Chọc dịch não tủy bao lau có kết quả

Chọc dò tủy sống còn gọi là lấy dịch tủy sống. Thủ thuật này dùng một kim nhỏ chọc vào lưng dưới – phần túi dịch bên dưới cột tủy sống nhằm lấy mẫu dịch não tủy. Lưng dưới thường được xem là vị trí an toàn nhất so với kỹ thuật lấy dịch tủy từ não.

Thủ thuật tương tự như gây tê cột sống hoặc gây tê ngoài màng cứng tiến hành trong hộ sinh. Điểm khác biệt là trong những trường hợp trên, thuốc tê sẽ được tiêm vào còn chọc dò tủy sống sẽ lấy mẫu để tiến hành xét nghiệm.

Khi nào bạn cần thực hiện chọc dò tủy sống?

Những trường hợp cần thực hiện chọc dò tủy sống là:

  • Thu thập dịch não tủy để phân tích trong phòng thí nghiệm
  • Đo áp lực của dịch não tủy
  • Tiêm thuốc gây tê tủy sống, thuốc hóa trị hoặc các loại thuốc khác
  • Tiêm thuốc cản quang (trong chụp tủy sống) hoặc các chất phóng xạ (trong chụp bể não) vào dịch não tủy để thu thập hình ảnh chẩn đoán

Kỹ thuật này sẽ giúp chẩn đoán:

  • Nhiễm vi khuẩn, nấm và virus nghiêm trọng, bao gồm viêm màng não, viêm não và bệnh giang mai
  • Xuất huyết dưới nhện (chảy máu trong não)
  • Một số bệnh ung thư liên quan đến não hoặc tủy sống
  • Một số tình trạng viêm của hệ thống thần kinh, chẳng hạn như đa xơ cứng và hội chứng Guillain-Barre

Điều cần thận trọng

Chọc dò tủy sống có nguy hiểm không?

Mặc dù kỹ thuật được xem là an toàn nhưng cũng tiềm ẩn một số rủi ro như:

  • Đau nhức đầu. Có đến 25% người sau khi làm thủ thuật chọc dò tủy sống bị đau đầu do rò rỉ dịch vào các mô gần đó. Tình trạng đau nhức đầu thường bắt đầu vài giờ cho đến 2 ngày sau khi làm thủ thuật và có thể kèm theo buồn nôn, nôn và chóng mặt. Những cơn đau đầu thường xuất hiện khi ngồi hoặc đứng và hết sau khi nằm xuống. Hiện tượng này có thể kéo dài từ vài giờ đến một tuần hoặc hơn.
  • Đau lưng hoặc khó chịu ở lưng. Cơn đau có thể lan xuống phía sau chân.
  • Chảy máu. Xuất huyết có thể xảy ra gần vị trí chọc dò nhưng hiếm khi ảnh hưởng ở khu vực màng cứng.
  • Thoát vị não (hiếm). Tăng áp lực trong hộp sọ (nội sọ) do khối u não hoặc tổn thương chiếm chỗ có thể dẫn đến chèn ép não sau khi lấy mẫu dịch não tủy. Bác sĩ có thể chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc MRI trước khi chọc dò tủy sống để xác định những tổn thương chiếm chỗ dẫn đến tăng áp lực nội sọ.

Sau khi thực hiện chọc dò tủy sống, người bệnh cần nhanh chóng quay lại bệnh viện nếu xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Ớn lạnh hoặc sốt
  • Cổ cứng (có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng)
  • Thoát dịch hoặc chảy máu từ vị trí chọc dò
  • Đau đầu dữ dội
  • Cảm giác tê hoặc mất sức ở chân

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trước khi thực hiện

Trước khi chọc dò tủy sống, bác sĩ sẽ thăm khám bằng cách điều tra bệnh sử, kiểm tra thể chất và yêu cầu xét nghiệm máu nhằm đánh giá điều kiện thực hiện (chẳng hạn như người bệnh không mắc chứng rối loạn đông máu). Bác sĩ cũng có thể chỉ định chụp CT hoặc MRI để xác định bất thường trong hoặc xung quanh não nếu có.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho người bệnh về thực phẩm, đồ uống và các loại thuốc do người bệnh có thể được yêu cầu không ăn uống sau nửa đêm trước ngày làm thủ thuật. Nếu đang dùng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu) hay có dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào (như thuốc gây tê), người bệnh cần báo cho bác sĩ.

