Có kinh nguyệt chụp MRI được không

Đặt lịch khám

  • Là một Bác sĩ với 26 năm gắn bó với chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh, cho đến bây giờ, Bác sĩ Phượng vẫn rất yêu nghề và chuyên ngành của mình, cho nên vẫn cố gắng trau dồi kiến thức chuyên môn để có thể giúp chẩn đoán chính xác bệnh tật cho các bệnh nhân và giúp các đồng nghiệp điều trị tốt cho bệnh nhân bởi Bác sĩ am hiểu vai trò quan trọng của chẩn đoán hình ảnh trong y khoa hiện đại.

    Bác sĩ Phượng đặc biệt trau dồi chuyên khoa sâu của mình, là các thủ thuật can thiệp chẩn đoán hình ảnh như sinh thiết, chọc dò các khối u; dẫn lưu các ổ tụ dịch, ổ áp-xe vùng bụng-ngực dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc CT như một sự hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. Và đó cũng là niềm đam mê của Bác sĩ Phượng.

    Bác sĩ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sau 26 năm sau khi tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa; vừa học tập trong và ngoài nước, vừa làm việc tận tụy tại một BV nhà nước – BV An Bình ( 12 năm ) và một bệnh viện quốc tế tầm cỡ - BV FV ( 13 năm ); cho nên đến với BV Quốc tế Mỹ bây giờ, Bác sĩ Phượng có thể sẵn sàng cống hiến tất cả nghề nghiệp và kinh nghiệm của mình cho các bệnh nhận đến thăm khám tại đây, ước mong cho đến khi kết thúc sự nghiệp của mình.

    Ở nơi nào làm việc, Bác sĩ Phượng vẫn là một bác sĩ cứu người, nên phương châm sống và làm việc của Bác sĩ là Y Đức. Bác sĩ chia sẻ “Theo ngành Y, tôi cho là đã có duyên nghiệp từ nhiều kiếp trước; và nếu kiếp sau được làm Người và được lựa chọn nghề nghiệp cho kiếp Người của mình, tôi vẫn sẽ chọn ngành Y”.

    Tìm hiểu thêm

Câu hỏi:

Chào bác sĩ, tôi năm nay 60 tuổi, vừa rồi bác sĩ đã chỉ định cho tôi chụp MRI để chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm. Bác sĩ có thể cho tôi biết, chụp MRI có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Cảm ơn bác sĩ!


Trả lời:

Chào bác! Chụp MRI là một kỹ thuật chẩn đoán y khoa tạo ra hình ảnh giải phẫu của cơ thể nhờ sử dụng từ trường và sóng radio. Phương pháp này không sử dụng tia X và an toàn cho bệnh nhân, không gây tác dụng phụ như trong chụp X-quang hay chụp CT.


Ngày nay, MRI được sử dụng để kiểm tra gần như mọi cơ quan trong cơ thể. Kỹ thuật này đặc biệt có giá trị trong việc chụp ảnh chi tiết các cơ quan như não, cột sống, phần mềm, khớp.. Kể từ khi MRI mang lại những hình ảnh 3 chiều, bác sĩ có thể nắm được thông tin chi tiết các tổn thương.

Một số điều cần biết khi chụp MRI

Đến nay, chưa thấy tác hại của từ trường đối với cơ thể. Nhưng từ trường cao của máy có thể gây hại đến các thiết bị cấy ghép bằng kim loại bên trong cơ thể. Vì vậy, trước khi chụp MRI, nhân viên phòng MRI sẽ kiểm tra bệnh nhận có đặt máy tạo nhịp tim, dùng van tim nhân tạo, dùng máy trợ thính, cấy ghép thiết bị điện tử, đinh nội tủy, kim loại kết hợp xương, mảnh đạn trong người, vòng tránh thai, răng giả… vì một số vật kim loại cần được lấy ra khỏi cơ thể trước khi chụp MRI. Bệnh nhân cũng không mang các vật dụng có kim loại như đồ trang sức, đồng hồ, kẹp tóc, chìa khoá, máy tính, điện thoại di động, thể từ, thẻ tín dụng,… vào phòng chụp MRI. 

Ban tư vấn sức khỏe 

Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

>> Máy chụp MRI công nghệ mới tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng 

>> Chụp MRI có cần nhịn ăn không?

