Chi tiết có công dụng chung là chi tiết như thế nào

Cũng như chiếc xe đạp, các sản phẩm cơ khí thường được tạo thành từ nhiều chi tiết lắp ghép với nhau. Khi hoạt động chúng thường xuyên bị hỏng hóc ở những chỗ lắp ghép. Chính vì vậy, mục tiêu của bài học mới dưới đây sẽ giúp các em hiểu thêm được về sự cần thiết các kiểu lắp ghép chi tiết máy, nhằm kéo dài thời gian sử dụng của máy móc và thiết bị.  Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học - Bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép

Tóm tắt lý thuyết

  • Chi tiết máy là các phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy

Cấu tạo cụm trục trước xe đạp.

  • Dấu hiệu nhận biết:

    • Có cấu tạo hoàn chỉnh

    • Không tháo rời được ra nữa

2. Phân loại chi tiết máy

  • Nhóm có công dụng chung

    • Bu lông, đai ốc, bánh răng, lò xo... được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau các chi tiết có công dụng chung

  • Nhóm có công dụng riêng

    • Trục khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp. Dùng trong một loại máy nhất định → chi tiết có công dụng riêng

II. Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào ?

1. Mối ghép cố định

  • Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau gồm:

    • Mối ghép tháo được như ghép bằng vít, ren, then, chốt…

    • Mối ghép không tháo được như ghép bằng đinh tán, bằng hàn

2. Mối ghép động

  • Là những mối ghép mà chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau.

  • Ví dụ:

 

Bài tập minh họa

Chi tiết máy là gì ? gồm những loại nào ? 

Hướng dẫn giải

  • Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.

  • Gồm 2 loại :

    • Chi tiết máy có công dụng chung: lò xo, đai ốc, bánh răng

    • Chi tiết máy có công dụng riêng: khung xe đạp, kim máy khâu, trục khuỷu

Bài 2:

Xích xe đạp và ổ bi có được coi là chi tiết máy không ? Tại sao ? 

Hướng dẫn giải

  • Xích xe đạp và ổ bi có được coi là chi tiết máy vì việc phân loại chi tiết máy chỉ là tương đối: trong xe đạp thì xích là chi tiết nhưng trong nhà máy sản xuất xích thì xích không phải là chi tiết mà là cụm chi tiết. 

Bài 3:

Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào ? Nêu đăc điểm của từng loại mối ghép ? 

Hướng dẫn giải

  • Các chi tiết máy được ghép với nhau bằng mối ghép cố định và mối ghép động.

  • Mối ghép động: các chi tiết có chuyển động tương đối với nhau.

  • Mối ghép cố định: các chi tiết không có chuyển động tương đối với nhau.

  • Gồm hai loại: mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.

  • Mối ghép bằng đinh tán thường được dùng khi

    • Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn.

    • Mối ghép phải chịu được nhiệt độ cao.

    • Chịu lực lớn và chấn động mạnh.

  • Ứng dụng: soong, nồi, giàn cần trục,…

Bài 4:

Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau ? 

Hướng dẫn giải

  • Chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau để dễ dàng và thuận lợi khi gia công và sửa chữa.

  • Mặt khác, máy có nguyên lí hoạt động rất phức tạp, một chi tiết không thể thực hiện chức năng của máy được. 

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau: 

  • Biết được các kiểu lắp ghép của chi tiết máy

  • Hiểu được khái niệm và phân loại mối ghép cố định

  • Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép không tháo được thường gặp

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 8 Bài 24 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 24 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.

Nếu có thắc mắc về nội dung bài học thì các em có thể đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp nhé.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học tiếp theo:

>> Bài trước: Bài 23: Đo và vạch dấu

>> Bài sau: Bài 25: Mối ghép cố định, mối ghép không tháo được

Chúc các em học tốt!

"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.

Bai 24 Khai niem ve chi tiet may va lap ghep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 42 trang )

(1)TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ. Cù Chính Lan. Kính chào các quý thầy cô đã về dự tiết học với lớp 8. CÔNG NGHỆ 8. Đặng Hữu Hoàng.

(2) CHƯƠNG IV Chi Tiết Máy Và Lắp Ghép Tiết 22 Bài 24 KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP..

(3)

(4) KIEÅM TRA BAØI CUÕ : Caâu 1: Trình bày qui ước biểu diễn ren ngoài (ren trục)?  Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm ở phía ngoài  Đường chân ren được vẻ bằng nét liền mảnh ở phía trong.  Vòng giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.  Vòng tròn đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm ở phía ngoài.  Vòng tròn chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh ở phía trong, chỉ vẽ ¾ vòng tròn..