Chọc dò tủy sống thường được thực hiện tại một cơ sở ngoại trú hoặc bệnh viện. Trước khi thực hiện, người bệnh được yêu cầu thay áo choàng bệnh nhân. Thông thường, người bệnh nằm nghiêng và co đầu gối lên ngang ngực hoặc ngồi và nghiêng về phía trước, tựa vào một mặt phẳng ổn định. Những vị trí này khiến phần lưng sau uốn cong, mở rộng khoảng cách giữa các đốt sống, giúp bác sĩ dễ dàng chèn kim hơn.

Người bệnh cần tránh cử động và nên báo cho bác sĩ nếu cần di chuyển vì lý do nào đó. Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, một người thân của trẻ sẽ giữ yên trẻ trong suốt quá trình thực hiện. Vùng lưng sẽ được sát khuẩn và phủ một tấm vô trùng.

Trong khi thực hiện

Thuốc gây tê cục bộ được tiêm vào phần lưng dưới của người bệnh để làm tê vị trí chọc dò ngay trước khi đưa kim vào. Một ống rỗng có kim mỏng được chích vào giữa hai đốt sống dưới (vùng thắt lưng), qua màng cột sống và vào ống sống. Người bệnh sẽ cảm nhận được một chút áp lực ở khu vực này.

Khi kim đã vào vị trí, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh điều chỉnh tư thế một chút. Áp lực dịch não tủy sẽ được đo, bác sĩ cẩn trọng rút một lượng dịch tủy nhỏ và đo lại áp lực. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc. Hoàn thành thủ thuật, kim được tháo ra và vị trí chọc dò sẽ được băng lại.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bác sĩ có thể kết hợp siêu âm để dễ dàng thực hiện và bảo đảm an toàn cho bệnh nhi.

Sau khi thực hiện

Chọc dò tủy sống thường kéo dài khoảng 45 phút. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nằm xuống sau khi làm xong thủ thuật.

Người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh thực hiện những hoạt động nặng nhọc. Người bệnh có thể tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ về mức độ hoạt động cần thiết. Ngoài ra, người bệnh có thể uống thuốc giảm đau không kê toa có chứa acetaminophen giúp giảm đau đầu hoặc đau lưng.

Các mẫu dịch tủy sống được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Tùy theo điều kiện khác nhau, giá trị tham chiếu cũng sẽ thay đổi.

Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm sẽ kiểm tra những tiêu chuẩn như:

  • Tổng quan. Dịch tủy thường trong và không màu. Nếu dịch mờ, màu vàng hoặc hồng thì mẫu thử có thể cho thấy tình trạng chảy máu bất thường. Dịch tủy có màu xanh lá cây có thể chỉ ra dấu hiệu nhiễm trùng hoặc sự hiện diện của nồng độ bilirubin.
  • Protein (protein toàn phần và một số loại protein). Mức protein toàn phần tăng cao hơn 45 miligam mỗi decilit (mg/dL) có thể chỉ ra nhiễm trùng hoặc một tình trạng viêm khác. Giá trị tại mỗi phòng thí nghiệm có thể khác nhau.
  • Số lượng bạch cầu. Dịch tủy sống thường chứa tới 5 bạch cầu đơn nhân trên mỗi microliter. Số lượng bạch cầu tăng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Giá trị tại mỗi phòng thí nghiệm có thể khác nhau.
  • Đường (glucose). Nồng độ glucose thấp trong dịch tủy sống là bất thường và có thể do viêm màng não do vi khuẩn, xuất huyết não. Nồng độ glucose cao hơn bình thường thường do bệnh tiểu đường.
  • Vi sinh vật. Sự hiện diện của vi khuẩn, virus, nấm hoặc các vi sinh vật khác trong mẫu dịch tủy có thể chỉ ra nhiễm trùng (như giang mai) hoặc những bệnh lý khác.
  • Các tế bào ung thư. Sự hiện diện của các tế bào bất thường trong dịch tủy sống như khối u hoặc tế bào máu chưa trưởng thành có thể chỉ ra một số loại ung thư.
  • Áp lực dịch tủy sống. Áp lực dịch tủy cao có thể xảy ra do sưng (phù) hoặc xuất huyết trong não, nhiễm trùng (như viêm màng não), đột quỵ hoặc các vấn đề về tuần hoàn khác. Áp lực dưới mức bình thường có thể báo hiệu tình trạng ống sống bị hẹp hoặc bị chặn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Xét nghiệm dịch não tủy có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán, điều trị và tiên lượng các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin quan trọng về xét nghiệm dịch não tủy.

