Chủ trương khôi phục tổ chức đảng và phong trào cách mạng 1932-1935

Công tác tư tưởng của Đảng thời kỳ 1932-1935

(ĐCSVN) – Chúng tôi xin trích lược một số mốc lịch sử trong công tác tư tưởng của Đảng giai đoạn 1932-1935.

Các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương tới tỉnh đều bị phá vỡ, hầu hết cán bộ lãnh đạo bị bắt giam, một số bị giết, cơ sở Đảng và đoàn thể quần chúng nhiều vùng cũng bị tan tác, nhưng đế quốc không thể tiêu diệt được tổ chức Đảng và phong trào cách mạng.

Để khôi phục và phát triển phong trào cách mạng, Đảng đã công bố bản Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương, phân tích tình hình, vạch ra phương hướng phấn đấu mới, tiếp đó là chương trình hành động của Công hội, Nông hội và Đoàn Thanh niên cộng sản.

Năm 1932, một số đồng chí cộng sản hoạt động hợp pháp ở Sài Gòn đã viết trên báo công khai phê phán thái độ phản động của người cầm đầu Đảng Lập hiến được đế quốc Pháp cho làm đại biểu Nam Kỳ ở Hội đồng thuộc địa tại Pari, vạch trần thủ đoạn mị dân, lừa bịp của bọn thực dân.

Tháng 3-1933, nhân kỷ niệm lần thứ ba ngày thành lập Đảng, đồng chí Hà Huy Tập viết tác phẩm Lược thảo Lịch sử phong trào cộng sản Đông Dương nêu được quá trình hoạt động của Đảng trong ba năm đầu mới thành lập.

Đến năm 1934, hệ thống tổ chức của Đảng đã được khôi phục ở cả Bắc, Trung, Nam và Lào. Xứ uỷ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Chấp uỷ Nam Đông Dương và Lào được thành lập.

Đầu năm 1934, Ban lãnh đạo của Đảng ở nước ngoài được thành lập do đồng chí Lê Hồng Phong đứng đầu, trong thực tế làm chức năng chỉ đạo việc khôi phục và phát triển phong trào, thống nhất lực lượng trong cả nước để thực hiện chương trình hành động và chuẩn bị Đại hội toàn quốc. Ban lãnh đạo hải ngoại họp Hội nghị từ ngày 16 đến ngày 21-6-1934, ra Nghị quyết về tổ chức Bộ Tuyên truyền và công tác tuyên truyền, xuất bản Tạp chí Bônsêvích phát hành trong cả nước nhằm giáo dục nâng cao trình độ cán bộ, đảng viên, thống nhất về tư tưởng, chính trị, tổ chức trong Đảng. Trong thời gian này, tờ Bônsêvích của Ban lãnh đạo hải ngoại và Tạp chí cộng sản của Ban Chấp uỷ Nam Đông Dương có tác dụng quan trọng trong việc lãnh đạo tư tưởng hướng dẫn công tác cho các đảng bộ và chuẩn bị cho Đại hội toàn quốc.

Tháng 3-1935, Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp tại Ma Cao, đề ra các nhiệm vụ phát triển và củng cố Đảng, thu phục quần chúng, mở rộng Mặt trận phản đế, chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ Liên bang Xôviết. Đại hội thông qua Điều lệ của Đảng và bầu Ban Chấp hành Trung ương mới. Đại hội nêu chủ trương tuyên tuyền, vận động các giai cấp, tầng lớp, dân tộc ít nhiều có tinh thần cách mạng vào trận tuyến đấu tranh chung.

Đại hội lần thứ nhất của Đảng có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong việc khôi phục lại hệ thống tổ chức của Đảng từ trung ương đến địa phương, nâng cao niềm tin của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự phát triển của phong trào cách mạng sắp tới.

Trích: Lịch sử 80 năm ngành Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2010), Nxb Chính trị Quốc gia, tr.22-25.

Phong trào cách mạng trong những năm 1932-1935

Mục 1

1. Cuộc đấu tranh phục hồi phong trào cách mạng

a) Pháp đàn áp, khủng bố lực lượng cách mạng sau phong trào 1930 - 1931

* Khủng bố, đàn áp quân sự

- Pháp tăng cường các hoạt động kìm kẹp, đàn áp lực lượng cách mạng => nhiều cán bộ, đảng viên, chiến sĩ yêu nước bị bắt, bị giết hoặc bị tù đày.

* Thủ đoạn mị dân

- Về chính trị: tăng số đại diện người Việt vào cơ quan lập pháp cấp Kỳ.

- Về kinh tế: cho người Việt tham gia đấu thầu một số công trình công cộng.

- Về văn hóa - xã hội: cho tổ chức một số trường Cao đẳng; lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.