(5) Caâu 2: Kim loại đen là gì? Nêu tính chất của kim loại đen ?. o - Thành phần chủ yếu là sắt (Fe) và cacbon (C) o Chia làm 2 loại chính: thép và gang. • +Thép: tỉ lệ cacbon trong vật liệu <= 2,14%. • +Gang: tỉ lệ cacbon trong vật liệu > 2,14%. o Có độ cứng, độ bền, chịu mài mòn o Tỉ lệ C càng cao thì vật liệu càng cứng và giòn. o Chế tạo chi tiết máy, dụng cụ gia đình..

(6) Caâu 3: Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? • Tính chất vật lý là biểu hiện cho các hiện tượng vật lý tác động vào vật liệu. • Tính chất cơ học là khả năng chịu tác dụng ngoại lực của vật liệu. • Tính chất hóa học là khả năng chịu tác dụng hóa học của vật liệu. • Tính chất công nghệ là khả năng gia công của vật liệu và là tính chất quan trọng nhất..

(7) Sản phẩm của ngành cơ khí được tạo ra như thế nào? Tạo ra từ một khối hay được lắp ghép lại bởi nhiều phần tử?.

(8) Theo em Xe đạp được tạo thành như thế nào?.

(9)

(10) I. Khái niệm về chi tiết máy 1/ Chi tiết máy là gì? Em hãy cho biết các bộ phận của xe đạp Khung xe, yên xe ,gác ba ga , xích, líp, trục trước, vành, săm lốp, ghi đông…...

(11) Hình 24.1. Cấu tạo cụm trục trước xe đạp. Cụm trục trước xe đạp được cấu tạo từ mấy phần tử? Là những phần tử nào?.

(12) ĐAI ỐC HÃM CÔN. VÒNG ĐỆM. CÔN. TRỤC. ĐAI ỐC. Em hãy nêu công dụng của các phần tử trên?.

(13) Cụm trục trước xe đạp được cấu tạo từ năm phần tử, đó là: • Trục: hai đầu có ren để lắp vào càng xe nhờ đai ốc. • Đai ốc hãm côn: có nhiệm vụ giữ côn ở lại một vị trí. • Đai ốc, vòng đệm: lắp trục với càng xe. • Côn: cùng với bi và nối tạo thành ổ trục..

(14) ĐAI ỐC HÃM CÔN. VÒNG ĐỆM. CÔN. TRỤC. ĐAI ỐC. Các phần tử trên có đặc điểm gì chung? Không thể tách rời ra nữa, có cấu tạo hoàn chỉnh và mỗi một phần tử đều có một nhiệm vụ nhất định trong máy..

(15) ĐAI ỐC HÃM CÔN. VÒNG ĐỆM. CÔN. ĐAI ỐC. Em hiểu thế nào là chi tiết máy Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy..

(16) Bu lông. Đai ốc. Khung xe đạp. Vòng bi. Mảnh vỡ máy. Bánh răng. Lò xo. Hình 24.2 Hãy cho biết phần tử nào là chi tiết máy, phần tử nào không phải là chi tiết máy? Tại sao?.

(17) Bu lông. Đai ốc. Khung xe đạp. Vòng bi. Mảnh vỡ máy. Bánh răng. Lò xo. Hình 24.2 Bu lông, đai ốc, vòng bi, bánh răng, khung xe đạp, lò xo: là các chi tiết máy vì chúng có cấu tạo hoàn chỉnh và không thế tháo rời ra được nữa..

(18) Nêu dấu hiệu nhận biết chi tiết máy?. Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy: là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được nữa..

(19) I. Khái niệm về chi tiết máy 1/ Chi tiết máy là gì?. Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy. Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy: là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được nữa..

(20) Bu lông Bánh răng. Đai ốc. Lò xo. Sử dụng cho nhiều loại máy khác nhau.. Khung xe đạp. Sử dụng cho một loại máy nhất định.. Cho biết phạm vi sử dụng của các chi tiết trên?.

(21) Phân loại chi tiết máy Nhóm chi tiết có công dụng chung - được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau: bu lông, đai ốc, bánh răng, lò xo…. Nhóm chi tiết có công dụng riêng - chỉ được dùng trong một loại máy nhất định: kim khâu, khung xe đạp, trục khuỷu…. Phụ tùng xe đạp. Chi tiết có công dụng chung. Chi tiết có công dụng riêng.