1. Xét nghiệm dịch não tủy là gì?

Dịch não tủy là một chất dịch trong, không màu, được tạo thành như một dịch siêu lọc của huyết tương nhờ đám rối mạch mạc ở các não thất và có thể cả các tế bào ở màng ống tủy. Chúng hoạt động như một tấm đệm, có chức năng bảo vệ bộ não và tủy sống để chống lại những sang chấn cơ học, tham gia vào nhiệm vụ dinh dưỡng và chuyển hóa của hệ thần kinh trung ương. Bên cạnh đó, dòng di chuyển một chiều của dịch não tủy cũng có tác dụng chuyên chở một số chất cần thiết khác cho não và cơ thể. Đồng thời, dịch não tủy sẽ có những sự thay đổi tương ứng khi hệ thần kinh trung ương bị tổn thương.

Xét nghiệm dịch não tủy là phương pháp cận lâm sàng, được thực hiện để kiểm tra tình trạng dịch não tủy, giúp đo áp lực trong chất dịch này, qua đó có thể chẩn đoán, điều trị và tiên lượng các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương như: viêm màng não, viêm tủy, ung thư não…

2. Xét nghiệm dịch não tủy để làm gì?

Xét nghiệm dịch não tủy có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh. Cụ thể:

a. Chẩn đoán bệnh

Lấy dịch não tủy làm xét nghiệm sẽ bổ trợ cho việc chẩn đoán các bệnh thần kinh như: Bệnh lý nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương (viêm não, viêm màng não, viêm tủy, viêm não tủy...; bệnh lý ác tính màng não (ung thư màng não; viêm đa rễ dây thần kinh, xơ cứng rải rác, hội chứng tăng áp lực nội sọ lành tính, hội chứng ép tủy); các bệnh lý thần kinh chưa xác định được nguyên nhân như động kinh, co giật, lú lẫn hoặc rối loạn ý thức... bệnh đa dây thần kinh, bệnh đa rễ và dây thần kinh cấp và mạn tính; tai biến mạch máu não (trường hợp nghi ngờ chảy máu dưới nhện có chụp cắt lớp vi tính bình thường)...

b. Điều trị bệnh

+ Đưa thuốc đặc hiệu vào khoang dưới nhện tủy sống.

+ Đưa các thuốc gây tê cục bộ phục vụ mục đích phẫu thuật.

+ Đưa các thuốc kháng sinh, corticoid... để điều trị các bệnh của hệ thần kinh trung ương hoặc các bệnh dây - rễ thần kinh.

c. Theo dõi kết quả điều trị

Dịch não tủy bình thường không có màu, trong suốt. Tỷ trọng của dịch não tủy bình thường là 1,006 - 1,009, độ nhớt của dịch não tủy là 1,01- 1,06, độ pH là 7,4-7,6.

3. Xét nghiệm não tủy được thực hiện như thế nào?

Ngày nay, với trình độ y học và hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, có rất nhiều cách để lấy được dịch não tủy như:

- Chọc Cisternal: bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện kỹ thuật đưa kim vào dưới xương chẩm (phía sau hộp sọ) để lấy ra một lượng dịch não tủy cần thiết. Phương pháp này luôn được thực hiện với chất dẫn huỳnh quang và mức độ nguy hiểm cao.

- Chọc não thất: phương pháp này chỉ được khuyến cáo với những người có nguy cơ bị thoát vị não. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện kỹ thuật khoan một lỗ trên hộp sọ, sau đó trực tiếp đưa kim tiêm vào não thất để lấy dịch não tủy. Đây là phương pháp hiếm khi được sử dụng và đa phần thực hiện trong phòng mổ.

Ngoài 2 phương pháp trong, chọc dò tủy sống là phương pháp khá an toàn và phổ biến nhất. Quy trình thực hiện phương pháp xét nghiệm dịch não tủy như sau:

  • Người bệnh nằm nghiêng trên giường, đầu gối hơi cong lên về phía ngực theo tư thế con người.

