Chọn mac betong lam duoc

Mác bê tông là thuật ngữ rất quen thuộc trong ngành xây dựng. Tuy nhiên đối với nhiều người ngoài ngành chưa thật sự hiểu mác bê tông là gì? Bài viết dưới đây, VRO Group sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về vấn đề này. Cùng tìm hiểu nhé!

Mác bê tông được hiểu là đơn vị chỉ cường độ chịu nén của những mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 15x15x15cm và được bảo trì trong điều kiện tiêu chuẩn trong 28 ngày. Đơn vị tính là kg/cm2.

Hiện nay trên thị trường, có các loại mác bê tông như: M100, M200, M250, M300, M350, M400, M500,…Đối với những chất liệu phụ gia mới có thể sản xuất được các bê tông M1000 – M1500. Trong các dự án thông thường như nhà ở, trường học, bệnh viện sẽ sử dụng bê tông 250. Còn đối với các nhà cao tầng thì sử dụng bê tông với đơn vị chịu nén cao hơn.

Cấp độ bền bê tông là gì?

Theo như tiêu chuẩn mới nhất của ngành xây dựng Việt Nam thì ký hiệu bê tông đã được chuyển từ M sang B- đó chính là độ bền của bê tông. Cấp độ bền của bê tông được xác định bởi cường độ và thành phần của bê tông, nó thể hiện cường độ tối thiểu của bể tông phải có sau 28 ngày kể từ ngày xây dựng ban đầu.

Cấp độ bền bê tông là gì?

Bảng quy đổi cấp độ bền và mác bê tông

Dưới đây là bảng quy đổi cấp độ bền và mác bê tông được trích từ Bảng quy đổi mác bê tông (M) tương ứng với cấp độ bền (B) từ TCVN 5574:2012. Mời quý vị cùng theo dõi:

Cấp độ bền (B)      Cường độ chịu nén (Mpa) Mác bê tông (M)
B3.5 4.50 M50
B5 6.42 M75
B7.5 9.63 M100
B10 12.84 M150
B12.5 16.05 M150
B15 19.27 M200
B20 25.69 M250
B22.5 28.90 M300
B25 32.11 M350
B27.5 35.32 M350
B30 38.53 M400
B35 44.95 M450
B40 51.37 M500
B45 57.80 M600
B50 64.22 M700
B55 70.64 M700
B60 77.06 M800
B65 83.48 M900
B70 89.90 M900
B75 96.33 M1000
B80 102.75 M1000

Cường độ chịu nén của bê tông

Bên cạnh nội dung mác bê tông là gì, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu thông tin về  cường độ chịu nén của bê tông:

Khái niệm về cường độ chịu nén của bê tông

Cường độ chịu nén chính là ứng suất nén phá hủy của bê tông. Cường độ này được tính bằng lực tác động trên 1 đơn vị diện tích (kg/cm2 hoặc N/mm2). Trong xây dựng cần chú ý đến cường độ nén của bê tông còn cường độ chịu nén thường không được chú ý nhiều.

Cường độ chịu nén của bê tông

Xác định cường độ chịu nén của bê tông

Để có thể xác định được cường độ chịu nén của bê tông cần phải có đội ngũ lấy mẫu tại công trường.

  • Thông thường sẽ gồm 3 mẫu bê tông đồng nhất về vị trí và cách thức lấy mẫu và điều kiện dưỡng hộ.
  • Đối với kết cấu lớn, các tổ mẫu trên cùng một kết cấu phải ở những vị trí khác nhau. Đồng thời số lượng của chúng cần đủ lớn để mang tính đại diện được cho là toàn bộ kết cấu đó.
  • Giá trị trung bình của ứng suất nén tại thời điểm phá hủy (do nén mẫu) của cả 3 mẫu trong tổ mẫu, được xác định mác của bê tông ( trong 28 ngày).
  • Nếu thời điểm nén tổ mẫu không phải là 28 ngày sau khi bê tông ninh kết (thường là 3 hay 7 ngày sau). Vậy mác bê tông được xác định gián tiếp thông qua biểu đồ phát triển cường độ bê tông chuẩn tương ứng.
  • Các kết quả nén mẫu ở tuổi 3 hay 7 ngày là các kết quả kiểm tra nhanh và chưa chính thức.
  • Kết quả nén mẫu ở tuổi 28 ngày mới được coi là cường độ chịu nén của bê tông trên thực tế.
  • Kết cấu bê tông trung bình tại chỗ được coi là đạt yêu cầu về mác thiết kế khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu không được nhỏ hơn mác thiết kế. Nhưng đồng thời không có tổ mẫu nào có kết quả thí nghiệm dưới 85% mác thiết kế.