=> Các hoạt động đàn áp, khủng bố của Pháp khiến cho phong trào cách mạng ở Việt Nam đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách.

b) Hoạt động đấu tranh để khôi phục lực lượng cách mạng

- Những đảng viên trong tù đấu tranh kiên trì bảo vệ lập trường, quan điểm cách mạng của Đảng, tổ chức vượt ngục; đảng viên không bị bắt tìm cách gây dựng lại tổ chức Đảng và quần chúng.

- Năm 1932, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong đã cùng một số đảng viên cộng sản hoạt động ở trong và nước ngoài tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung ương Đảng.

- Tháng 6/1932, Ban lãnh đạo Trung ương thảo ra chương trình hành động của Đảng, chủ trương đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động, thả tù chính trị, bỏ các thứ thuế bất công, củng cố và phát triển các đòan thể cách mạng của quần chúng.

- Dựa vào chương trình hành động, phong trào quần chúng được nhen nhóm trở lại và ngày càng phát triển.

- Cuối năm 1933, các tổ chức của Đảng dần được khôi phục và củng cố.

- Đầu 1935, các tổ chức Đảng và phong trào quần chúng được hồi phục.

Mục 2

2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương 3/1935 tại Ma Cao

Tổng Bí thư Lê Hồng Phong

- Từ 27/3 đến ngày 31/3/1935, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất họp tại Ma Cao (Trung Quốc), có 13 đại biểu trong và ngoài nước.

- Những quyết định quan trọng của Đại hội:

+ Xác định 3 nhiệm vụ chủ yếu của Đảng: củng cố và phát triển Đảng; tranh thủ quần chúng rộng rãi; chống chiến tranh đế quốc.

+ Thông qua Nghị quyết chính trị, điều lệ Đảng, vận động công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, phụ nữ; về công tác trong các dân tộc thiểu số, đội tự vệ, cứu tế đỏ.

+ Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 13 người do Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư.

=> Ý nghĩa: Đánh dấu mốc quan trọng Đảng đã khôi phục được hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước đến ngoài nước, các tổ chức quần chúng,...

ND chính

- Cuộc đấu tranh phục hồi phong trào cách mạng sau phong trào cách mạng 1930 - 1931.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương 3/1935 tại Ma Cao.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duyPhong trào cách mạng trong những năm 1932-1935

Loigiaihay.com

  • Lý thuyết Phong trào cách mạng 1930-1935

    Lý thuyết Phong trào cách mạng 1930-1935

  • Hãy nêu thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933)

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 91 SGK Lịch sử 12

  • Trình bày diễn biến phong trào cách mạng 1930 - 1931

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 96 SGK Lịch sử 12

  • Xô viết Nghệ - Tĩnh đã ra đời và hoạt động như thế nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 96 SGK Lịch sử 12

  • Nêu nội dung cơ bản của Luận cương chính trị (10 - 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 96 SGK Lịch sử 12

  • Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 120 SGK Lịch sử 12

  • Hãy lập bảng tóm tắt về nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 112 SGK Lịch sử 12

  • Những khó khăn của cách mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã được Đảng và Chính phủ Cách mạng giải quyết như thế nào ? Nêu kết quả và ý nghĩa

    Những khó khăn của cách mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám được Đảng và Chính phủ cách mạng giải quyết như thế nào? Nêu kết quả và ý nghĩa. 2

  • Lập bảng so sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) và “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.

    Giải bài tập Bài 1 trang 188 SGK Lịch sử 12

Nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1932 - 1935

Được đăng: Thứ năm, 16 Tháng 11 2017 13:23Lượt xem: 6918

(TGAG)- Những năm 1930 - 1931, thực dân Pháp khủng bố, lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng. Hàng chục vạn người bị giam giữ, hàng ngàn chiến sĩ cộng sản và quần chúng trung kiên bị bắt, giết, truy lùng. Nhưng sự tàn bạo của thực dân Pháp không thể lung lay ý chí của những người cách mạng và quần chúng yêu nước. Đảng vẫn tiếp tục sứ mệnh. Đảng viên dựa vào sự che chở, đùm bọc của quần chúng, bí mật tiếp tục hoạt động, củng cố và phát triển tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng. Trong nhà tù thực dân, đảng viên tổ chức đấu tranh bảo vệ lập trường, quan điểm của Đảng, thành lập chi bộ nhà tù, tổ chức vượt ngục, tiếp tục hoạt động cách mạng...

Nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1932 - 1935, chúng ta cần thể hiện các nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, trình bày chính sách hai mặt của thực dân Pháp sau cao trào cách mạng 1930 - 1931: Khủng bố (cụ thể âm mưu và hành động của địch) và cải cách lừa bịp về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội; tác động đối với địa phương. Tinh thần cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội và sự căm thù bọn thực dân xâm lược.