  • Bác sĩ xác định vùng cơ thể và sát trùng lưng, sau đó tiêm thuốc gây mê tại chỗ vào cột sống dưới.

  • Đưa kim tiêm cột sống vào và hút lấy khoảng 1 – 10 ml dịch não tủy, đo áp lực tại dịch não tủy.

  • Rút kim tiêm, tiến hành làm sạch và băng lại bằng gạc.

  • Kết thúc quy trình, người bệnh được chỉ định nằm nghỉ trong một thời gian ngắn.

4. Nhận định kết quả xét nghiệm dịch não tủy

Theo các bác sĩ chuyên khoa, các xét nghiệm dịch não tủy sẽ cho ra các kết quả sau:

  • Dịch não tủy không có màu, trong suốt, người bệnh hoàn toàn bình thường.

  • Dịch não tủy mờ đục: bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng hoặc tích tụ các tế bào máu trắng hoặc protein.

  • Dịch não tủy dính máu: đây là dấu hiệu xuất huyết hoặc tắc nghẽn dây cột sống.

  • Dịch não tủy màu nâu, cam hoặc vàng: đây là dấu hiệu của tình trạng tăng protein dịch não tủy hoặc chảy máu trước đó. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể do máu từ tủy sống khiến việc giải thích kết quả gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, trong một số bệnh, dịch não tủy cũng có những sự thay đổi khác nhau như:

DNT đục, số lượng tế bào tăng 500-1000 bạch cầu/mm3. Phần lớn là bạch cầu đa nhân trung tính; protein toàn phần tăng 100-300 mg%. Glucose giảm rõ, NaCl bình thường. Cấy DNT có vi khuẩn mọc (màng não cầu, phế cầu,...).

DNT màu vàng chanh trong suốt, áp lực tăng, tế bào tăng vài chục đến vài trăm tế bào/mm3. Giai đoạn đầu thì bạch cầu trung tính và lympho. Về sau lympho chiếm ưu thế 70-90%. Quan sát dịch lắng trong ống nghiệm 24 giờ sẽ thấy hiện tượng nổi váng. Protein tăng nhẹ, đường, glucose và muối giảm, nhuộm ziehl neelsen hoặc cấy tìm vi khuẩn Lao cho AFB (+).

Màu sắc DNT trong suốt, protein tăng nhẹ. Tế bào tăng chủ yếu lympho. Các phản ứng viêm Pandy và Nonne-Appelt dương tính.

Bệnh nhân xuất huyết nội sọ: DNT của xét nghiệm dịch não tuỷ có thể lẫn máu không đông. Protein tăng và tỷ lệ các thành phần tế bào trong DNT tương tự như ở máu.

Người bị xuất huyết nhu mô não và sát khoang dưới nhện hoặc sát não thất thì DNT có thể lẫn máu. Song, lượng máu ít nên dịch não tủy thường hồng nhạt. Nếu máu chảy nhiều ngày thì kết quả xét nghiệm chỉ thấy chứa bilirubin.

Bệnh nhân nhồi máu não thường chịu áp lực DNT tăng nhẹ, protein tăng nhẹ, tế bào bình thường.

Dịch não tủy tăng cao tạo áp lực lớn có phân ly protein – tế bào. Biểu hiện: protein tăng trên 100mg% trong khi tế bào khác bình thường.

Ngoài ra, sau xét nghiệm não tủy, người bệnh có thể phải đối mặt với các tai biến như:

  • Đau đầu sau chọc ống sống thắt lưng.

  • Tụt kẹt não.

  • Nhiễm khuẩn (áp xe vị trí chọc, viêm màng não mủ…).

  • Chảy máu (gây ổ máu tụ ngoài màng cứng hoặc chảy máu dưới nhện)…

Như vậy, xét nghiệm dịch não tủy sẽ cho ra kết quả dựa trên những thông số quan trọng về tỷ trọng cũng như thành phần trong dịch não tủy. Với mỗi trường hợp của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm để tư vấn, giải thích, nhận định và đưa ra phương pháp điều trị cụ thể.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín thực hiện đầy đủ các xét nghiệm kiểm tra và điều trị các bệnh liên quan đến vùng đầu một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Video liên quan

Chủ đề