Có mấy cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 6 – Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

  • Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 6
  • Giải Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 6
  • Giải Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 6
  • Giải Địa Lí Lớp 6
  • Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 6

    • Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 6

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 5 trang 18: Quan sát hình 14 (trang 18 SGK Địa lý 6), hãy kể tên một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường và diện tích.

    Trả lời:

    -Kí hiệu điểm (sân bay, cảng biển…).

    -Kí hiệu đường (ranh giới quốc gia, tỉnh…)

    -Kí hiệu diện tích (vùng trồng lúa, trồng cây công nghiệp…)

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 5 trang 19: Quan sát hình 16 (trang 19 SGK Địa lý 6), cho biết:

    -Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét?

    -Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở hai sườn núi phía đông và phía tây, hãy cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn?

    Trả lời:

    -Mỗi lát cắt cách nhau 100 mét.

    -Sườn Tây (bên trái) có độ dốc lớn hơn sườn Đông (bên phải).

    Bài 1 trang 19 Địa Lí 6: Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên phải xem bảng chú giải?

    Trả lời:

    -Giúp ta thấy được những đối tượng địa lí với các đặc trưng về số lượng và chất lượng (thông qua kích thước kí hiệu, màu sắc kí hiệu…).

    -Bản chú giải giúp chúng ta hiểu được nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ.

    Bài 2 trang 19 Địa Lí 6: Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bàn đồ bàng các loại kí hiệu nào?

    Trả lời:

    -Kí hiệu điểm.

    -Kí hiệu đường.

    -Kí hiệu diện tích.

    Bài 3 trang 19 Địa Lí 6: Khi quan sát các đường đồng mức biểu hiện độ dốc của hai sườn núi ở hình 16, tại sao người ta lại biết sườn nào dốc hơn?

    Trả lời:

    -Căn cứ vào khoảng cách các đường đồng mức. Các đường đồng mức càng gần nhau thì sườn càng dốc, càng xa nhau thì sườn càng thoải.

    Lý thuyết Địa lý lớp 6: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ gồm Lý thuyết và các bài giải SGK, SBT Địa lý 6 cho các em học sinh tham khảo củng cố kỹ năng kiến thức địa lý 6 chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.

    Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

    • 1. Ký hiệu bản đồ
    • 2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
    • 3. Bài tập Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ lớp 6

    1. Ký hiệu bản đồ

    - Ba loại kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.

    - Một số dạng kí hiệu được sử dụng để thể hiện đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.

    Có mấy cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

    - Muốn đọc và sử dụng bản đồ, chúng ta cần đọc bảng chú giải để hiểu ý nghĩa của những kí hiệu đó.

    2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ Địa lý 6

    - Độ cao địa hình trên bản đồ được biểu hiện bằng thang màu hoặc đường đồng mức.

    - Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng độ cao.

    - Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.

    Có mấy cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

    3. Trắc nghiệm Địa lý 6

    Câu 1: Đâu không phải là loại kí hiệu thường được sử dụng trên bản đồ?

    A. Kí hiệu điểm.

    B. Kí hiệu đường.

    C. Kí hiệu hình ảnh.

    D. Kí hiệu diện tích.

    Câu 2: Các đường giao thông trên bản đồ được thể hiện bằng loại kí hiệu nào?

    A. Kí hiệu điểm.

    B. Kí hiệu đường.

    C. Kí hiệu diện tích.

    D. Kí hiệu chữ.

    Câu 3: Để nắm được đầy đủ ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng trên bản đồ, trước hết cần phải

    A. đọc tên bản đồ.

    B. đọc tỉ lệ bản đồ.

    C. đọc bảng chú giải.

    D. đọc tên các địa danh trên bản đồ.

    Câu 4: Các cách biểu hiện độ cao địa hình là

    A. sử dụng kí hiệu đường và thang màu.

    B. sử dụng thang màu và đường đồng mức.

    C. sử dụng kí hiệu điểm và đường đồng mức.

    D. sử dụng kí hiệu hình học và đường đồng mức.

    Câu 5: Đường đồng mức là

    A. đường nối liền các điểm có cùng một độ cao.

    B. đường biểu diễn độ cao của địa hình.

    C. đường nối liền các điểm có cùng một độ sâu.

    D. đường cắt ngang một quả núi.

    Câu 6: Trên bản đồ nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức cách xa nhau thì địa hình nơi đó

    A. càng dốc

    B. càng thoải

    C. càng cao

    D. càng cắt xẻ mạnh

    Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không phải của đường đồng mức?

