Chỉ có ban đêm tại sao

Mặt trăng xuất hiện vào ban ngày cũng nhiều như vào ban đêm. Chỉ có điều ban ngày mặt trời sáng hơn tất cả mọi thứ, sáng đến nỗi chúng ta không thể nhận ra mặt trăng ngay cả khi nó đang xuất hiện. Tuy vậy, vào ban đêm chị Hằng là thứ sáng nhất trên bầu trời.

Do mặt trăng di chuyển quanh trái đất trong một tháng, nên nó có mặt ở mọi vị trí trên bầu trời suốt 24 giờ. Diện tích bề mặt mặt trăng được nhìn thấy phụ thuộc vào tuần trăng, hay vào diện tích mà nó được ánh mặt trời chiếu tới tại một thời điểm nhất định.

Ban ngày trời sáng vì bầu khí quyển tán xạ ánh mặt trời, nhưng mặt trăng đủ gần và đủ to để phản chiếu đủ ánh mặt trời nên nó sáng hơn bầu trời xung quanh. Vì thế ta vẫn thấy mặt trăng. Song điều này không đúng với các vì sao.

Tuy vậy, một nhà du hành trên mặt trăng thậm chí vẫn có thể nhìn thấy các vì sao khi mặt trời đang mọc, bởi vì mặt trăng không có bầu khí quyển để phân tán ánh mặt trời và làm sáng loá bầu trời ban ngày.

(Theo sách Những điều bí ẩn quanh ta)

  • Khoa học
  • Thế giới tự nhiên

Thứ bảy, 19/10/2002, 17:36 (GMT+7)

Trong vũ trụ, tuyệt đại đa số các sao tự phát sáng và phát nhiệt, quanh năm lấp lánh. Nhưng chỉ vào sẩm tối chúng ta mới trông rõ chúng, đó là vì ban ngày tầng khí quyển của trái đất đã tán xạ một phần ánh sáng mặt trời...

Chỉ có ban đêm tại sao

Nếu trái đất không có bầu khí quyển, chúng ta sẽ quan sát được các vì sao rõ nét cả ngày và đêm.

Lượng ánh sáng đó chiếu sáng bừng không trung, át cả ánh sáng của các vì sao, khiến chúng ta không thể nhìn thấy chúng. Nhưng nếu trái đất không có bầu khí quyển, không trung sẽ tối đen, và cho dù ánh mặt trời rất sáng thì chúng ta vẫn nhìn thấy sao vào ban ngày (hiện tượng này cũng xảy ra khi chúng ta đứng trên bề mặt mặt trăng. Do không có bầu khí quyển tán xạ ánh sáng, nên tại đây, lúc nào chúng ta cũng có cơ hội chiêm ngưỡng các vì sao).

Tuy nhiên, ngay cả ở trên trái đất, bạn vẫn có thể trông thấy các vì sao vào ban ngày, nhờ một chiếc kính viễn vọng. Đó là do hai nguyên nhân: Một là, thành ống kính viễn vọng đã che khuất khá nhiều ánh sáng mặt trời bị tán xạ trong khí quyển, tạo ra một “đêm tối nhỏ” trong lòng kính. Hai là, kính viễn vọng có tác dụng khuyếch đại độ sáng của các vì sao, và chúng hiện ra rất rõ.

Tất nhiên, dùng kính viễn vọng quan sát các sao vào ban ngày có hiệu quả kém hơn so với ban đêm, vì khi đó, ta khó có thể nhìn thấy những sao mờ nhạt.

(Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)

Hiện tượng ngày và đêm sinh ra do Trái Đất tự quay quanh trục...

Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

Chỉ có ban đêm tại sao

Giải thích về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.

Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông nên trong cùng một thời điểm, người đứng ở kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt trời ở độ cao khác, các điểm thuộc kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, (giờ địa phương hay giờ mặt trời).

Để cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta chia bề mặt Trái đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Giờ ở múi số 0 sẽ được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

Khi Trái đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái đất ( trừ hai cực), đều có vận tốc dài khác nhau và chuyển hướng từ tây sang đông. Do vậy các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái đất sẽ bị lệch so với hướng ban đầu.

Theo khoahoc.tv

Trương Dũng

Nếu một ngày Mặt trời cứ chiếu sáng mãi mà không lặn thì sẽ như thế nào nhỉ? Ở một số vị trí địa lý cụ thể, những nơi gần với cực trái đất sẽ thấy dường như mặt trời không bao giờ đi ngủ. Canada, Thụy Điển hay Na Uy... là những điểm đến như thế!

