Chọn câu đúng trong các câu dưới đây Công nghệ 10

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 7 (có đáp án): Một số tính chất của đất trồng chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Bộ trắc nghiệm Bài 7 Công nghệ 10: Một số tính chất của đất trồng

Câu 1: Chọn câu đúng:

A. Nếu [H+]>[OH-] thì đất có phản ứng kiềm.

B. Nếu [H+]<[OH-] thì đất có phản ứng trung tính.

C. Nếu [H+]>[OH-] thì đất có phản ứng chua.

D. Nếu [H+]<[OH-] thì đất có phản ứng chua.

Câu 2: Khả năng hấp phụ của đất phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Thành phần cơ giới

B. Số lương keo đất.

C. Số lượng hạt sét

D. Phản ứng dung dịch đất

Câu 3: Các chất dinh dưỡng trong đất được giữ lại ở đâu:

A. Keo đất

B. Keo đất và dung dịch đất.

C. Dung dịch đất.

D. Tất cả các loại hạt có trong đất.

Câu 4:Yếu tố quyết định độ chua hoạt tính của đất ?

A. H+ trong dung dịch đất.

B. H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất.

C. Al3+ trong dung dịch đất.

D. H+ và Al3+ trong keo đất.

Câu 5: Đất có phản ứng kiềm là do trong đất có chứa

A. các muối tan NaCl, Na2SO4.

B. các ion H+ và Al3+.

C. H2SO4.

D. các ion mang tính kiềm: Na+, K+, Ca2+...

Câu 6:Đất có độ phì nhiêu biểu hiện đặc điểm nào?

A. Tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn và VSV cho cây đạt năng suất cao

B. Đảm bảo cho cây đạt năng suất cao.

C. Cung cấp nước.

D. Không chứa chất độc hại.

Câu 7:Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng?

A. Chứa gốc axit, tăng dinh dưỡng cho đất.

B. Tăng hoạt động của VSV, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.

C. Chứa gốc axit, làm tăng hoạt động của VSV.

D. Chứa nhiều xác xenlulozo, làm cho đất hóa chua.

Câu 8:Mỗi một hạt keo đất có cấu tạo như thế nào?

A. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động → lớp ion khuếch tán.

B. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion bất động.

C. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion khuếch tán → lớp ion bất động.

D. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion khuếch

Câu 9:Thành phần nào của keo đất có khả năng trao đổi ion với các ion trong dung dịch đất:

A. Lớp ion quyết định điện.

B. Lớp ion bất động.

C. Lớp ion khuếch tán.

D. Nhân keo đất.

Câu 10:Nhờ khả năng trao đổi ion trong đất mà?

A. Chất dinh dưỡng trong đất ít bị rửa trôi.

B. Phản ứng dung dịch đất luôn ổn định.

C. Nhiệt độ đất luôn điều hòa.

D. Cây trồng được cung cấp đẩy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng.

Đáp án bộ trắc nghiệm Công nghệ Bài 7 lớp 10: Một số tính chất của đất trồng

Câu 1:

Đáp án: C. Nếu [H+]>[OH-] thì đất có phản ứng chua.

Giải thích: Nếu [H+]>[OH-] thì đất có phản ứng chua – SGK trang 23

Câu 2:

Đáp án: B. Số lượng keo đất.

Giải thích: Khả năng hấp phụ của đất là khả năng giữ lại các chất dinh dưỡng, các phân tử nhỏ như hạt limon, hạt sét…, hạn chế sự rửa trôi và chúng phụ thuộc vào số lương keo đất – SGK trang 23

Câu 3:

Đáp án: B. Keo đất và dung dịch đất.

Giải thích: Các chất dinh dưỡng trong đất được giữ lại ở keo đất và dung dịch đất – SGK trang 22.

Câu 4:

Đáp án: A. H+ trong dung dịch đất.

Giải thích:Độ chua hoạt tính là độ chua do H+ trong dung dịch đất gây nên – SGK trang 23

Câu 5:

Đáp án: D. các ion mang tính kiềm: Na+, K+, Ca2+...

Giải thích: Đất có phản ứng kiềm là do trong đất có chứa các muối kiềm Na2CO3, CaCO3… Khi các muối này thủy phân tạo thành NaOH và Ca(OH)2 làm cho đất hóa kiềm – SGK trang 23

Câu 6:

Đáp án: A. Tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn và VSV cho cây đạt năng suất cao.

Giải thích: Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa các chất độc hại cho cây, đảm bảo cây đạt năng suất cao – SGK trang 23

Câu 7:

Đáp án: B. Tăng hoạt động của VSV, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.

Giải thích:Bón phân hữu cơ cho đất giúp tăng hoạt động của VSV, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất

Câu 8:

Đáp án: A. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động → lớp ion khuếch tán.