>> Chụp MRI có ảnh hưởng đến cơ thể?

>> Chụp MRI có an toàn cho mẹ bầu?

Người nhà em đi khám bệnh và được bác sĩ cho chụp MRI. Bác sĩ có thể giải thích giúp em chụp MRI là gì và nó có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của người chụp không? Khi chụp cần lưu ý Xin cám ơn bác sĩ (B. Đ)

Trả lời: Chào bạn, Chụp cộng hưởng từ hay MRI (Magnetic Resonance Imaging) là một kỹ thuật chẩn đoán y khoa tạo ra hình ảnh giải phẫu của cơ thể nhờ sử dụng từ trường và sóng radio. Phương pháp này không sử dụng tia X và an toàn cho bệnh nhân. Máy chụp cộng hưởng từ là một thiết bị nhạy cảm và đa năng giúp ta thấy hình ảnh các lớp cắt của các bộ phận cơ thể từ nhiều giác độ trong khoảng một thời gian ngắn. 

Chụp cộng hưởng từ là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, hiệu quả và phổ biến trên thế giới. Ngày nay, MRI được sử dụng để kiểm tra gần như mọi cơ quan trong cơ thể. Kỹ thuật này đặc biệt có giá trị trong việc chụp ảnh chi tiết não hoặc dây cột sống. Kể từ khi MRI mang lại những hình ảnh 3 chiều, bác sĩ có thể nắm được thông tin về địa điểm thương tổn. Những thông tin như vậy rất có giá trị trước khi phẫu thuật chẳng hạn như tiểu phẫu não. Nguyên lý cộng hưởng từ hạt nhân được Felix Block và Edward Puroel phát hiện vào năm 1946, cộng hưởng từ được ứng dụng rộng rãi từ năm 1950. Năm 1952, 2 nhà vật lý Felix Block và Edward Puroell được tra giải Nobel Vật lý nhờ sự phát hiện và ứng dụng cộng hưởng từ. Năm 1980, chiếc máy cộng hưởng từ đầu tiên trên thế giới được đưa vào hoạt động để tạo ảnh cơ thể người. Năm 1987, MRI được ứng dụng trong chẩn đoán các bệnh lý tim mạch bằng kỹ thuật cardiac MRI. Năm 1993, ứng dụng MRI để chẩn đoán các bệnh lý não thần kinh. Ngày nay, kỹ thuật tạo ảnh cộng hưởng từ (MRI) đã trở thành phổ biến trong y học chẩn đoán hình ảnh trên thế giới cũng như tại các bệnh viện lớn của Việt nam.

Ưu điểm của chụp MRI

- Ảnh của cấu trúc các mô mềm trong cơ thể như tim, phổi, gan và các cơ quan khác rõ hơn và chi tiết hơn so với ảnh được tạo bằng các phương pháp khác. - MRI giúp cho các bác sĩ đánh giá được các chức năng hoạt động cũng như cấu trúc của nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể. - Sự chi tiết làm cho MRI trở thành công cụ vô giá trong chẩn đoán thời kì đầu và trong việc đánh giá các khối u trong cơ thể. - Tạo ảnh bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong tạo ảnh bằng chụp X quang thường quy và chụp CT. - MRI cho phép dò ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra. - MRI có thể cung cấp nhanh và chuẩn xác so với tia X trong việc chẩn đoán các bệnh về tim mạch.

- Không phát ra các bức xạ gây nguy hiểm cho con người.

Vấn đề an toàn trong chụp MRI 

- Tuân theo sự hướng dẫn của nhân viên phòng chụp MRI.  - Hiện nay chưa thấy tác hại của từ trường đối với cơ thể. Tuy nhiên, từ trường cao của máy có thể gây hại đến các thiết bị cấy - ghép bằng kim loại bên trong cơ thể. Bệnh nhân cần thông báo cho nhân viên y tế phòng chụp MRI về các thông tin: có đặt máy tạo nhịp tim, van tim nhân tạo, máy trợ thính, cấy ghép thiết bị điện tử, đinh-kẽm kim loại, mảnh đạn trong người, dụng cụ tránh thai trong cổ tử cung, răng giả v.v... Tất cả các vật kim loại cần được lấy ra trước khi chụp MRI  - Không mang các vật dụng có kim loại như đồ trang sức, đồng hồ, kẹp tóc, chìa khoá, máy tính, máy điện thoại di động, thẻ tín dụng v.v… vào phòng chụp MRI.  - Để có chất lượng hình ảnh tốt, bệnh nhân không cử động trong lúc chụp MRI. 

