên thuộc đối tượng thụ hưởng, kể cả trong thời gian học trực tuyến. Ảnh: hanoimoi.com.vn

Các sở giáo dục và đào tạochỉ đạo các nhà trường hoàn thiện hồ sơ đối với các học sinh đầucấp thuộcđối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18-7-2016 của Chính phủ;thực hiện có hiệu quả các nội dung được quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27-8-2021 của Chính phủquy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các đơn vị, trường học trong năm học 2021-2022 là triển khai các hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên phòng ngừa, ứng phó với các vấn đề tâm lý, có giải pháp thiết thực hỗ trợ tư vấn tâm lý cho học sinh, sinh viên trong quá trình học trực tuyến và khi quay trở lại trường học tập trung.

Đồng thời,chủ động rà soát, phát hiện nguy cơ có ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, sinh viên; có kế hoạch phòng ngừa hiệu quả đối với các vấn đề phức tạp của học sinh, sinh viên, hạn chế việc học sinh, sinh viên rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp thời can thiệp, trợ giúp với những em có nhu cầu.

Bên cạnh đó, các đơn vị, nhà trường tăng cường công tác nắm bắt tình hình chính trị, tư tưởng trong học sinh, sinh viên; không để học sinh, sinh viên bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia các hội, nhóm, tổ chức tôn giáo hoạt động trái pháp luật và các hoạt động vi phạm pháp luật, tụ tập gây rối an ninh, trật tự an toàn xã hội; triển khai kế hoạch thực hiện chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trườngmạng giai đoạn2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ.

LÊ ANH

Chính sách đối với người học theo quy định của Luật Giáo dục. Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạt kết quả học tập...

Kiến thức của bạn:

     Chính sách đối với người học theo quy định của Luật Giáo dục.

Kiến thức của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về chính sách đối với người học

     1. Học bổng và trợ cấp xã hội

  • Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu quy định tại Điều 62 Luật Giáo dục và người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dạy nghề dành cho thương binh, người tàn tật, khuyết tật.
  • Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế, người có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn vượt khó học tập.
  • Học sinh, sinh viên sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm không phải đóng học phí, được ưu tiên trong việc xét cấp học bổng, trợ cấp xã hội.
  • Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân cấp học bổng hoặc trợ cấp cho người học theo quy định của pháp luật.

Chính sách đối với người học

     2. Chế độ cử tuyển

  • Nhà nước thực hiện tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, trung cấp theo chế độ cử tuyển đối với học sinh các dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn để đào tạo cán bộ, công chức, viên chức cho vùng này.

     Nhà nước dành riêng chỉ tiêu cử tuyển đối với những dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp; có chính sách tạo nguồn tuyển sinh trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi để học sinh các dân tộc này vào học trường phổ thông dân tộc nội trú và tăng thời gian học dự bị đại học.

  • Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ vào nhu cầu của địa phương, có trách nhiệm đề xuất chỉ tiêu cử tuyển, phân bổ chỉ tiêu cử tuyển theo ngành nghề phù hợp, cử người đi học cử tuyển theo đúng chỉ tiêu được duyệt và tiêu chuẩn quy định, phân công công tác cho người được cử đi học sau khi tốt nghiệp.
  • Người được cử đi học theo chế độ cử tuyển phải chấp hành sự phân công công tác sau khi tốt nghiệp.

     Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển, việc tổ chức thực hiện chế độ cử tuyển, việc bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo đối với người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp không chấp hành sự phân công công tác.

     3. Tín dụng giáo dục

     Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thời hạn vay tiền để người học thuộc gia đình có thu nhập thấp có điều kiện học tập.

     Tín dụng giáo dục là hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để người học thuộc gia đình có thu nhập thấp được vay tiền dùng vào việc học tập, được hưởng ưu đãi về lãi suất và thời hạn hoàn trả.

     Tín dụng giáo dục do Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức và được thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

     4. Miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên

     Học sinh, sinh viên được hưởng chế độ miễn, giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, khi tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về chính sách đối với người họcquý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Việc miễn giảm học phí cho sinh viên được thực hiện theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 08 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong dịch vụ giáo dục, đào tạo.

  1. ĐỐI TƯỢNG MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ

TT

Đối tượng

Ký hiệu

Mức miễn, giảm HP (%)

1

Anh hùng LLVT nhân dân; thương binh; bệnh binh; người hưởng chế độ chính sách như thương binh

AH; TB; BB

100

2

Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945

CCBCM

100

3

Con của anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

CAH

100

4

Con của anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến

CAH

100

5

Con của liệt sỹ

CLS

100

6

Con của thương binh

CTB

100

7

Con của bệnh binh

CBB

100

8

Con của người hưởng chính sách như thương binh

CNTB

100

9

Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học

CĐHH

100

10

Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa

MOCOI

100

11

Sinh viên là người dân tộc thiểu số rất ít người (La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, BRâu, Ơ Đu) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

DT-09

100

12

Sinh viên khuyết tật

TT

100

13

Sinh viên hệ cử tuyển

CT

100

14

Sinh viên là người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo

DT-HN

DT-HCN

100

15

Sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

DT-ĐBKK

70

16

Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

TNLĐ

50

II. Hồ sơ miễn, giảm học phí
1. Sinh viên thuộc các đối tượng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

a.    Đơn đề nghị miễn, giảm học phí theo mẫu 01.

  1. Bản sao chứng thực Giấy xác nhận của cơ quan quản lý đối tượng người có công được xác định theo theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được hợp nhất tại văn bản số 01/VBHN-VPQH ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Văn phòng Quốc hội.
  2. Bản sao công chứng giấy khai sinh của sinh viên.

2. Sinh viên thuộc đối tượng 10

  1. Đơn đề nghị miễn, giảm học phí theo mẫu 01.
  2. Đơn xin trợ cấp xã hội mẫu 02
  3. Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

3. Sinh viên thuộc đối tượng 11

  1. Đơn đề nghị miễn, giảm học phí theo mẫu 01.
  2. Đơn xin trợ cấp xã hội mẫu 02
  3. Đơn đề nghị hỗ trợ học tập theo mẫu 04
  4. Bản sao chứng thực Giấy khai sinh.
  5. Bản sao chứng thực Sổ hộ khẩu thường trú hoặc giấy Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc đăng ký thường trú (trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc)

4. Sinh viên thuộc đối tượng 12

  1. Đơn đề nghị miễn, giảm học phí theo mẫu 01
  2. Đơn xin trợ cấp xã hội mẫu 02
  3. Bản sao chứng thực Giấy xác nhận khuyết tật do UBND cấp xã cấp hoặc Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND cấp huyện.

5. Sinh viên thuộc đối tượng 14

  1. Đơn đề nghị miễn, giảm học phí theo mẫu 01
  2. Đơn xin trợ cấp xã hội mẫu 02
  3. Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập theo mẫu 03
  4. Bản sao chứng thực Giấy khai sinh
  5. Bản sao chứng thực Giấy xác nhận hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do UBND xã cấp

6. Sinh viên thuộc đối tượng 15

  1. Đơn đề nghị miễn, giảm học phí theo mẫu 01
  2. Đơn xin trợ cấp xã hội mẫu 02
  3. Bản sao chứng thực Giấy khai sinh.
  4. Bản sao chứng thực Sổ hộ khẩu thường trú hoặc giấy Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc đăng ký thường trú (trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc).

7. Sinh viên thuộc đối tượng 16

  1. Đơn đề nghị miễn, giảm học phí theo mẫu 01
  2. Bản sao chứng thực Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng của cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp

Chú ý: Đối tượng chính sách số 14 nộp bổ sung giấy xác nhận hộ nghèo, cận nghèo hàng kỳ. Các đối tượng còn lại chỉ nộp hồ sơ chính sách duy nhất 1 lần trong quá trình học tập.

