Có nên bật đồng bộ dọc không

14/01/2021 • 11:30:34 AM VSYNC là một thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều nếu như bạn sử dụng ứng dụng 3D hoặc trong chơi game, hay cũng có thể bạn gặp tùy chọn khá lạ trong cài đặt video. Có rất nhiều người chưa biết VSYNC là gì và tại sao nó lại xuất hiện? Tác dụng của nó là gì? Đặc biệt là với game thủ thì nên bật hay tắt nó đi? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp chi tiết nhất trong bài viết sau đây.

Thẻ game

1. Giải đáp VSYNC là gì?

Nếu như bạn không phải là một người sành sỏi về công nghệ thì chắc chắn cụm từ VSYNC này sẽ khá lạ lẫm. Đây là một từ được viết tắt bởi vertical synchronization và để giải thích một cách dễ hiểu hơn thì VSYNC nghĩa là đồng bộ hóa FPS (nghĩa là số khung hình trên giây) của một game đang sử dụng với tốc độ làm tươi màn hình (Refresh Rate).

Có nên bật đồng bộ dọc không
Giải đáp VSYNC là gì?

Có thể bạn chưa biết cụm từ vertical synchronization được lấy từ lúc còn sử dụng những màn hình CRT đời cũ, nó vốn được thiết kế để làm tươi màn hình theo chiều dọc chu kỳ. Nếu như xét về mặt vật lý thì màn hình LCD này sẽ không có tính năng đó thế nhưng nó vẫn có chỉ số thời gian phản hồi, dùng để thể hiện thời gian của một pixel thay đổi từ trắng sang đen.

- Theo đó thì Double Buffer chính là một chế độ cơ bản của VSYNC. Thay vì bạn bắt màn hình máy tính hiển thị toàn bộ các bộ phận đồ họa xuất ra thì double buffer sẽ để card đồ họa ở chế độ chờ và thời gian chờ này sẽ kéo dài mãi cho đến khi màn hình hoàn thành một khung hình. Đương nhiên cũng khoảng thời gian phải chờ này thì card đồ họa sẽ vẽ nên một khung hình khác đợi để xuất VSYNC double buffer có độ trễ thấp. Cũng bởi lý do này mà nó phù hợp với những tựa game hành động nhanh.

Hiểu một cách đơn giản hơn trong chế độ double buffer mỗi khi card không thể nhận nổi 60FPS thì game sẽ tự động chạy ở chế độ 30FPS. Nếu như bạn là một game thủ chuyên nghiệp thì sẽ không muốn vấn đề này xảy ra đúng không.

Có nên bật đồng bộ dọc không
Triple buffer trong VSNYC

- Triple buffer sẽ hoạt động giống như cách vẽ ra khung hình trong khoảng thời gian chờ. Tuy nhiên thay vì việc vẽ một nó sẽ vẽ hai nếu như máy của bạn có thể vẽ ra khung hình dưới 16,67ms. Còn nếu như không thì màn hình của bạn sẽ xuất lại khung hình ở hiện tại lần thứ 2 trong thời gian 33,33ms. Trong khoảng thời gian đó nếu như khung hình đã được vẽ xong ở double buffer, lúc này card đồ họa sẽ đơn giản hơn và không hoạt động nữa. Tuy nhiên triple buffer khung hình chờ thứ hai sẽ được vẽ tiếp, hình đang hiển thị sẽ thay thế bằng khung hình chờ. Trong trường hợp đủ thời gian thì khung hình chờ 2 sẽ tiếp nối.

Có thể nói VSYNC sẽ khá khó hiểu và phức tạp, các thông tin trong phần 1 này cũng đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về VSYNC. Tuy nhiên đừng vội rời khỏi bài viết nhé, các thông tin phần tiếp theo còn thú vị hơn nhiều đó.

Xem thêm: Cách chơi bài binh 6 lá - Ăn điểm dễ dàng thắng bài liên miên

2. Khi xảy ra xung đột

Vấn đề xung đột xảy ra khi bộ xử lý đồ họa của bạn xuất hiện nhiều khung hình hơn so với tốc độ màn hình thực của nó. Ví dụ như 100FPS trên một màn hình 60HZ. Màn hình của bạn đang cố gắng theo kịp và kết thúc không đồng bộ giữa hai khung. Trường hợp này sẽ được gọi là screen tearing hay rách hình, hình ảnh lúc này dường như đang bị cắt đôi.

Có nên bật đồng bộ dọc không
Khi xảy ra xung đột

VSYNC có mục đích là phù hợp bộ xử lý đồ họa của khung với tốc độ làm mới của màn hình để nó khắc phục các vấn đề về đồng bộ hóa. Nó sẽ được thực hiện bằng việc đóng băng động cơ trò chơi hoặc là buffering frames cho đến lúc màn hình có thể xuất ra khung hình tiếp theo.

Nạp thẻ điện thoại

3. Ưu và nhược điểm của VSYNC

Cái gì cũng sẽ có những ưu và nhược điểm riêng của nó, đối với VSYNC không ngoại lệ. Để hiểu rõ hơn về VSYNC thì bạn hãy cùng xem ưu nhược điểm của VSYNC là gì nhé.

- Về ưu điểm của VSYNC:

Có nên bật đồng bộ dọc không
Về ưu điểm của VSYNC

Như cũng đã nói trong những phần trên thì VSYNC có ưu điểm nổi bật khi bạn gặp các rắc rối trên màn hình. Vấn đề này có thể làm cho bộ xử lý đồ họa bị hạ xuống đến mức tương đương với màn hình, cho phép chúng có thể hoạt động tốt hơn. Chính vì thế mà có thể loại bỏ được tình trạng rách hình khi thực hiện đúng.

