Cơ học lớp 6

a. Dùng bình chia độ: Vvat = Vdang = V2 – V1

b. Dùng bình tràn: Vvat = Vtran

2. Độ biến dạng của lò xo: l – l0

Trong đó:

l là chiều dài khi treo vật (m)

l0 là chiều dài tự nhiên (m)

3. Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng:

P = 10. m

Trong đó:

– P là trọng lượng vật hay độ lớn của trọng lực (N)

+ Trọng lực là lực hút Trái Đất

– m là khối lượng vật (kg)

4. Khối lượng riêng:

Trong đó:

D là khối lượng riêng của vật ( kg / m3 )

V là thể tích vật ( m3 )

m là khối lượng vật (kg)

🔭 GIA SƯ LÝ

5. Trọng lượng riêng:

Trong đó:

d là trọng lượng riêng của vật ( N / m3 )

P là trọng lượng vật (N)

V là thể tích vật ( m3 )

6. Công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng

d = 10D

Trong đó:

d là trọng lượng riêng của vật ( N / m3 )

D là khối lượng riêng của vật ( kg / m3 )

Học kì 2 – Chương 2. Nhiệt học

1. 10C = 1,80F

2. Cách đổi từ thang độ C sang thang độ F

0F = 0C x 1,80F + 320F

Ví dụ:

Tính xem 200C ứng với bao nhiêu F?

200 = 320F + 200C x 1,80F = 680F

3. Cách đổi từ thang độ F sang thang độ C

Ví dụ:

Tính 680F ứng với bao nhiêu 0C?

Tổng hợp kiến thức môn Vật lý lớp 6

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CẦN NHỚ:

1. Lực: Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

2. Kết quả tác dụng của lực: lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.

3. hai lực cân bằng: là hai lực có cùng phương tác dụng, cùng cường độ (độ lớn), cùng tác dụng lên một vật và ngược chiều.

4. Tác dụng của 2 lực cân bằng lên một vật: làm vật đó tiếp tục đứng yên (nếu vật đang đứng yên).

5. Trọng lực:

– Trọng lực hút của Trái Đất lên mọi vật xung quanh nó.

– Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống dưới.

– Trọng lực tác dụng lên một vật còn gọi là trọng lượng.

6. Đơn vị của lực là N (đọc là Niu tơn).

7. Khối lượng riêng: Khối lượng của 1m3 của một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.

8. Đơn vị của khối lượng riêng: là . Hoặc viết

9. Trọng lượng riêng: Trọng lượng của 1m3 của một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó.

10. Đơn vị của trọng lượng riêng : là . hoặc viết

11. Các máy cơ đơn giản:

a) Mặt phẳng nghiêng:

-> Lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.

-> Quãng đường kéo vật lên mặt phẳng nghiêng dài hơn kéo vật lên theo phương thẳng đứng.

b) Đòn bẩyVới

0: Điểm tựa

01: Điểm tác dụng của lực F1

02: Điểm tác dụng của lực F2

002> 001 thì F2 < F1 và ngược lại

c) Ròng rọc:

– Ròng rọc cố định: không cho lợi về lực, chỉ cho lợi về phương của lực kéo vật.

– Ròng rọc động: cho ta lợi về lực, thiệt về quãng đường kéo (kéo dây đi dài hơn).

II- MỘT SỐ ĐƠN VỊ CẦN NHỚ:

1. Khối lượng:

1kg = 1000g;

1g = 0,001kg;

1tấn = 1000kg;

1kg = 0,001 tấn

1g = 1000mg;

1mg = 0,001g

1tạ = 100kg;

1 lạng = 100g

2. Chiều dài:

1m = 100cm;

1cm = 0,01m;

1cm = 10mm;

1mm = 0,1cm

1km = 1000m

1m = 0,001km;

1m = 10dm;

1dm = 0,1m

1m = 10dm = 100cm = 1000mm

Hay có thể viết là: 1m = 101dm = 102cm = 103mm

3. Thể tích:

1lít = 1dm3;

1m3 = 1000 dm3 = 1000 lít;

1lít = 0,001m3;

1m3 = 1000dm3 1dm3 = 0,001m3 ;

1dm3 = 1000cm3; 1cm3 = 0,001dm3;

4. Thời gian:

1h = 60phút = 3600 giây(s);

CÁC CÔNG THỨC CẦN NHỚ

  1. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng: P = 10m
  2. Công thức liên hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng: d = 10D

BẢNG KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA MỘT SỐ CHẤT RẮN:

Chất rắnD (kg/m³)Chất lỏng, khíD (kg/m³)
Chì11300Thủy ngân13600
Sắt, thép7800Nước1000
Nhôm2700Nước biển1030
Đá2600Dầu hỏa, dầu ăn800
Gạo1200Xăng700
Gỗ tốt800Rượu, cồn790
Đồng8900Nước đá900
Thiếc (kẽm)7100Không khí129
Thủy tinh2500Khí Hidro0.09
Vàng19300Nito1.25
Bạc10500

Nội dung chương I cơ học vật lý lớp 6 giúp các bạn tìm hiểu những kiến thức cơ bản của lực là gì? Trọng lực là gì? Khối lượng là gì? Đo độ dài, thể tích, lực, khối lượng như thế nào? Có những máy cơ đơn giản thường dùng nào? Và chúng giúp ích gì cho hoạt động của con người?. HocTapHay.Com dã tổng hợp và biên soạn lại nội dung đầy đủ của chương qua các phần tóm tắt lý thuyết trọng tâm, giải đáp các câu hỏi trong sách giáo khoa theo nhiều cách khác nhau, các ví dụ và thí nghiệm được hoàn thiện giúp các bạn nắm bắt kiến thức tốt nhất.

Bài 1 đo độ dài, các bạn sẽ được bổ sung kiến thức mới về hệ thống đơn vị đo độ dài trong đời sống, cách ước lượng độ dài và biết cách đo độ dài đúng quy tắc.

  • Xem: giải bài tập sgk bài 1 đo độ dài

Nội dung bài 2 đo độ dài (tiếp theo) sẽ giúp các bạn nắm rõ các phương thức đo độ dài thường gặp theo đùng quy tắc, biết cách vận dụng vào trong những tình huống thông thường, rèn luyện thói quen trung thực trong việc đọc và ghi kết quả đo số liệu. Các bạn theo dõi bài học ngay dưới đây.

  • Xem: giải bài tập sgk bài 2 đo độ dài (tiếp theo)

Ở hai bài học trước các bạn được tìm hiểu về cách đo độ dài, bài học hôm nay sẽ giới thiệu các bạn cách đo một đại lượng khác là đo thể tích chất lỏng. ậy nó có gì giống và khác với đo độ dài hay không? Để trả lời được các câu hỏi trên, mời các em cùng tìm hiểu bài 3 đo thể tích chất lỏng dưới đây nhé.

  • Xem: giải bài tập sgk bài 3 đo thể tích chất lỏng

Các bạn đã biết, mọi vật rắn xung quanh chúng ta đều có thể tích, vậy làm thế nào để biết chính xác thể tích các vật rắn? Trong bài 4 đo thể tích vật rắn không thấm nước, các bạn sẽ được tìm hiểu cách đo thể tích của một vật rắn có hình dạng bất kỳ không thấm nước như: cái đinh ốc, hòn đá hoặc ổ khóa…

  • Xem: giải bài tập sgk bài 4 đo thể tích vật rắn không thấm nước

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta muốn so sánh khối lượng của vật này với vật kia, xem vật nào có khối lượng lớn hơn thì phải tiến hành đo, và đo khối lượng bằng dụng cụ gì? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài 5 khối lượng, đo khối lượng nhé.

  • Xem: giải bài tập sgk bài 5 khối lượng đo khối lượng

Nội dung bài 6 lực – hai lực cân bằng giúp bạn tìm hiểu về các khái niệm mới như lực đẩy, lực kéo, phương, chiều, lực cân bằng. Xem nội dung chi tiết bên dưới đây.

  • Xem: giải bài tập sgk bài 6 lực hai lực cân bằng

Ở bài 7 tìm hiểu kết quả tác dụng của lực sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về kết quả của những sư vật, hiện tượng khi có lực tác dụng, đó là gây nên biến đổi chuyển động hoặc gây ra biến dạng.

  • Xem: giải bài tập sgk bài 7 tìm hiểu kết quả tác dụng của

Nội dung bài 8 trọng lực và đơn vị lực sẽ giúp bạn làm quen với khái niệm mới về trọng lực và lực. Vậy Trọng lực là gì? Trọng lực sử dụng đơn vị nào? Trọng lực có những đặc điểm đáng chú ý nào không? Người ta xác định phương và chiều của trọng lực dựa vào đâu? Để tìm câu trả lời, mời các bạn xem nội dung bài học ngay dưới đây nhé.

