Chích ngừa viêm gan b bao nhiêu

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, phát sinh chủ yếu bởi sự tấn công của virus (HBV). Trong nhiều năm trở lại đây, chủng virus này đã trở thành mối đe dọa lớn đến sức khỏe của mọi người. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 20% dân số Việt Nam đang phải đối đầu với viêm gan siêu vi B.

Những người rơi vào trường hợp này thường có xu hướng vàng da hoặc vàng mắt, đồng thời suy nhược cơ thể vì mất khẩu vị, chán ăn.

Mặt khác, một loạt biến chứng có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh sẽ xảy ra nếu viêm gan B không sớm được điều trị hiệu quả. Do đó, để đảm bảo sức khỏe của bản thân, bạn nên tự thiết lập “lớp bảo vệ” vững chắc bằng cách chích ngừa viêm gan B đầy đủ. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu viêm gan B lây qua đường nào để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.

Phòng bệnh bằng cách chích ngừa viêm gan B

Thực tế, việc điều trị viêm gan B không hề đơn giản. Nếu bệnh đã tiến triển đến giai đoạn mãn tính, liệu pháp duy nhất bạn có thể lựa chọn là dùng thuốc để kiểm soát tình trạng virus trong cơ thể.

Do đó, các chuyên gia luôn đánh giá phòng bệnh là biện pháp điều trị tốt nhất. Trong trường hợp này, chích ngừa viêm gan B có thể giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ virus tấn công cơ thể và phát triển mầm bệnh.

Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới, việc chích ngừa viêm gan B cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, mũi vắc xin đầu tiên nên được tiêm trong vòng 24 giờ đầu kể từ lúc vừa chào đời. Tiếp đó, bé sẽ cần được tiêm tiếp tục 2 – 3 liều nữa với khoảng thời gian giữa mỗi lần chích ngừa viêm gan B tối thiểu là bốn tuần.

 Xét nghiệm trước khi tiêm: Cần làm các xét nghiệm HBsAg và anti-HBs (HBsAb) để biết đã bị nhiễm virus viêm gan B hay trong cơ thể đã có kháng thể kháng virus viêm gan B hay chưa. Nếu kết quả là HBsAg dương tính, nghĩa là bạn đã nhiễm virus viêm gan B, việc tiêm ngừa sẽ không còn hiệu quả. Còn nếu HBsAb dương tính tức là bạn đã có kháng thể kháng virus viêm gan B, khi đó dựa vào nồng độ HBSAb để xem có cần thiết phải tiêm vắc-xin nữa hay không. Nếu cả hai xét nghiệm đều cho kết quả âm tính, tức là chưa mắc bệnh và cần tiêm vắc-xin để phòng bệnh.

Phác đồ tiêm: Có thể chọn 1 trong 2 phác đồ

  • Phác đồ: 0-1-6 nghĩa là liều thứ 2 cách mũi đầu tiên 1 tháng và liều thứ 3 cách liều thứ 2 là 5 tháng (cách liều đầu 6 tháng nếu tiêm đúng lịch).
  • Phác đồ 0-1-2-12 tức là tiêm 3 liều liên tiếp cách nhau 1 tháng và liều thứ 4 cách liều thứ 3 là 1 năm.
  • Nên xét nghiệm HbsAb sau tiêm phòng  5 năm một lần và nhắc lại 1 liều vắc-xin nếu xét nghiệm HBsAb < 10 mUI/ml
  • Vắc-xin viêm gan B có rất ít tác dụng phụ, đây là loại vắc-xin an toàn với mọi lứa tuổi. Thông thường, sau khi tiêm sẽ chỉ bị đau, đỏ da, sưng phồng tại nơi tiêm. Các phản ứng nặng hơn như khó thở, tụt huyết áp, sốt cao...rất hiếm xảy ra, nhưng nếu gặp phải các triệu chứng trên, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và điều trị kịp thời.


Các biện pháp phòng bệnh khác:

  • Ngoài tiêm phòng vắc xin, chúng ta cần kết hợp thêm các phương pháp khác để tăng cường hiệu quả phòng bệnh:
  • Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo hoặc các dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể.
  • Quan hệ tình dục an toàn, không nên quan hệ với nhiều bạn tình.
  • Thực hiện các thủ thuật xâm lấn như: chỉnh răng, châm cứu, chích lễ, xăm thẩm mỹ tại các cơ sở uy tín, đảm bảo vệ sinh, tiệt khuẩn vô trùng.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết. Hạn chế chất béo, bia, rượu, thuốc lá, giảm muối. Uống đủ nước để tăng cường quá trình trao đổi, thải lọc các chất độc hại.
  • Sắp xếp công việc hợp lý, tránh căng thẳng mệt mỏi vì có thể làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có gan.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực, giúp phòng tránh viêm gan B
  • Nên ngủ trước 11h đêm để gan có thời gian nghỉ ngơi.

Đối với trường hợp mẹ không mắc bệnh viêm gan B thì liều sơ sinh của trẻ sẽ được tiêm trong vòng 24 giờ đầu kể từ lúc trẻ lọt lòng mẹ. Khi trẻ đủ hai tháng tuổi, trẻ sẽ được tiêm ba liều tiếp theo với vắc- xin phối hợp có chứa thành phần virus viêm gan B như vắc- xin 6 trong 1 hay 5 trong 1.

Khoảng cách tối thiểu giữa hai lần chích ngừa viêm gan B sẽ là 1 tháng. Chỉ sử dụng vắc- xin ngừa viêm gan B đơn giá để tiêm liều sơ sinh và có thể tiêm chủng đồng thời cùng với vắc -xin phòng lao BCG ở 2 vị trí tiêm khác nhau.

1.2 Trường hợp mẹ nhiễm bệnh viêm gan B

Riêng với trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm viêm gan B, việc tiêm phòng cho trẻ càng đóng vai trò quan trọng hơn. Ngoài 1 mũi vắc- xin ngừa viêm gan B, trẻ cần được tiêm 1 mũi kháng thể (huyết thanh kháng viêm gan B) HBIg (Hepatitis B Immune Globulin) ngay trong vòng 12 -24 giờ đầu sau sinh. Globulin miễn dịch kháng viêm gan B tạo miễn dịch thụ động và một mũi vắc- xin viêm gan B tái tổ hợp để tạo miễn dịch chủ động cho trẻ. Vị trí tiêm kháng thể HBIg và vắc-xin viêm gan B phải ở 2 vị trí khác nhau.