Thứ hai, trình bày quá trình Đảng bộ địa phương lãnh đạo tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của của Đảng. Trong phần này, cần đề cập đến ba nội dung chính:

Nội dung thứ nhất: Trình bày khái quát đường lối, chủ trương của Đảng trong những năm 1932 - 1935. Trong đó cần thể hiện các nội dung chủ yếu như: Năm 1932, Trung ương ban hành Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1933, Chấp ủy Nam kỳ ra thông cáo bỏ cấp Xứ bộ, thành lập địa phương bộ, cử Chấp ủy địa phương. Các địa phương Chấp ủy thành lập xong thì phải giải tán các Đặc ủy và thành lập Tỉnh ủy, Thành ủy. Năm 1934, Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập. Năm 1935, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất họp ở Ma Cao (Trung Quốc), đã phân tích và đánh giá tình hình, đề ra nhiệm vụ cách mạng của Đảng. Đại hội Đại biểu lần thứ nhất đánh dấu mốc quan trọng, hệ thống tổ chức Đảng từ trung ương đến địa phương được khôi phục, các tổ chức quần chúng dần được phục hồi, phát triển...

Nội dung thứ hai: Trình bày khái quát sự lãnh đạo của Đảng bộ An Giang trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Cần thể hiện các sự kiện chủ yếu sau: Tháng 1/1932, Đặc ủy Long - Châu - Rạch - Hà mở hội nghị củng cố bộ máy lãnh đạo và đề ra nhiệm vụ cụ thể, xuất bản báo “Cùng khổ” (tháng 11/1933 đổi tên thành “Lao khổ”). Cuối năm 1932, lập lại Lâm thời Đặc ủy. Năm 1933, Ban Chấp ủy lâm thời tỉnh Châu Đốc được thành lập, ra báo “Bạn nghèo” làm cơ quan tuyên truyền của “Địa phương tự trị Châu Đốc”. Bên cạnh tổ chức Đảng, Nông hội, Công hội cũng được bí mật tổ chức lại. Giữa năm 1934, Đặc ủy Long - Châu - Rạch - Hà giải tán. Ban Cán sự miền Tây Nam kỳ được thành lập do Nguyễn Chánh Nhì làm Bí thư, ra báo “Lao Nông”, sau đó được đổi thành “Mặt trận đỏ”. Tháng 1/1932 - 7/1932, ở An Phong (tổng Phong Thạnh Thượng) đã tổ chức nhiều cuộc mít-tinh lớn kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5, Ngày Thế giới chống chiến tranh 1/8, kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga 7/11... Trong một đêm tháng 7/1932, nhiều xã thuộc tổng Phong Thạnh Thượng tổ chức cuộc mít-tinh huy động gần 1.000 quần chúng tham gia tại Cây Gòn (An Phong). Ngày 14/7/1933, nổ ra cuộc đấu tranh lớn của tù làm đá Núi Sam...

Nội dung thứ ba: Trình bày cụ thể sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng bộ cấp trên, của Trung ương Đảng. Quá trình khôi phục tổ chức Đảng cần thể hiện: Việc tổ chức Đảng bị đánh phá, phục hồi (cụ thể số lần bị đánh phá và phục hồi), thời gian, địa điểm, họ và tên bí thư, cấp ủy, đảng viên (nếu là người nơi khác đến thì ghi rõ quê quán, chức vụ) và các cơ sở. Sự liên lạc giữa cấp trên và cấp dưới. Các tổ chức bí mật và công khai của quần chúng cách mạng được xây dựng, củng cố và phát triển (tên tổ chức; thời gian, địa điểm thành lập; lượng người tham gia; ai lãnh đạo). Công tác huấn luyện, đào tạo đảng viên. Công tác tuyên truyền giáo dục chính trị cho quần chúng (nội dung, hình thức, hiệu quả). Phong trào đấu tranh của quần chúng. Phong trào đấu tranh trong các nhà tù, trại giam, nơi tạm giam.

Thứ ba, nêu ý nghĩa và bài học kinh nghiệm từ phong trào cách mạng 1932 - 1935 của Đảng bộ địa phương.

Để nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1932 - 1935, chúng ta cần tham khảo nhiều nguồn tài liệu. Trong đó, cần tham khảo những ấn phẩm lịch sử tiêu biểu như: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - tập 1 (1930 - 1945) (Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương), Văn kiện Đảng toàn tập - tập 4 và tập 5 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2001), Hồ Chí Minh toàn tập - tập 3 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000)...; các ấn phẩm lịch sử địa phương như: Địa chí An Giang (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2013), Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang - tập 1 (1927 - 1954) (Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang, 2007), Truyền thống công tác Tuyên giáo tỉnh An Giang (1930 - 2005) (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, 2005)...; lịch sử Đảng bộ cấp trên trực tiếp và lịch sử Đảng bộ các địa phương lân cận./.

P.LLCT&LSĐ

  • Trang trước
  • Trang sau

Video liên quan

Chủ đề