    A. Các đường đồng mức không song song nhưng cũng không cắt nhau.

    B. Các điểm nằm trên cùng một đường đồng mức thì có độ cùng độ cao.

    C. Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.

    D. Các đường đồng mức kề nhau thường có độ cao bằng nhau.

    Câu 8: Để thể hiện các nhà máy thủy điện, người ta dùng kí hiệu

    A. tượng hình

    B. điểm

    C. đường

    D. diện tích

    Câu 9: Kí hiệu diện tích dùng để thể hiện

    A. Ranh giới của một tỉnh

    B. Lãnh thổ của một nước

    C. Các sân bay, bến cảng

    D. Các mỏ khoáng sản

    Câu 10: Căn cứ nào sau đây không dùng để xác định độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ?

    A. đường đồng mức.

    B. kí hiệu thể hiện độ cao.

    C. phân tầng màu.

    D. kích thước của kí hiệu.

    4. Bài tập Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ lớp 6

    • Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 5: Kí hiệu bản đồ. Các biểu hiện địa hình trên bản đồ
    • Giải bài tập SBT Địa lí 6 bài 5: Kí hiệu bản đồ - Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
    • Tập bản đồ Địa lý lớp 6 bài 5: Kí hiệu bản đồ - Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

    Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ, ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

    Có mấy cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

    * Khái niệm kí hiệu bản đồ: Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc…dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

    * Phân loại kí hiệu bản đồ: Gồm có 3 loại

    • Kí hiệu điểm: Thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình.
    • Kí hiệu đường: Đúng với tỉ lệ bản đồ
    • Kí hiệu diện tích: Tương đối đúng với tỉ lệ bản đồ.

    * Phân dạng kí hiệu: Gồm có 3 dạng

    • Kí hiệu hình học
    • Kí hiệu chữ
    • Kí hiệu tượng hình.

    - Các kí hiệu dùng cho bản đồ rất đa dạng và có tính quy ước

    - Bảng chú giải là bảng giải thích nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu có trên bản đồ.

    2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

    - Ngoài sử dụng thang màu người ta còn sử dụng đường đồng mức để biểu hiện địa hình.

    - Khi các đường đồng mức càng gần thì địa hình càng dốc.

    - Đối với cách thể hiện địa hình thang màu thì người ta quy định như sau:

    • Từ 0 đến 200m là màu xanh lá cây
    • Từ 200 đến 500m là màu vàng hay hồng nhạt
    • Từ 500 đến 1000m là màu đỏ
    • Từ 2000m trở lên là màu nâu….

    B. Bài tập và hướng dẫn giải

    Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

    Trang 18 - sgk Địa lí 6

    Quan sát hình 14, hãy kể tên một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu: Điểm, đường và diện tích?

    => Xem hướng dẫn giải

    Trang 19 - sgk Địa lí 6

     Quan sát hình 16 cho biết:

    + Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét?

    + Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở hai sườn phía Đông và phía Tây, hãy cho biết  sườn nào có độ dốc lớn hơn?

    => Xem hướng dẫn giải

    Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

    Câu 1: Trang 19 - sgk Địa lí 6

    Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải?

    => Xem hướng dẫn giải

    Câu 2: Trang 19 - sgk Địa lí 6

    Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào?

    => Xem hướng dẫn giải

    Câu 3: Trang 19 - sgk Địa lí 6

    Khi quan sát các đường đồng mức, biểu hiện độ dốc của hai sườn núi ở hình 16, tại sao người ta lại biết sườn nào dốc hơn?

    => Xem hướng dẫn giải

    Trắc nghiệm địa lí 6 bài 5: Kí hiệu bản đồ. Các biểu hiện địa hình trên bản đồ