ĐỐI TƯỢNG TCXH

DANH MỤC HỒ SƠ CẦN NỘP THEO ĐỐI TƯỢNG

Mức hưởng

Đối tượng 1: Sinh viên là người dân tộc ít người ở vùng cao (có hộ khẩu thường trú tại địa phương từ 03 năm trở lên)

- Đơn đề nghị trợ cấp xã hội (theo mẫu); - Bản sao công chứng hộ khẩu;

- Bản sao công chứng giấy khai sinh.

840.000 đồng/kỳ

Đối tượng 2: Sinh viên là người mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa

- Đơn đề nghị trợ cấp xã hội (theo mẫu);
- Giấy chứng tử của cha và mẹ (bản sao có công chứng) hoặc giấy xác nhận mồ côi cả cha lẫn mẹ của chính quyền địa phương. (Trường hợp sinh viên không có giấy chứng tử của cha và mẹ).

- Bản sao công chứng giấy khai sinh.

600.000 đồng/kỳ

Đối tượng 3: sinh viên là người tàn tật, khuyết tật gặp khó khăn về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 41% trở lên do tàn tật, được Hội đồng y khoa có thẩm quyền xác định

- Đơn đề nghị trợ cấp xã hội (theo mẫu);

- Bản sao công chứng Biên bản giám định y khoa.

- Giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường về hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

600.000 đồng/kỳ

Đối tượng 4: Sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế, vượt khó học tập là những người mà gia đình của họ thuộc diện hộ nghèo

- Đơn đề nghị trợ cấp xã hội (theo mẫu); - Bản sao công chứng giấy chứng nhận hộ nghèo; hộ cận nghèo hoặc giấy xác nhận hộ nghèo; hộ cận nghèo của chính quyền địa phương;

- Có kết quả học tập >=2.0.

600.000 đồng/kỳ

Chú ý: Đối tượng chính sách số 4 nộp bổ sung giấy xác nhận hộ nghèo, cận nghèo vào đầu học kỳ 2. Các đối tượng còn lại chỉ nộp hồ sơ chính sách duy nhất 1 lần trong quá trình học tập.

ĐỐI TƯỢNG

DANH MỤC HỒ SƠ CẦN NỘP

Mức hưởng

Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo

  • Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập (Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013).
  • Bản sao công chứng hộ khẩu thường trú của gia đình.
  • Bản sao công chứng giấy khai sinh của sinh viên.
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận hộ nghèo; hộ cận nghèo hoặc giấy xác nhận hộ nghèo; hộ cận nghèo của chính quyền địa phương.

Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên; số năm được hưởng hỗ trợ chi phí học tập theo thời gian đào tạo chính thức

Lưu ý: Sinh viên đã làm hồ sơ MGHP thì chỉ cần nộp thêm Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập.

  1. HỖ TRỢ HỌC TẬP DÂN TỘC THIỂU SỐ RẤT ÍT NGƯỜI

ĐỐI TƯỢNG

DANH MỤC HỒ SƠ CẦN NỘP

Mức hưởng

Sinh viên thuộc 16 dân tộc dân tộc thiểu số rất ít người (có số dân dưới 10.000 người): Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ

- Đơn đề nghị hỗ trợ học tập (theo mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 57/NĐ-CP ngày 09/5/2017 quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người);

- Bản sao công chứng hộ khẩu thường trú của gia đình.

- Bản sao công chứng giấy khai sinh của sinh viên.

Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 100% mức lương cơ sở và được hưởng 12 tháng/năm học/sinh viên;

Số năm được hưởng hỗ trợ chi phí học tập theo thời gian đào tạo chính thức

Lưu ý: Sinh viên đã làm hồ sơ MGHP thì chỉ cần nộp thêm Đơn đề nghị hỗ trợ học tập.

Video liên quan

Chủ đề