  • Xem: giải bài tập sgk bài 8 trọng lực – đơn vị lực

Trong thực tế, bạn sẽ thấy một sợi dây cao su và một chiếc lò xo giống nhau ở tính chất đàn hồi, co dãn tốt. Qua bài 9 lực đàn hồi, các em sẽ bổ sung thêm các kiến thức mới về khái niệm đàn hồi, các tính chất có liên quan đến đàn hồi, độ biến dạng lò xo, lực đàn hồi và đơn vị của nó.

  • Xem: giải bài tập sgk bài 9 lực đàn hồi

Ở bài 10 Lực kế – Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng​​ dưới đây sẽ giúp các em nắm rõ hơn về một loại dụng cụ dùng để đo lực, gọi là Lực kế. Lực kế có cấu tạo và hoạt động như thế nào?

Bạn sẽ tìm hiểu khái niệm mới về khối lượng riêng và trọng lượng riêng. Vậy khối lượng riêng là gì? Khối lượng riêng sử dụng đơn vị nào? Trọng lượng riêng là gì? Trọng lượng riêng sử dụng công thức nào? Giữa chúng có mối liên hệ gì với nhau hay không? Để trả lời các câu hỏi trên, mời các bạn tìm hiểu nội dung bài 11 khối lượng riêng, trọng lượng riêng.

  • Xem: giải bài tập sgk bài 11 khối lượng riêng trọng lượng riêng

Qua bài 12 xác định khối lượng riêng của sỏi sẽ giúp bạn ôn lại các khái niệm, công thức của khối lượng riêng và trọng lượng riêng. Qua đó, các em có thể rèn luyện kĩ năng thực hành, luyện tập thao tác khéo léo để đo được chính xác khối lượng riêng của sỏi. Hình thành và phát triển kĩ năng làm việc khoa học, trung thực, tự tin, say mê tìm hiểu khoa học.

  • Xem: giải bài tập sgk bài 12 xác định khối lượng riêng của sỏi

Thông thường, khi kéo một vật từ độ sâu nào đó thì người ta sẽ sử dụng phương pháp kéo đứng. Vậy, nếu kéo vật lên theo phương thẳng đứng với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật được hay không? Để tìm đáp án cho câu hỏi, mời các bạn tìm hiểu nội dung bài 13 máy cơ đơn giản.

  • Xem: giải bài tập sgk bài 13 máy cơ đơn giản

Bài 14 mặt phẳng nghiêng giúp bạn có thêm một khái niệm mặt phẳng nghiêng, một loại máy cơ đơn giản thường xuất hiện trong đời sống, các tính chất và công dụng có liên quan đến mặt phẳng nghiêng. Mời các bạn tìm hiểu qua nội dung bài học này.

  • Xem: giải bài tập sgk bài 14 mặt phẳng nghiêng

Trong cuộc sống ngày nay, có nhiều công cụ có thể áp dụng làm việc dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy. Vậy đòn bẩy có cấu tạo như thế nào? Nó giúp con người làm việc nhẹ nhàng hơn như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài 15 đòn bẩy nhé.

  • Xem: giải bài tập sgk bài 15 đòn bẩy

Tiết học tiếp theo các bạn sẽ tìm hiểu ròng rọc – loại máy cơ đơn giản cuối cùng sẽ được nghiên cứu trong chương trình Vật lý 6. Nội dung bài học giúp các bạn bổ sung thêm các kiến thức mới về ròng rọc, các loại ròng rọc, đặc điểm và ứng dụng trong đời sống…

  • Xem: giải bài tập sgk bài 16 ròng rọc

Tiết cuối cùng của chương I vật lý lớp 6 giúp các bạn hệ thống toàn bộ kiến thức cơ bản đã học, nắm bắt nội dung quan trọng. Ôn tập và vận dụng kiến thức để giải các bài tập liên quan. Để chuẩn bị tốt cho bài học, mời các bạn tham khảo nội dung bài soạn dưới đây.

  • Xem: giải bài tập sgk bài 17 tổng kết chương I cơ học

Ở trên là toàn bộ nội dung bài học chương I cơ học vật lý lớp 6. Qua đây cho các bạn thấy những kiến thức cần học, khái niệm mới, từ đó vận dụng để hoàn thành các bài tập liên quan. Hi vọng bài viết giúp các bạn chuẩn bị bài trước ở nhà, biết trước nội dung sẽ học và chủ động nắm bắt kiến thức một cách tốt nhất.

Video liên quan

Chủ đề