(22) I. Khái niệm về chi tiết máy 2/ Phân loại chi tiết máy. Nhóm chi tiết có công dụng chung là chi tiết được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau: bu lông, đai ốc, bánh răng, lò xo… Nhóm chi tiết có công dụng riêng là chi tiết được sử dụng trong một loại máy nhất định: kim khâu, khung xe đạp, trục khuỷu….

(23) 1 2 3 4 4. 3 1. 2. Cấu tạo vòng bi 1. Vòng ngoài. 2. Bi. 3. Vòng chặn 4. Vòng trong. Quan sát bộ vòng bi cho biết các bộ phận của chúng được ghép với nhau bằng mối ghép gì?.

(24) 1 2 3 4 4. 3 1. 2. Cấu tạo vòng bi 1. Vòng ngoài. 2. Bi. 3. Vòng chặn 4. Vòng trong. Các bộ phận của chúng được ghép với nhau bằng mối ghép động.

(25) 1.CÁC CHI TIẾT MÁY ĐƯỢC LẮP GHÉP NHƯ THẾ NÀO? 2.CÓ MẤY LOẠI MỐI GHÉP?.

(26)

(27) Qua các ví dụ trên, em hãy cho biết các mối ghép được chia làm mấy loại?.

(28) Các mối ghép Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau Mối ghép tháo được như ghép bằng vít, ren, then, chốt…. Mối ghép động là những mối ghép mà chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau. Mối ghép không tháo được như ghép bằng đinh tán, bằng hàn.

(29) Qua các ví dụ này, em hãy cho biết các mối ghép này là mối ghép gì?.

(30) Qua các ví dụ này, em hãy cho biết các mối ghép này là mối ghép gì?.

(31) Qua các ví dụ này, em hãy cho biết các mối ghép này là mối ghép gì?.

(32) II. Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?. 1. Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau. 2. Mối ghép động là những mối ghép mà chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau..

(33) Mối ghép cố định. Mối ghép động Mối ghép động. Mối ghép cố định. Mối ghép động. Mối ghép cố định. Các bộ phận của chiếc xe đạp được ghép với nhau bởi những mối ghép nào? Hãy kể tên một vài mối ghép đó?.

(34) Củng cố bài.

(35) Câu 1: Hãy sắp xếp mỗi chi tiết sau đây vào nhóm các chi tiết có công dụng chung và nhóm chi tiết có công dụng riêng? Bu lông, đai ốc, bánh răng, lò xo, kim máy khâu, khung xe đạp, trục khuỷu. Trả lời - Nhóm chi tiết có công dụng chung: Bu lông, đai ốc, bánh răng, lò xo - Nhóm chi tiết có công dụng riêng: Kim máy khâu, khung xe đạp, trục khuỷu..

(36) Câu 2. Em hãy cho biết xích xe đạp có. phải là chi tiết máy không ? Tại sao?. Xích xe đạp được coi là chi tiết máy vì việc phân loại chi tiết máy chỉ là tương đối, + Trong chiếc xe đạp thì xích là chi tiết máy + Trong nhà máy sản xuất xích thì xích không phải là chi tiết máy mà là cụm chi tiết máy..

(37) Câu 3. Em hãy cho biết những mối ghép sau là mối ghép gì?. a. b. c. Mối ghép động. d. Mối ghép cố định. e. f.

(38) Ghi nhớ: • 1 Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh, có nhiệm vụ nhất định trong máy và gồm 2 loại: chi tiết có công dụng chung và chi tiết có công dụng riêng. • 2 Các chi tiết thường được ghép với nhau theo 2 kiểu: Ghép cố định và ghép mối động..

(39) *** CÔNG VIỆC Ở NHÀ ***. 1.. Học bài cũ. 2.. Trả lời câu hỏi 1 , 2 , 3 , 4 sách giáo khoa.. 3.. Đọc , nghiên cứu trước bài 25.

(40) Có thể em chưa biết. • Các chi tiết máy đơn giản đã xuất hiện trong các dụng cụ và vũ khí thời cổ xưa, trước hết là chêm và đòn bẩy. Hơn 25 nghìn năm về trước, loài người đã biết lợi dụng sự đàn hồi của cánh cung đã săn bắn. Hơn 4000 năm trước đây, người ta dùng các con lăn để di chuyển vật nặng. Bánh xe, trục và ổ trong các xe thời cổ xưa là những chi tiết máy đầu tiên nhằm thay ma sát trượt bằng ma sát lăn giúp việc di chuyển nhẹ nhàng hơn..

(41)

(42)

(43)