Các yếu tố ảnh hưởng tới cường độ chịu nén bê tông

Thành phần và quy trình sản xuất là những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến cường độ chịu nén của bê  tông, cụ thể:

Chất lượng của xi măng

Xi măng là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong hỗn hợp xi măng. Do đó nếu như ngay từ đầu chất lượng xi măng không tốt sẽ ảnh hưởng đến  khả năng kết dính hay chính là quá trình đông cứng sẽ diễn ra chậm hơn, làm ảnh hưởng đến cường độ bê tông.

Chất lượng của xi măng

Chất lượng các thành phần cốt liệu

Hay chính là độ sạch của thành phần cốt liệu. Bên cạnh xi măng, độ sạch của các thành phần cốt liệu khác như cát, đá, nước đều ảnh hưởng không ít đến cường độ chịu nén của bê tông. Khi thành phần bị lẫn nhiều tạp chất, độ liên kết của bê tông sẽ giảm.

Tỷ lệ xi măng và nước

Nếu như tỷ lệ này càng ít có nghĩa là lượng nước dùng ít và lượng xi măng dùng nhiều. Điều này sẽ làm tăng cường độ chịu nén của bê tông. Đối với những loại bê tông cường độ cao, tỷ lệ này có thể dưới 0,3.

Tỷ lệ xi măng và nước

Phụ gia bê tông

Quá trình pha trộn bê tông được kết hợp với cùng một số phụ gia. Trong đó phụ gia chống thấm là một thành phần điển hình. Nó có tác dụng tạo liên kết cho bê tông, giúp cho cường độ tăng lên so với khi không dùng phụ gia chống thấm.

Hướng dẫn chọn mác bê tông phù hợp với công trình

Thông thường đối với công trình được thiết kế bài bản ngay từ đầu thì mác bê tông sẽ do các kỹ sư kết cấu quyết định. Bên cạnh đó trong hồ sơ bản vẽ khi phát hành cũng có ghi rõ loại mác bê tông được sử dụng. Từ đó kỹ sư công trình sẽ theo mác bê tông trong bản vẽ mà trộn tỷ lệ cấp phối bê tông cho phù hợp.

Đối với những công trình nhỏ, không có hồ sơ thiết kế bài bản, nhà thầu sẽ quyết định lựa chọn mác bê thông. Công việc được thực hiện dựa trên kinh nghiệm của họ.

Đối với các công trình nhỏ, kết cấu không yêu cầu khả năng chịu lực cao. Loại mác bê tông thường được sử dụng là M15, M20, M25.

Đối với những công trình lớn, kết cấu phải chịu lực lớn hơn. Trong trường hợp này cần lựa chọn bê tông mác cao hơn, thường thì là loại M300 trở lên. Loại này thường sử dụng bê thương phẩm hay còn được gọi là bê tông tươi, được thiết kế cấp phối dựa trên những thí nghiệm ở phòng thí nghiệm.

Như vậy qua bài viết chúng tôi đã gửi đến bạn những thông tin quan trọng xoay quanh chủ đề “mác bê tông là gì?” Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong lĩnh vực xây dựng. Mọi thắc mắc hay đóng góp ý kiến vui lòng liên hệ với VRO Group để được hỗ trợ.

Đăng nhập

Chủ đề