Hiện tượng này xảy ra bởi Trái đất nghiêng trên trục của nó khoảng gần 23 độ. Tại các cực Bắc và nam, dường như mặt trời chỉ mọc và lặn một lần trong năm.

Thụy Điển

Trong khoảng thời gian đầu tháng 5 đến cuối tháng 8, ở Thụy Điển mặt trời thường lặn vào lúc nửa đêm và bắt đầu mọc vào lúc 4:30 sáng.

Chỉ có ban đêm tại sao

a1-15_19_43_412.jpg

Từ tháng 5 đến tháng 6, một số nơi ở đất nước Thuỵ Điển ngập tràn ánh nắng vào lúc chiều muộn và hoàng hôn lúc... nửa đêm

So với Alaska hay Na Uy thì Thụy Điển có thời tiết ấm hơn. Điều đặc biệt là từ tháng 5 đến tháng 8, Mặt trời không mọc lúc 5, 6 giờ sáng, lặn lúc 5,6 giờ tối như chúng ta mà ở Thụy Điển, Mặt trời mọc vào lúc...  4h30 chiều và lặn lúc... nửa đêm. Vào thời gian này, bạn có thể vừa câu cá vừa tắm nắng, đi trượt truyết hay đi thăm quan trong các vườn quốc gia.

Nauy

Do có vĩ độ cao nên Na Uy có những thay đổi lớn theo mùa. Trong những tháng mùa hè từ cuối tháng 5 đến tháng 7, mặt trời không bao giờ xuống dới đường chân trời ở khu vực phía bắc vòng Bắc cực.

Chỉ có ban đêm tại sao

a2-15_19_43_545.jpg

Những ngôi nhà bằng gỗ ở Nauy đẹp đến ngỡ ngàng

Một nửa còn lại của Na Uy trải qua 20 giờ ánh sáng ban ngày, vì vậy nếu muốn kéo dài thời gian ban ngày làm việc và tận hưởng thì Na Uy là một địa điểm lý tưởng.

Iceland

Một quốc gia có đầy đủ phong cảnh đa dạng tuyệt đẹp thanh tao. Nơi bạn có thể ghé thăm thác nước, núi lửa, sông băng và thậm chí là các mạch nước phun trào.

Chỉ có ban đêm tại sao

Thác nước hùng vĩ tại Iceland

Thêm vào đó, bạn cũng có thể đi xe ngựa đến Iceland hoặc chơi golf tại bất cứ 65 sân golf lúc nửa đêm.

Canada

Là đất nước lớn thứ 2 thế giới, Canada cũng có nhiều vùng chìm trong băng tuyết trong nhiều năm liền. Những nơi như Inuvik và vùng lãnh thổ Tây Bắc, Mặt trời "chế ngự" trên bầu trời suốt  50 ngày vào mùa hè. Vào những ngày này, bạn có thể đi leo núi, đi bộ ngắm cảnh hoặc thăm nhưng khu di tích nổi tiếng.

Chỉ có ban đêm tại sao

Thủ đô Canada mang vẻ đẹp yên bình

Vào tiết hạ chí, mặt trời ở Whitehorse chiếu sáng 19 giờ 9 phút mỗi ngày. Ở Inuvik và Northwest Territories, Canada, trong suốt khoảng thời gian mùa hè, khoảng 50 ngày, mặt trời  mọc suốt 24/24 mà không hề lặn.

Alaska

Bắt đầu từ cuối tháng năm đến cuối tháng 7 hằng năm, Mặt trời ở Alaska sẽ không bao giờ “ngủ” cho bạn thỏa sức rong chơi suốt 24/24 giờ. Tuy nhiên, để có những ngày này, đất nước Alaska cũng phải chìm trong bóng tối nhiều tháng liền với cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông.

Chỉ có ban đêm tại sao

a5-15_19_43_842.jpg

Trong khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 7 ở Alaska mặt trời không bao giờ lặn. Vào mùa đông, ở nơi đây được bao phủ bởi bóng tối và tuyết

Nhưng một khi bình minh đã lên thì bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh vật sinh sôi nảy nở trong nắng. Thậm chí việc ngắm những dòng sông băng khổng lồ, những ngọn núi phủ đầy tuyết lấp lánh lúc 2 giờ sáng là chuyện bình thường.

Có khi nào bạn ước rằng một ngày sẽ không bao giờ kết thúc? Vậy thì hãy đến 5 nơi này để có những ngày tháng như vậy nhé. Ở đó, Mặt trời không bao giờ lặn, và tất nhiên một ngày của bạn sẽ không bao giờ kết thúc, bạn sẽ không phải lo đi ngủ khi đêm xuống hay dậy sớm khi bình minh lên nữa.

Theo Báo Du lịch

Hải Phong