Có bao nhiêu cách xác định biên giới quốc gia?

Ranh giới xác định lãnh thổ của quốc gia. Biên giới quốc gia gồm biên giới trên bộ, biên giới trên biển (nếu đó là quốc gia có biển), biên giới vùng trời và biên giới lòng đất. Vậy biên giới quốc gia trong lòng đất được xác định thế nào? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Biên giới quốc gia trong lòng đất được xác định như thế nào?

Có bao nhiêu cách xác định biên giới quốc gia?

Biên giới quốc gia trong lòng đất được xác định như thế nào?

1. Khái niệm biên giới quốc gia

Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này vói lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền trên biển.

Ranh giới này hoặc là đường ranh giới được ghi nhận trên bản đồ và được đánh dấu trên thực địa hoặc là mặt thẳng đứng đi qua đường ranh giới nói trên xác định giới hạn bên ngoài của lãnh thổ quốc gia. Đây chính là giói hạn không gian của quyền lực tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ.

Biên giới quốc gia gồm:

- Biên giới trên bộ: Là đường biên giới được xác định ưên đất liền, trên đảo, trên sông, hồ, kênh, biển nội địa... Biên giới trên bộ phổ biến được quy định trong các điều ước quốc tế giữa các nước hữu quan (trừ một số trường hợp ngoại lệ) và một số điều ước quốc tế đặc biệt hoặc các quyết định của các cơ quan tài phán quốc tế khi các bên hữu quan đồng ý.

- Biên giới trên biển: Là đường vạch ra để phân định vùng lãnh hải cùa quốc gia với vùng biển tiếp liền mà quốc gia ven bờ có quyền chủ quyền hoặc với nội thủy, lãnh hải của quốc gia khác có bờ biển đối diện hay kề bên bờ biển của quốc gia này.

- Biên giới trên không và biên giới lòng đất: Được luật quốc tế thừa nhận chung dưới dạng tập quán quốc tế trên cơ sở của đường biên giới trên bộ, trên biển. Tuân thủ những biên giói này là nghĩa vụ bắt buộc của tất cả các quốc gia.

2. Xác định biên giới quốc gia

Xác định biên giới quốc gia là quá trình phức tạp, với nhiều bước, nhiều động thái. Việc xác định biên giới quốc gia phải dựa trên các nguyên tắc của luật quốc tế, trong đó nguyên tắc thoả thuận là nguyên tắc cao nhất trong xác định biên giói quốc gia. Biên giới quốc gia luôn là giới hạn tồn tại quyền lực tối cao của quốc gia với lãnh thổ và được đặt đối trọng bên cạnh lợi ích của quốc gia hữu quan. Mặt khác, luật quốc tế không đặt ra các tiêu chuẩn bắt buộc về hoạch định biên giới, lựa chọn loại hình, phương thức xác định biên giới... để áp đặt cho các quốc gia, vì vậy mới tránh, hạn chế và loại bỏ các tranh chấp. Muốn có một đường biên giới ổn định trong mối tương quan phù hợp với lợi ích và địa vị bình đẳng của các quốc gia thì vấn đề xác định biên giới chỉ có thể dựa trên cơ sở nguyên tắc thoả thuận.

Về nguyên tắc, xác định biên giới chỉ đặt ra với biên giới trên bộ và trên biển.

3. Biên giới quốc gia trong lòng đất được xác định như thế nào?

Ngày 17/6/2003, Quốc hội ban hành Luật Biên giới Quốc gia 2003. Luật này quy định về biên giới quốc gia; chế độ pháp lý về biên giới quốc gia; xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới.

Theo đó, biên giới quốc gia được tạo thành từ 4 bộ phận bao gồm: biên giới quốc gia trên đất liền, biên giới quốc gia trên biển, biên giới quốc gia trong lòng đất và biên giới quốc gia trên không.

Cách xác định biên giới quốc gia trong lòng đất là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 4 Điều 5 Luật Biên giới Quốc gia 2003. Cụ thể như sau:

Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.

Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

- Cũng theo quy định này, biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.

Biên giới quốc gia trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước láng giềng được xác định bằng hệ thống mốc quốc giới, Hiệp ước về hoạch định biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng cùng các bản đồ, Nghị định thư kèm theo các Hiệp ước đó.

Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

- Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

- Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Biên giới quốc gia trong lòng đất được xác định như thế nào? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Biên giới quốc gia là gì cách xác định biên giới quốc gia?

Biên giới quốc gia là giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, quần đảo, vùng biển, lòng đất, vùng trời của một quốc gia. Cách xác định đường biên giới của một quốc gia làđường và mặt thẳng đứng theo đường đi qua đường xác định phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó.

Xác định biên giới như thế nào?

1. Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định. 2. Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.

Có bao nhiêu bộ phận cấu thành biên giới quốc gia?

Các bộ phận biên giới quốc gia: Biên giới quốc gia bao gồm: biên giới trên đất liền, biên giới trên biển, biên giới trong lòng đất và biên giới trên không.

Chủ quyền quốc gia được hiểu như thế nào?

Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao.