Chiến thắng đầu tiên của đội việt nam tuyên truyền giải phóng quân là trận phay khắt, nà ngần, hai địa danh đó thuộc tỉnh nào hiện nay?

Cuối tháng 10 năm 1944, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ Trung Quốc trở về Hà Quảng, Cao Bằng. Sau khi phân tích tình hình cách mạng ở trong nước, Người trực tiếp giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp tập hợp những cán bộ, chiến sĩ anh dũng nhất, những vũ khí tốt nhất, tổ chức thành một đội vũ trang để hoạt động và lập đội quân giải phóng. Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập.

Tham dự Lễ tuyên thệ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân tại khu rừng giữa tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám (Cao Bằng) có 34 chiến sĩ. Đồng chí Võ Nguyên Giáp chủ trì buổi lễ thành lập và thay mặt Đoàn thể đọc diễn văn tuyên bố thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.

Thực hiện lời dạy của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc: “Trong một tháng phải có hoạt động, trận đầu nhất định phải thắng”, ngày 25/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân tiến công đồn Phai Khắt; ngày 26/12/1944 tiến công đồn Nà Ngần. Cả hai trận đánh đầu tiên, Quân đội ta đều giành thắng lợi, tiêu diệt và bắt sống nhiều tù binh, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng của địch mở ra truyền thống quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng kẻ thù xâm lược của Quân đội ta.

Làng Phai Khắt thuộc xã Tam Lộng, tỉnh Cao Bằng. Đồn của Pháp ở đây có gần 20 binh lính do một đồn trưởng người Pháp chỉ huy. Năm giờ chiều ngày 25 tháng 12 năm 1944, các đội viên đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đóng giả lính khố xanh, do một viên đội "sếp" dẫn đầu bất ngờ tập kích, bắt sống 17 lính trong đồn và một viên cai. Đúng lúc đó đồn trưởng người Pháp cưỡi ngựa lên châu trở về cùng vài binh lính đi theo không mang súng. Một đội viên đã nổ súng giết chết viên đồn trưởng. Trận đánh diễn ra trong vòng mươi phút.

Đồn Nà Ngần cách Phai Khắt khoảng 25 km, có 22 lính khố đỏ do hai sĩ quan người Pháp chỉ huy. Sáng sớm ngày 26 tháng 12, bộ đội ta cải trang làm lính dõng và lính tập, dùng trang phục của lính Pháp mới lấy được ở Phai Khắt tiến vào bắn chết 4 tên và bắt sống số còn lại. Hai mươi phút sau, bộ đội ta rút khỏi đồn mang theo nhiều chiến lợi phẩm. Hai chiến thắng Phai Khắt - Nà Ngần mở đầu truyền thống đánh thắng trận đầu, đánh liên tục và nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, kẻ thù nào cũng đánh thắng của quân đội ta.

Khi bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược, quân đội ta ước chừng tám vạn người mà thực chất mới chỉ là đội quân du kích, trang bị vũ khí rất thiếu thốn, thô sơ. Vừa xây dựng, vừa chiến đấu, đội quân ấy liên tiếp mở các cuộc phản công và tiến công trên khắp chiến trường: đập tan cuộc càn quét, cướp phá của gần hai vạn quân Pháp khi chúng tiến công Việt Bắc trong Thu Đông 1947; mở ba chiến dịch tiến công: chiến dịch Trần Hưng Đạo, chiến dịch Hoàng Hoa Thám, chiến dịch Hà Nam Ninh; tiến công gần 30 tiểu đoàn bộ binh, pháo binh và các đơn vị kỹ thuật của quân Pháp tại mặt trận Hòa Bình và giành thắng lợi vang dội. Trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kéo dài 21 năm, Quân đội Nhân dân Việt Nam Anh hùng một lần nữa vào trận với quyết tâm to lớn, với thế trận chiến tranh nhân dân ngày càng phát triển trên ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng, đô thị), kết hợp chặt chẽ và nhịp nhàng phương thức tác chiến của chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy, lực lượng vũ trang ba thứ quân đã đẩy mạnh tiến công địch về quân sự, lập nên những chiến công vang dội gắn với những địa danh đã trở thành bất tử, như: Ấp Bắc, Ba Gia, Đồng Xoài, Núi Thành, Vạn Tường, Plây Me, Đất Cuốc, Bàu Bàng, Đắc Tô - Tân Cảnh, "Tam giác sắt" Củ Chi - Bến Cát, chiến khu Dương Minh Châu, Đường 9 - Khe Sanh, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Đường 9 - Nam Lào...

Đó còn là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, là cuộc tiến công chiến lược 1972 đập vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài kiên cố nhất của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ; đập tan cuộc tập kích khổng lồ của Mỹ bằng pháo đài bay B52 trên bầu trời Hà Nội - Hải Phòng, lập nên chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" trong những ngày tháng cuối năm 1972…

Sau Hiệp định Pa-ri, sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân tộc chuyển biến mau lẹ, "một ngày bằng hai mươi năm" kết thành sức mạnh "triều dâng thác đổ" trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, đưa đến toàn thắng ngày 30-4-1975, hoàn thành vẻ vang sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước…

Quân đội Nhân dân Việt Nam đã trải qua chặng đường 68 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành. Quân đội Nhân dân Việt Nam đã, đang và nhất định sẽ hoàn thành, hoàn thành xuất sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

Chiến công đầu tiên của Quân đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là gì?

Trận Phai Khắt và Nà Ngần (diễn ra trong hai ngày 25 và 26-12-1944) hai trận đánh đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Chiến công đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là hạ độ ổn định ở đầu?

Sau khi thành lập đội đã đánh thắng hai trận đầu tiên ở Phai Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng). Sau 2 trận này, quân số tăng lên thành đại đội, Hoàng Sâm làm đại đội trưởng, còn Xích Thắng làm chính trị viên. Đội đã tạo ra một khu vực có cơ sở cách mạng rộng lớn ở Hòa An, Nguyên Bình (Cao Bằng), Ngân Sơn, Chợ Rã (Bắc Kạn)...

Đội trưởng đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là ai?

Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân do đồng chí Hoàng Sâm được cử làm Đội trưởng, đồng chí Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm Chính trị viên.

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân lúc đầu có bao nhiêu khẩu súng?

Ở thời điểm đó, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân chỉ 34 thành viên, biên chế thành 3 tiểu đội, trong khi đó trang bị chỉ gồm 2 súng "Thất cửu" (Hanyang 88), 17 súng trường, 14 súng kíp và một số súng tiểu liên.