Có bao nhiêu hình thức sinh sản sau đây là hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về: Sinh sản của vi sinh vật, các hình thức sinh sản chủ yếu ở vi sinh vật. Từ đó các bạn sẽ hiểu được ý nghĩa cua sinh sản của vi sinh vật và áp dụng vào thực tiễn.

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về: Sinh sản của vi sinh vật, các hình thức sinh sản chủ yếu ở vi sinh vật. Từ đó các bạn sẽ hiểu được ý nghĩa cua sinh sản của vi sinh vật và áp dụng vào thực tiễn.

Lý thuyết Sinh10 - Loga.vn: Bài 26:

Sinh Sản Của Vi Sinh Vật

          Sự tăng số lượng cá thể vi sinh vật được xem là sự sinh sản, hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực có những nét khác nhau.

I. Sinh Sản Của Vi Sinh Vật Nhân Sơ

 1. Phân đôi

          - Phân đôi: Là hình thức sinh sản mà từ một tế bào mẹ tách thành hai tế bào con.

          - Đối tượng: Vi khuẩn (vi khuẩn sinh sàn chủ yếu bằng hình thức phân đôi).

Hình 1. Hình thức phân đôi ở một số vi khuẩn nhân sơ

          - Diễn biến:

           + Tế bào vi khuẩn tăng kích thước do sinh khối tăng và dẫn đến sự phân chia.

           + Màng sinh chất gấp nếp (gọi là mêzôxôm).

           + ADN của vi khuẩn đính vào mêzôxôm làm điểm tựa để nhân đôi.

           + Hình thành vách ngăn tạo thành hai tế bào mới từ một tế bào.

 2. Nảy chồi và tạo bào thành bào tử

          - Phân nhánh và nảy chồi:

Hình 2. Vi khuẩn Rhodomicrobium quan sát dưới kính hiển vi.

           + Diễn biến: Một phần cơ thể mẹ lớn nhanh hơn các phần khác để tạo chồi. Chồi có thể sống bám vào cơ thể mẹ tạo thành nhánh hoặc sống độc lập.

           + Đối tượng: Vi khuẩn quang dưỡng màu tía.

Hình 3. Vi khuẩn quang dưỡng màu tía.

          - Bào tử:

           + Ngoại bào tử:

            . Bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng, sau đó sẽ phát tán, tạo thành cơ thể mới.

            . Đại diện: Vi sinh vật dinh dưỡng mêtan (Methylosinus).

            . Bào tử sinh sản chỉ có các lớp màng, không có vỏ và không tìm thấy hợp chất canxiđipicôlinat.

           + Bào tử đốt:

            . Sợi dinh dưỡng phân đốt tạo thành bào tử.

            . Đại diện: Xạ khuẩn (Actinomycetes).

Hình 4. Xạ khuẩn dưới kính hiển vi.

           + Nội bào tử:

            . Khi gặp điều kiện bất lợi, tế bào vi khuẩn sinh dưỡng hình thành bên trong một nội bào tử (endospore).

            . Nội bào tử vi khuẩn không phải là hình thức sinh sản mà chỉ là dạng nghỉ của tế bào.

            . Nội bào tử có lớp vỏ dày và chứa canxiđipicôlinat.

            . Đại diện: Vi khuẩn lam, vi khuẩn than…

Hình 5. Vi khuẩn lam (trái) và vi khuẩn than (phải).

II. Sinh Sản Của Vi Sinh Vật Nhân Thực

 1. Sinh sản bằng bào tử

          - Nhiều loài nấm mốc có thể sinh sản vô tính bằng bào tử kín (bào tử được hình thành trong túi) như nấm Mucor hay bằng bào tử trần như nấm Penicillium, đồng thời có thể sinh sản hữu tính bằng bào tử qua giảm phân.

          - Ví dụ: Nấm Murco, nấm Penicillium….

Hình 6. Các loại bào tử.

 2. Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi

          - Một số nấm men có thể sinh sản bằng nảy chồi như nấm men rượu (Saccharomyces), phân đôi như nấm men rượu rum (Schizosaccharomyces).

          - Các tảo đơn bào: Tảo lục (Chlorophyta), tảo mắt, trùng đế giày (Paramecium caudatum) sinh sản vô tính bằng cách phân đôi hay sinh sản hữu tính bằng cách hình thành bào tử chuyển động hay hợp tử nhờ kết hợp giữa hai tế bào.

Hình 7. Trùng roi xanh sinh sản bằng cách phân đôi cơ thể.

Bài Tập Lý Thuyết

 A. Mức độ thông hiểu

Câu 1: Vi sinh vật nào sau đây không sinh sản bằng bào tử?

A. Nấm mốc.

B. Xạ khuẩn.

C. Đa số vi khuẩn.

D. Nấm rơm.

 * Hướng dẫn giải:

 - Đa số vi khuẩn không sinh sản bằng bào tử.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự sinh sản của vi khuẩn?

A. Có sự hình thành thoi phân bào.

B. Chủ yếu bằng hình thức giảm phân.

C. Phổ biến bằng hình thức nguyên phân.

D. Không có sự hình thành thoi phân bào.

 * Hướng dẫn giải:

 - Vi khuẩn không có sự hình thành thoi phân bào.

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 3: Hình thức sinh sản có thể tìm thấy ở nấm men là:

A. Tiếp hợp và bằng bào tử vô tính.

B. Phân đôi và nảy chồi.

C. Tiếp hợp và bằng bào tử hữu tính.

D. Phân đôi và tiếp hợp.

 * Hướng dẫn giải:

 - Hình thức sinh sản có thể tìm thấy ở nấm men là phân đôi và nảy chồi.

 Nên ta chọn đáp án B.