Bên cạnh đó VSYNC còn có ưu điểm trong các ứng dụng nơi mà xử lý đồ họa lớn hơn nhu cầu đồ họa. Bởi bộ xử lý đồ họa đi rất nhanh, việc hiển thị các cảnh quay cũ cũng có thể khiến tỷ lệ khung hình cao. Như vậy nó sẽ làm cho bộ xử lý đồ họa của bạn nóng hơn khi đưa ra khung hình ở tốc độ nhanh. Lúc này nếu như kích hoạt VSYNC sẽ hạn chế được tốc độ làm mới của màn hình FPS, ngăn chặn bớt được sự căng thẳng quá mức trên bộ xử lý đồ họa của bạn.

- Về nhược điểm của VSYNC: Bên cạnh những ưu điểm thì VSYNC cũng sẽ có một số nhược điểm nhất định như:

Có nên bật đồng bộ dọc không
Về nhược điểm của VSYNC

VSYNC làm khung chờ khi màn hình sẵn sàng nên nó có thể gây ra khá nhiều vấn đề. Đặc biệt bạn có thể thấy đầu vào bấm phím và chuột sẽ bị chậm lại một chút. Vấn đề này có thể khiến cho các game thủ “tử trận” ở ngay phút đầu tiên nếu như chơi các trò chơi yêu cầu tốc độ phản xạ cực nhanh. Hiện nay cũng đã có một số công nghệ mới phát triển dành cho VSYNC giúp nó giảm bớt thời gian trễ này. Thế nhưng bạn cũng phải biết rằng nếu như bạn cho phép VSYNC hoạt động thì các hành động trong game của bạn kém nhạy bén hơn trước khá nhiều đó nhé.

Có thể bạn thấy VSYNC sẽ rất tuyệt khi tốc độ của khung hình đang vượt quá tố độ làm mới màn hình. Thế nhưng nếu đến một thời điểm nào đó tỷ lệ khung hình giảm xuống dưới tốc độ làm mới, lúc này card đồ họa sẽ giảm xuống để phù hợp với màn hình. Các công nghệ hỗ trợ có thể giúp người chơi giảm được điều này thế nhưng nó lại không phải là lựa chọn của hầu hết người mà có quyền đăng nhập.

Đó chính là một vài ưu điểm của VSYNC, dựa vào những ưu điểm và nhược điểm nổi bật của VSYNC thì người chơi cần phải linh hoạt hơn trong quá trình sử dụng nó.

Xem thêm: Cách chơi tam cúc - Hướng dẫn về luật chơi chi tiết, đơn giản

4. Bạn nên bật hay tắt VSYNC?

Nên bật hay tắt VSYNC cũng là câu hỏi của rất nhiều game thủ hiện nay. Nếu như trong trường hợp mà bạn thấy có nhiều hình ảnh rách, bị nhòe khi chơi game thì tốt nhất là hãy bật VSYNC nên nhé.

Có nên bật đồng bộ dọc không
Bạn nên bật hay tắt VSYNC?

Hiện tượng này được sinh ra do GPU đã gửi nhiều hình ảnh trước khi màn hình kịp xử lý, khung hình trước chưa kịp mất thì hình sau đã đè lên nó, bởi vậy mà nó gây ra hiện tượng rách, nhòe. Khi bật VSYNC sẽ giúp cho người chơi có thể loại bỏ tình trạng màn hình trên bằng cách bắt GPU dừng việc gửi hình mới lên màn hình trước khi màn hình kịp xử lý.

Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì VSYNC sẽ giúp cho bạn đồng bộ FPS của game sao cho bằng với Refresh rate của màn hình bạn đang sử dụng. Chẳng hạn như FPS sẽ không quá 60 nhưng có nhiều màn hình có thể lên 120Hz, 144HZ.

Nếu như bộ xử lý đồ họa của bạn đang hiển thị nhiều màn hình nó sẽ xảy ra tình trạng nóng và rách màn hình. Lúc này hãy thử bật VSYNC để có thể cảm nhận được sự khác biệt của nó nhé.

Tuy nhiên nếu như máy của bạn không đủ đưa game lên FPS 60 thì tốt nhất nên tắt VSYNC đi nhé.

Mua thẻ điện thoại

5. Bạn có nên đồng bộ VSYNC hay không?

Có nên bật đồng bộ dọc không
Bạn có nên đồng bộ VSYNC hay không?

Trong trường hợp được sử dụng đúng mục đích, đúng nhu cầu thì VSYNC sẽ giúp cho người chơi làm trơn các vấn đề, giữ nguyên bộ xử lý đồ họa không quá nóng. Nếu như biết cách sử dụng thì nó sẽ không làm hại đến FPS của bạn và không gây ra tình trạng lag đầu vào. Chính vì thế mà bạn cần phải sử dụng VSYNC một cách chính xác nhất và phải am hiểu về nó nữa.

Với toàn bộ những thông tin trên đây chúng tôi đã giải đáp giúp bạn VSYNC là gì và những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề sử dụng nó. Đối với các game thủ tùy thuộc vào máy tính của bạn mà có thể bật, tắt hoặc đồng bộ VSYNC sao cho phù hợp nhất để trải nghiệm được hết các tính năng của trò chơi.

Có nên bật đồng bộ dọc không
Giftcode là gì? Tổng hợp thông tin về Giftcode có thể bạn chưa biết

Giftcode đã quá quen thuộc với người chơi game, thế nhưng họ cũng chỉ biết sử dụng Giftcode để nhận quà tặng từ nhà phát hành nhưng chưa thật sự hiểu Giftcode là gì? Để giải đáp vấn đề này bạn hãy tham khảo trong bài viết sau đây nhé

Giftcode là gì?

Có nên bật đồng bộ dọc không