Giải thích: Mỗi 1 hạt keo có 1 nhân. Lớp phân tử nằm phía ngoài của nhân phân li thành các ion và tạo ra lớp ion quyết định điện. Phía ngoài là lớp ion bù (gồm lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán) mang điện tích trái dấu – Hình 7 SGK trang 22

Câu 9:

Đáp án: C. Lớp ion khuếch tán.

Giải thích:Keo đất có khả năng trao đổi ion ở lớp ion khuếch tán với các ion của dung dịch đất – SGK trang 22

Câu 10:

Đáp án: D. Cây trồng được cung cấp đẩy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng.

Giải thích: Nhờ khả năng trao đổi ion trong đất làm cơ sở cho sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 7 (có đáp án): Một số tính chất của đất trồng chi tiết, đầy đủ nhất, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

Đánh giá bài viết

Câu hỏi Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 1 (có đáp án): Bài mở đầu chọn lọc, hay nhất. Tuyển tập loạt Câu hỏi Trắc nghiệm Công nghệ 10 có đáp án được giải thích chi tiết, đầy đủ, rõ ràng.

Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 1

Câu 1: Một trong những phương hướng và nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay là:

  1. Xây dựng cơ sở bảo quản, chế biến sau thu hoạch

  2. Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái

  3. Tăng cường sản xuất lương thực để xuất khẩu

  4. Mở rộng khu chăn nuôi, trồng trọt

Câu 2: Thành tựu nổi bật nhất của ngành nông, lâm, ngư nghiệp nước ta trong những năm gần đây là:

  1. Sản xuất lương thực tăng liên tục

  2. Sản phẩm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế

  3. Đáp ứng được nhu cầu sản xuất công nghiệp

  4. Hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Câu 3: Tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân:

  1. Sản xuất lương thực tăng liên tục

  2. Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi; cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao

  3. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến

  4. Tất cả các ý trên

Câu 4: Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế?

Câu 5: Những tồn tại, hạn chế của ngành nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay?

  1. Năng suất và chất lượng còn thấp

  2. Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi; cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao

  3. Xuất khẩu còn hạn chế, giá rẻ do chế biến kém, chủ yếu bán sản phẩm thô

  4. Tất cả các ý trên

Câu 6: Những thuận lợi để phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta:

  1. Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên thuận lợi cho nhiều loài cây phát triển

  2. Có nhiều sông, biển, ao, hồ.... khai thác nuôi trồng thuỷ hải sản

  3. Có nhiều tài nguyên động, thực vật rừng phong phú

  4. Tất cả ý trên

Câu 7: Nước ta nằm ở vùng:

  1. Nhiệt đới

  2. Ôn đới

  3. Hàn đới

  4. Cận nhiệt đới

Câu 8: Có mấy phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta:

Câu 9: Thành tựu của ngành nông, lâm, ngư nghiệp nước ta trong những năm gần đây là:

  1. Sản xuất lương thực tăng liên tục

  2. Sản phẩm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế

  3. Bước đầu hình thành một số ngành sản xuất hàng hóa với các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là:

  1. Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh của Quốc gia trong khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).

  2. Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất nông nghiệp của Quốc gia trong khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).

  3. Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất lâm nghiệp của Quốc gia trong khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).

  4. Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất ngư nghiệp của Quốc gia trong khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).

Đáp án trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 1

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

A

C

A

D

D

A

B

D

A

Câu 1:

(Một trong những phương hướng và nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay là: Xây dựng một nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái – SKG trang 8)

Câu 2:

(Thành tựu nổi bật nhất của ngành nông, lâm, ngư nghiệp nước ta trong những năm gần đây là: Sản xuất lương thực tăng liên tục – SGK trang 7)

Câu 3:

(Tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân: Ngành nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến – SGK trang 6)

Câu 4:

(Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế: Trên 50% - hình 1.2 SGK trang 6)

Câu 5:

Những tồn tại, hạn chế của ngành nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay: Năng suất và chất lượng còn thấp. Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi; cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Xuất khẩu còn hạn chế, giá rẻ do chế biến kém, chủ yếu bán sản phẩm thô – SGK trang 7

Câu 6:

Những thuận lợi để phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta: Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên thuận lợi cho nhiều loài cây phát triển. Có nhiều sông, biển, ao, hồ.... khai thác nuôi trồng thuỷ hải sản. Có nhiều tài nguyên động, thực vật rừng phong phú

Câu 7:

(Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới – SGK trang 5)

Câu 8:

 (Các phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta: 5 – SGK trang 8)

Câu 9:

Thành tựu của ngành nông, lâm, ngư nghiệp nước ta trong những năm gần đây là: Sản xuất lương thực tăng liên tục. Sản phẩm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Bước đầu hình thành một số ngành sản xuất hàng hóa với các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu – SGK trang 7

Câu 10:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là: Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh của Quốc gia trong khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm) – Phần Thông tin bổ sung SGK trang 8