Câu 4: Xạ khuẩn có hình thức sinh sản chủ yếu nào sau đây?

A. Bằng bào tử hữu tính.

B. Bằng bào tử vô tính.

C. Đứt đoạn.

D. Tiếp hợp.

 * Hướng dẫn giải:

 - Xạ khuẩn có hình thức sinh sản chủ yếu là bằng bào tử vô tính.

 Nên ta chọn đáp án B.

Câu 5: Ở nấm rơm, bào tử sinh sản được chứa ở:

A. Mặt dưới của mũ nấm.

B. Mặt trên của mũ nấm.

C. Phía dưới sợi nấm.

D. Phía trên sợi nấm.

 * Hướng dẫn giải:

 - Ở nấm rơm, bào tử sinh sản được chứa ở dưới của mũ nấm.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 6: Sinh vật nào dưới đây sinh sản bằng ngoại bào tử?

A. Vi khuẩn quang dưỡng màu tía.

B. Xạ khuẩn.

C. Vi sinh vật dinh dưỡng mêtan.

D. Nấm men rượu.

 * Hướng dẫn giải:

 - Vi sinh vật dinh dưỡng mêtan sinh sản bằng ngoại bào tử.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 7: Xạ khuẩn sinh sản vô tính bằng:

A. Bào tử đảm.

B. Bào tử túi.

C. Bào tử đốt.

D. Ngoại bào tử.

 * Hướng dẫn giải:

 - Xạ khuẩn sinh sản vô tính bằng bào tử đốt.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 8: Nhóm nào dưới đây gồm hai vi sinh vật có cùng hình thức sinh sản vô tính?

A. Tảo lục và nấm men rượu rum.

B. Nấm men rượu và trùng giày.

C. Vi khuẩn quang dưỡng màu tía và xạ khuẩn.

D. Tảo mắt và nấm Mucor.

 * Hướng dẫn giải:

 - Tảo lục và nấm men rượu rum có cùng hình thức sinh sản vô tính.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 9: Lớp vỏ dày bên ngoài của nội bào tử ở vi khuẩn có chứa thành phần đặc biệt nào?

A. Kitin.

B. Peptiđôglican.

C. Canxiđipicôlinat.

D. Axit glutamic.

  * Hướng dẫn giải:

 - Lớp vỏ dày bên ngoài của nội bào tử ở vi khuẩn có chứa canxiđipicôlinat.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 10: Loại bào tử nào dưới đây không tham gia vào hoạt động sinh sản của vi sinh vật?

A. Bào tử túi.

B. Bào tử đốt.

C. Ngoại bào tử.

D. Nội bào tử.

 * Hướng dẫn giải:

 - Nội bào tử không tham gia vào hoạt động sinh sản của vi sinh vật.

 Nên ta chọn đáp án D.

 B. Bài tập tự luyện

Câu 1: Loại tia sáng nào dưới đây không có khả năng gây ion hóa các prôtêin và axit nuclêic của vi sinh vật?

A. Tia UV.

B. Tia X.

C. Tia Gamma.

D. Tia Rơnghen.

Câu 2: Để bảo quản các loại hạt ngũ cốc được lâu hơn, người ta thường tiến hành sấy khô. Ví dụ trên cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với hoạt động sống của vi sinh vật?

A. Áp suất thẩm thấu.

B. Độ pH.

C. Ánh sáng.

D. Độ ẩm.

Câu 3: Hình thức sinh sản nào dưới đây không tồn tại ở vi sinh vật?

A. Tạo thành bào tử.

B. Trinh sản.

C. Phân đôi.

D. Nảy chồi.

Câu 4: Bào tử nào dưới đây là bào tử vô tính?

A. Bào tử tiếp hợp.

B. Bào tử túi.

C. Bào tử đảm.

D. Bào tử áo.

Câu 5: Đa số nấm men sinh sản vô tính theo hình thức nào?

A. Tạo thành bào tử.

B. Phân đôi.

C. Nảy chồi.

D. Phân mảnh.

Câu 6: Ví dụ nào sau đây không đúng về các bào tử sinh sản ở vi khuẩn và ở nấm:

A. Nấm sinh axit xitic (hô hấp hiếu khí không hoàn toàn).

B. Ngoại bào tử ở vi khuẩn dinh dưỡng mêtan Methylosinus.

C. Bào tử đốt Streptomyces.

D. Bào tử kín ở nấm Mucor (bào tử hữu tính), bào tử nấm Penicillium.

Câu 7: Trùng giày (Paramecium caudatum) sinh sản hữu tính bằng cách:

A. Phân đôi.

B. Hình thành bào tử kín.

C. Hình thành bào tử chuyển động hay hợp tử nhờ kết hợp giữa hai tế bào.

D. Tiếp hợp.

Câu 8:  Vi sinh vật nào sau đây sinh sản bằng cả bào tử vô tính và bào tử hữu tính?

A. Nấm mốc.

B. Xạ khuẩn.

C. Vi khuẩn.

D. Động vật nguyên sinh.

Câu 9: Ưu điểm của sinh sản bằng bào tử so với các hình thức sinh sản khác là:

A. Giúp cho vi sinh vật có khả năng phát tán rộng, hạn chế tác động có hại của môi trường.

B. Tiết kiệm thời gian.

C. Tiết kiệm vật chất.

D. Tạo ra số lượng lớn tế bào trong thời gian ngắn.

Câu 10: Hình thức sinh sản hầu hết ở các sinh vật nhân sơ là:

A. Phân đôi.

B. Nảy chồi.

C. Tiếp hợp.

D. Tạo bào tử.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

D

B

D

C

A

C

A

A

A

Bài viết gợi ý:

Video liên quan

Chủ đề