Có mấy cách thể hiện nội tâm nhân vật

– Khái niệm nội tâm nhân vật nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của nhân vật. Đó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lí… của nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nó gặp phải trong cuộc đời.

– Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.

– Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm của nhân vật, cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,… của nhân vật.

– Đặc tả nội tâm nhân vật là bằng các biện pháp nghệ thuật, tác giả khắc họa đậm nét nội tâm nhận vật một cách khác biệt, độc đáo, nổi bậc, đạt đến mức điển hình nhằm chuyển tải một thông điệp nghệ thuật nào đó.

– Tâm lí, tính cách của con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Lịch sử văn học dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tức là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm của mình.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ. Tài năng người nghệ sĩ là khả năng sáng tạo nghệ thuật, sơ sở để hình thành phong cách nhà văn. Nhận định trên đã thừa nhận chân lí trong sáng tác nghệ thuật: tài năng của người nghệ sĩ không phụ thuộc vào điều anh ta nói mà hãy xem anh  ta miêu tả tâm lí nhân vật ra sao? Người nghệ sĩ lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí.

– Trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, việc thể hiện nhân vật qua nội tâm ngày càng có vai trò quan trọng. Trong văn học Việt Nam, so với các giai đoạn trước. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đạt được những thành tựu rực rở. Tác phẩm chứng tỏ Nguyễn Du có khả năng nắm bắt một cách tài tình những ý nghĩ, tình cảm sâu kín của nhân vật và diễn tả nó một cách sinh động.

– Sự biểu hiện hợp lí và sâu sắc nội tâm góp phần rất lớn tạo nên sức sống của nhân vật. Nói như L.Tônxtôi: “Mục đích chính của nghệ thuật…là nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ấn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường được”. Để làm được điều đó, nhà văn phải hiểu sâu sắc cuộc sống và con người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất đời sống bên trong của nhân vật.

  • Phân tích tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai qua cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt của ông khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
  • “Các nhà văn, nhà thơ nhân đạo lớn thường gửi vào sáng tác một cách nhìn sâu sắc về con người, cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc”. Bằng việc phân tích một vài tác phẩm trung đại và hiện đại đã học, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.
  • Chứng minh sự tài tình, tinh tế trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của đại thi hào Nguyễn Du được thể hiện qua một số đoạn trích trong Truyện Kiều

    Bài học giúp các em hiểu được khi sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự làm cho bài văn tự sự trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó các em hiểu có thể miêu tả nội tâm bằng cách gián tiếp hay bằng cách trực tiếp.

    ADSENSE

    YOMEDIA

     

    Tóm tắt bài

    1.1. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

    a. Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, trang 93 - 94 và thực hiện các yêu cầu sau:

    • Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều.
    • Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật?
    • Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự?

    Gợi ý

    • Những câu thơ tả cảnh

    Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

    Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

    Bốn bề bát ngát xa trông,

    Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia

    • Những câu thơ miêu tả tâm trạng Kiều.

    Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

    Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

    Xót thương người tựa hôm mai,

    Quạt nồng gió lạnh những ai đó giờ.

    • Những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài có mối liên hệ mật thiết với việc miêu tả nội tâm nhân vật. Cảnh rộng, xa tạo sự mệnh mang đối lập với tâm trạng cô đơn của Kiều. Đến nỗi nàng phải lấy ánh trăng, lấy núi để ở chung. Những câu thể để tả cảnh nhưng cũng là để tả tình, cái tình buồn bã, cô đơn, thân phân như hoa trôi nước chảy không biết về đâu trước một tương lai mờ tối.
    • Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự có tác dụng khắc họa sinh động, chân thật hình tượng nhân vật, làm cho nội dung tác phẩm có chiều sâu.

    b. Đọc đoạn văn sau và nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả.

    Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.

    (Nam Cao, Lão Hạc)

    Gợi ý

    Nội tâm nhân vật thể hiện qua nét mặt, cử chỉ. Tâm trạng Lão Hạc đau đớn, khổ sở không nói được.

    1.2. Ghi nhớ

    • Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩa, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
    • Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm của nhân vật. Cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật.

    2. Soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

    Để hiểu được cách sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự, các em có thể tham khảo

    3. Hỏi đáp Bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ Văn 9

    Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.