- Trong lúc chụp MRI, nếu có bất cứ yêu cầu nào, bệnh nhân có thể trao đổi trực tiếp với nhân viên điều khiển máy. 

- Với trường hợp cần tiêm thuốc tương phản từ, nhân viên y tế sẽ hỏi về tiền sử dị ứng uống, tiền sử bệnh thận trước khi chụp và hướng dẫn ký giấy cam kết. Thuốc tương phản từ hòan tòan không gây độc cho cơ thể. Đôi khi, thuốc có phản ứng dạng dị ứng với các biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, tê rần tay, chân & nổi mẫn. Tuy nhiên, tỉ lệ thấp hơn so tác dụng dị ứng của thuốc cản quang 6 lần. Các tác dụng ngọai ý này thường nhẹ và nhanh chóng mất hẳn sau dùng thuốc chống dị ứng.

Thân ái chào bạn!

 BS. NGUYỄN PHƯỚC THUYẾT - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bác sĩ CKI Phạm Ngọc Ân Đã trả lời: Ngày 12/04/2021
Khám sức khỏe

Chào bạn,

Thông thường, gói khám sức khỏe định kỳ cho phụ nữ tuổi 30 sẽ gồm những danh mục sau:

1. Khám nội tổng quát

Bác sĩ nội khám và tư vấn về: Tiền sử bệnh lý, đánh giá yếu tố nguy cơ của bệnh qua hỏi bệnh và khám lâm sàng.

Kiểm tra chỉ số huyết áp, chiều cao, cân nặng, nhịp tim: Nhằm đánh giá về các bệnh lý tim mạch, các yếu tố nguy cơ các bệnh lý nội khoa khác.

2. Khám chuyên khoa

– Khám mắt: Bác sĩ kiểm tra thị lực, đánh giá các yếu tố nguy cơ các bệnh về mắt: tật khúc xạ, loạn thị, cận thị,….

– Khám răng – hàm – mặt: Khám và tư vấn các vấn đề răng miệng bởi bác sĩ chuyên khoa răng

– Khám tai mũi họng: Khám, tư vấn chuyên khoa tai mũi họng, nội soi tai mũi họng nhằm phát hiện các bệnh lý vùng tai mũi họng

– Khám phụ khoa: Khám phần phụ, khám vú, soi cổ tử cung, xét nghiệm HPV và tầm soát ung thư cổ tử cung.

3. Xét nghiệm máu và nước tiểu

Đánh giá chức năng gan, thận, tầm soát đái tháo đường, đánh giá nguy cơ bệnh gút, kiểm tra rối loạn lipid máu, kiểm tra lượng sắt trong máu

Tổng phân tích nước tiểu: Phát hiện bệnh hệ thống bài tiết nước tiểu, đường niệu.

Xét nghiệm công thức máu: Đánh giá tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng và có rối loạn đông máu liên quan đến số lượng tiểu cầu; Tầm soát các bệnh lây nhiễm như giang mai, viêm gan B, viêm gan C, viêm gan A

Định lượng các dấu ấn ung thư aFP, CEA, CA72.4, CA19.9, Cyfra21.1, CA15.3 và CA125

4. Chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng

Siêu âm ổ bụng: Kiểm tra các bệnh lý các cơ quan trong ổ bụng gan, lách, tụy, mật, thận.

Siêu âm tuyến giáp, tuyến vú

Điện tâm đồ: Phát hiện các bệnh như thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, dày thất, nhồi máu cơ tim, ngoại tâm thu….

Chụp X quang vú, tim phổi

Chụp MRI, CT

Nội soi dạ dày, đại tràng

Nếu bạn đang tới tháng, không nên đi khám định kỳ bởi nó sẽ hạn chế những danh mục khám của bạn. Trường hợp này bạn nên trao đổi với bệnh viện để dời lịch khám của mình lại vài ngày.

Chúc bạn thành công và sức khỏe.

Video liên quan

Chủ đề